Liên hợp quốc: Đất trên thế giới đang chịu 'áp lực vô cùng lớn'

Đất cung cấp 95% lương thực nhưng bị hủy hoại do ô nhiễm công nghiệp, nông nghiệp, khai thác mỏ và đô thị, báo cáo ô nhiễm của Liên hợp quốc cho biết.

4928-091217_689.jpg

Thuốc diệt cỏ Glyphosate được phun tại một cánh đồng ngô ở tây bắc nước Pháp. Ảnh: Getty.

Báo cáo cho biết, kể từ năm 2000 sản lượng hóa chất công nghiệp trên toàn cầu mỗi năm đã tăng gấp đôi lên 2,3 tỷ tấn và dự kiến ​​sẽ tăng gần gấp đôi vào năm 2030, có nghĩa là ô nhiễm đất dự kiến ​​sẽ tiếp tục gia tăng. Liên Hợp Quốc cũng cảnh báo về các chất gây ô nhiễm mới bao gồm dược phẩm, chất kháng khuẩn dẫn đến vi khuẩn kháng thuốc và nhựa.

Theo báo cáo, mặc dù còn đóng vai trò là kho dự trữ cacbon lớn nhất, sau đại dương, và do đó đất rất quan trọng trong việc chống lại cuộc khủng hoảng khí hậu. Nhưng ô nhiễm công nghiệp, khai thác mỏ, canh tác và quản lý chất thải kém đang đầu độc đất đai, do nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” không tồn tại ở nhiều quốc gia.

Báo cáo viết, các chất gây ô nhiễm bao gồm kim loại, xyanua, DDT và các loại thuốc trừ sâu khác, và các hóa chất hữu cơ tồn tại lâu dài như PCB, làm cho thực phẩm và nước không an toàn, làm giảm năng suất của các cánh đồng và gây hại cho động vật hoang dã. Tuy nhiên, "hầu hết các chất ô nhiễm thải ra trong đất không dễ dàng định lượng được và do đó thiệt hại thực sự vẫn chưa chắc chắn", báo cáo nhấn mạnh

Qu Dongyu, người đứng đầu Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) cho biết: “Đất đai toàn cầu đang chịu áp lực vô cùng lớn. Lớp vỏ mỏng này của bề mặt Trái đất, đất, hỗ trợ tất cả sự sống trên cạn và tham gia vào nhiều dịch vụ hệ sinh thái quan trọng cần thiết cho môi trường cũng như sức khỏe và hạnh phúc của con người.”

Inger Andersen, người đứng đầu Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UHEP), phát biểu: “Ô nhiễm đất có thể không nhìn thấy ngay bằng mắt nhưng nó ảnh hưởng đến thực phẩm chúng ta ăn, nước chúng ta uống và không khí chúng ta thở. Ô nhiễm không có biên giới - chất gây ô nhiễm di chuyển qua đất, không khí và nước.

"Đã đến lúc kết nối lại với đất của chúng ta, vì đó là nơi khởi nguồn cho thức ăn của chúng ta", bà nói. “Ô nhiễm đất không còn là một thực tế tiềm ẩn. Hãy để tất cả chúng ta là một phần của giải pháp cho ô nhiễm đất”.

Theo các nhà khoa học thực hiện một báo cáo khác của Liên hợp quốc về đa dạng sinh học đất, tương lai của đất trông có vẻ “ảm đạm” và tình trạng của đất đai ít nhất cũng quan trọng như tình trạng khẩn cấp về khí hậu và sự tàn phá của thế giới tự nhiên trên mặt đất.

Các nhà khoa học cho biết, kể từ cuộc Cách mạng Công nghiệp, khoảng 135 tỷ tấn đất đã bị mất khỏi đất canh tác và do phải mất hàng nghìn năm để hình thành đất, nên việc bảo vệ và phục hồi khẩn cấp các loại đất vẫn vô cùng cần thiết.

Báo cáo mới của Liên hợp quốc kết luận: “Các chất gây ô nhiễm đất có thể gây ra những hậu quả không thể khắc phục đối với sức khỏe con người và hệ sinh thái”. Nguồn gây ô nhiễm đất lớn nhất khác nhau tùy theo khu vực. Vấn đề lớn nhất là ô nhiễm công nghiệp ở Tây Âu và Bắc Mỹ, ô nhiễm nông nghiệp ở châu Á, Mỹ Latinh và Đông Âu, và khai thác mỏ ở châu Phi cận Sahara. Ở Bắc Phi và vùng Cận đông, ô nhiễm đô thị là nguồn ô nhiễm đơn lẻ lớn nhất.

“Bước cơ bản để xác định bên chịu trách nhiệm về ô nhiễm vẫn còn thiếu ở nhiều nước", báo cáo viết. “Ô nhiễm đất dự kiến ​​sẽ gia tăng trừ khi có sự thay đổi nhanh chóng trong mô hình sản xuất và tiêu dùng và cam kết chính trị hướng tới một nền quản lý bền vững thực sự, nơi thiên nhiên được tôn trọng hoàn toàn”.

Làm thế nào đất mang lại giải pháp hy vọng cho cuộc khủng hoảng khí hậu?
Báo cáo mới của Liên hợp quốc cho rằng, “Cần có cam kết chính trị, kinh doanh và xã hội lớn hơn để tìm kiếm các giải pháp thay thế cho việc sử dụng các chất gây ô nhiễm độc hại cao và tăng cường đầu tư vào nghiên cứu, phòng ngừa và khắc phục hậu quả”, đồng thời lưu ý rằng việc dọn dẹp sau khi ô nhiễm xảy ra có thể tiêu tốn hàng trăm triệu USD. Đất của thế giới cũng đang bị phá hủy bởi các yếu tố khác bao gồm xói mòn, axit hóa, nhiễm mặn và nén chặt.

Một báo cáo năm 2017 cho thấy một phần ba diện tích đất trên hành tinh đang bị suy thoái nghiêm trọng và đất màu mỡ đang bị mất đi với tốc độ 24 tỷ tấn mỗi năm. Bộ trưởng Môi trường của Vương quốc Anh cho biết vào năm 2017 rằng chỉ còn 30 đến 40 năm nữa là nước Anh có thể "cơ bản bị xóa sổ độ phì nhiêu của đất" ở các nơi.

Bình luận

FAO: Giá lương thực, thực phẩm thế giới giảm trong tháng 4/2022

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) ngày 6/5 thông báo giá lương thực thực phẩm thế giới giảm trong tháng 4/2022 sau khi tăng vọt trong tháng trước đó, dẫn đến giá dầu thực vật và ngũ cốc giảm.

Cần sa đang là cây trồng lợi nhuận thứ 5 ở Mỹ

Với mục đích phục vụ tiêu khiển hiện đã hợp pháp ở 18 bang, cần sa đang là một loại cây hái ra tiền của nông dân và có lợi nhuận chắc chắn tại Mỹ.

Thiếu thức ăn chăn nuôi, Thái Lan hủy lệnh kiểm soát nhập khẩu

Bộ Thương mại Thái Lan vừa đề xuất chính phủ hàng loạt các giải pháp mới nhằm tăng cường nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong thời gian 3 tháng.

Xuất hiện trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm H3N8 đầu tiên trên người

Ủy ban Y tế Trung Quốc xác nhận, lần đầu tiên chủng virus cúm gia cầm H3N8 đã được phát hiện ở người, tại tỉnh Hà Nam, miền Trung nước này.

Vì sao rừng già quan trọng?

Rừng già vừa là điểm nóng sinh thái, vừa cung cấp nước sạch cho con người và là nguồn hút carbon chính giúp chống biến đổi khí hậu.

Giá lương thực tăng vọt có thể để lại hậu quả rất lớn

Một khi không ai có thể biết được cuộc xung đột Nga- Ukraine còn kéo dài bao lâu, các tác động của nó đến phần còn lại của thế giới là sẽ rất nghiêm trọng.

Từ 28/4, Indonesia sẽ cấm xuất khẩu dầu cọ thô và dầu ăn

Bộ Công Thương cho biết, theo tuyên bố của Tổng thổng Indonesia Joko Widodo (Jokowi) vào chiều ngày 24/4/2022, kể từ ngày 28/4/2022 tới đây, nước này sẽ cấm xuất khẩu toàn bộ dầu cọ thô (CPO) và dầu ăn với thời hạn cấm không xác định.

Phân bón truyền thống 'đánh bại' phân bón công nghiệp

Trong cuộc thử nghiệm kiểm tra sức khỏe đất mang tính “đối đầu” giữa phân bón công nghiệp và phân bón truyền thống cho thấy, lối cũ khiến đất đai trở nên màu mỡ hơn.

Đài Loan cấm nhập thuốc trừ sâu chứa hoạt chất chlorpyrifos

Tất cả các sản phẩm thuốc trừ sâu có chứa hoạt chất chlorpyrifos, được cho là gây hại đến hệ thần kinh của trẻ nhỏ sẽ được Đài Loan cấm nhập khẩu và sản xuất.

Các vựa sản xuất lương thực lớn không chỉ lo phân bón

'Hiện vẫn còn quá sớm để đánh giá về thị trường phân bón thế giới ảnh hưởng đến mùa vụ năm nay, nhưng có rất nhiều yếu tố khác khiến nông dân phải lo lắng'.