Liên kết sản xuất lúa đạt tiêu chuẩn hữu cơ USDA của Mỹ

Hiện tỉnh Kiên Giang đang có 2 tổ chức nông dân sản xuất lúa đạt chứng nhận hữu cơ USDA của Mỹ, mang lại giá trị gia tăng cao.

Kiên Giang là tỉnh có diện tích sản xuất lúa đứng đầu cả nước, với diện tích gieo trồng hàng năm trên 720.000 ha, sản lượng đạt hơn 4,5 triệu tấn. Trong đó, vùng U Minh Thượng chủ yếu là sản xuất luân canh một vụ lúa, một vụ tôm (lúa – tôm), rất thích hợp cho sản xuất lúa theo quy trình hữu cơ, VietGAP, GlobalGAP…  

lua-huu-co-3-173508_710.jpg

Nông dân huyện An Minh thu hoạch lúa canh tác trên nền đất nuôi tôm, đạt tiêu chuẩn hữu cơ USDA của Mỹ, được doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu với giá cao. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Nguyễn Văn Tùng, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện An Minh cho biết, địa phương có diện tích vùng quy hoạch sản xuất lúa – tôm 38.900 ha, chia thành 2 khu vực chính. Khu vực từ kênh Chống Mỹ đến kênh xáng Xẻo Rô, với diện tích 21.600 ha. Khu vực từ kênh xáng Xẻo Rô đến kênh KT5, diện tích sản xuất khu vực này khoảng 17.300 ha.

Thời gian qua, sản xuất lúa của huyện chuyển đổi có hiệu quả theo mô hình lúa - tôm, nâng dần hình thức nuôi lên “tôm - lúa có cải tiến”, kết hợp nuôi tôm càng xanh hoặc cua biển. Canh tác lúa bằng các giống chất lượng như: OM 5451, ST 5, ST 24, ST25, BN1. Nhiều tổ chức nông dân (hợp tác xã) đã liên kết ký hợp đồng tiêu thụ lúa với các Công ty Đại Dương Xanh (lúa hữu cơ ST 5), Tập đoàn Lộc trời (lúa BN1), Công ty Hồ Quang Trí (ST 24), tạo ra chuỗi giá trị hiệu quả, bền vững.

Theo ông Tùng, các mô hình liên kết sản xuất lúa theo các tiêu chuẩn quốc tế được địa phương triển khai thực hiện từ năm 2017 và mở rộng dần diện tích cho tới nay. Nếu như ban đầu diện tích chỉ khiêm tốn chưa tới 10 ha thì đến năm 2019, Công ty Đại Dương Xanh thực hiện mô hình lúa hữu cơ 270 ha, giống lúa ST5 đối với Hợp tác xã Thạnh An và Thạnh Hòa (xã Đông Thạnh), Hợp tác xã Thuận Phát (xã Đông Hưng), lợi nhuận ròng nông dân đạt được trên 22 triệu đồng/ha.

Năm nay, Công ty Đại Dương Xanh tiếp tục liên kết duy trì thực hiện mô hình lúa hữu cơ, có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với Hợp tác xã Thạnh An và Thuận Phát, diện tích 358 ha, với giống lúa ST5 và lúa tím. Vụ mùa năm nay thời tiết thuận lợi, lúa phát triển tốt, hiện nông dân đã bắt đầu vào vụ thu hoạch.

Ông Tùng đánh giá: “Công tác phối hợp triển khai mô hình sản xuất lúa hữu cơ khá thuận lợi, được người dân đồng tình, mong muốn mở rộng thêm diện tích ký hợp đồng tiêu thụ sản xuất lúa theo chuẩn hữu cơ. Huyện An Minh cũng đã chủ trì toạ đàm, mời các đơn vị có liên quan để cùng chia sẻ, tháo gỡ khó khăn để phát triển sản xuất trong thời gian tới”.

Chứng nhận hữu cơ của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, Ủy ban Hữu cơ Quốc gia (USDA) là chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ nghiêm ngặt nhất... Cơ quan này yêu cầu sản phẩm chứa 95% thành phần hữu cơ mới được sử dụng logo của họ. Đối với cây trồng hữu cơ, chứng nhận USDA xác nhận các tia bức xạ, bùn thải, phân bón tổng hợp, thuốc trừ sâu bị cấm, các sinh vật biến đổi gen không được sử dụng.

lua-huu-co-1-173507_480.jpg

Liên kết với doanh nghiệp sản xuất lúa đạt tiêu chuẩn hữu cơ USDA của Mỹ, đã giúp nâng cao giá trị, mang lại thu nhập cao cho nhà nông. Ảnh: Trung Chánh.

Phong trào đầu tư vào nông nghiệp, trong đó có đầu tư vào sản xuất lúa tại Kiên Giang thời gian qua phát triển khá mạnh.

Ông Lê Hữu Toàn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, trong 4 năm (2017-2020) đã có 290 doanh nghiệp được cấp đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, với tổng vốn đăng ký là 2.490 tỷ đồng. Đặc biệt, đã thu hút được một số doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp hàng hóa, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao như: Công ty CP Trung Sơn (nuôi trồng và chế biến thủy sản), Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo), Công ty CP Nông trại sinh thái (liên kết sản xuất và tiêu thụ rau sạch).…

lua-huu-co-2-173505_223.jpg

Thời gian qua, tỉnh Kiên Giang đã thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao vào sản suất lúa, đạt tiêu chuẩn hữu cơ. Ảnh: Trung Chánh.

Công tác khuyến nông, xây dựng thương hiệu hàng hóa nông sản được tỉnh quan tâm, đầu tư, có bước phát triển vượt bậc. Thông qua các chương trình, dự án của Trung ương và địa phương, đã chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới về cây trồng, vật nuôi, phương thức canh tác mới. Từ đó, góp phần nâng cao nhận thức của nông dân trong sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị thu nhập. Năm 2020, toàn tỉnh đã có 21 sản phẩm nhãn hiệu tập thể chủ yếu có nguồn gốc từ nông nghiệp. Những sản phẩm này đã và đang tham gia vào thị trường và được đánh giá cao như: Khóm Tắc Cậu, khô cá sặc rằn U Minh Thượng, sò huyết An Biên - An Minh, hồ tiêu Phú Quốc, Hà Tiên, gạo một bụi trắng U Minh Thượng…

"Đến nay, đã có nhiều sản phẩm nông nghiệp của Kiên Giang được chứng nhận theo tiêu chuẩn của Việt Nam, Châu Âu, Mỹ… đều có giá cao hơn sản phẩm thông thường từ 15-20% và dễ tiêu thụ, như: lúa hữu cơ, tôm, khóm VietGAP. Đặc biệt, có 2 tổ chức nông dân với mô hình sản xuất lúa hữu cơ đạt chứng nhận quốc tế USDA, 3 mô hình tôm-lúa đạt chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN-11041)”, ông Lê Hữu Toàn cho biết.

 

Bình luận

Lộ diện giải pháp Smart Farm từ Rạng Đông

Phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao, đổi mới khoa học – công nghệ được coi là một trong những giải pháp mang tính then chốt trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Cú hích chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp ở xứ trà

Chính quyền tỉnh Thái Nguyên ưu tiên ứng dụng chuyển đổi số để tạo ra đột phá trong lĩnh vực phát triển kinh tế nông nghiệp.

Đam mê nông nghiệp thuận tự nhiên

Sản xuất hoàn toàn thuận theo tự nhiên, không sử dụng bất kỳ hóa chất nào trong canh tác, sản phẩm của công ty do anh Ngọc làm giám đốc đã khẳng định chỗ đứng.

Sao Mai Super Feed nâng tầm chất lượng cá tra

Hơn 5 năm tham gia ngành hàng thức ăn thủy sản (TATS), Sao Mai Super Feed có mặt trên thị trường, được khách hàng đánh giá cao về chất lượng và giá thành phù hợp.

“Cú huých” cho ngành gỗ từ logistics

Bên cạnh những mặt tích cực đang tạo cơ hội rất lớn cho ngành công nghiệp gỗ là những khó khăn, thách thức đan xen. Ðó là, giá nguyên liệu nhập khẩu tăng cao, nhất là chi phí vận chuyển, logistics tăng liên tục thời gian qua, đến nay vẫn chưa có dấu hiệu

Dâu tây, cà chua, rau thủy canh... 'đón' khách

Với cách làm riêng, khu du lịch canh nông của gia đình ông Trần Huy Đường ở Đà Lạt (Lâm Đồng) luôn tạo điểm nhấn, thu hút khách du lịch.

Sản xuất nông nghiệp chủ động vượt thách thức

Trong 3 tháng đầu năm 2022, sản xuất nông nghiệp cả nước tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức khi giá vật tư nông nghiệp tăng cao và dịch Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu, gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm.

Ngành nông nghiệp Gia Lai mang về lợi nhuận hơn 30.000 tỉ đồng

Ngày 17.4, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai cho hay, ngành chức năng đang đẩy mạnh xây dựng chỉ dẫn địa lý để dễ dàng trong xuất khẩu ra thị trường Châu Âu theo Hiệp định EVFTA và bảo vệ sản phẩm của địa phương.

Tập đoàn Tân Long với mục tiêu 1 triệu tấn gạo chất lượng cao

Tập đoàn Tân Long xác định hợp tác xã là mắt xích đặc biệt quan trọng trong chuỗi giá trị lúa gạo nhằm giảm các khâu trung gian, tăng lợi ích cho nông dân.

Công nghệ - sức bật cho đam mê nông nghiệp: Đầu tư nhiều, gặt hái lớn

Mỗi năm, Unifarm chi số tiền khoảng 3% tổng doanh thu để đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ. Và thành quả thu được cũng tương xứng.