'Lội ngược dòng' cuối năm, nhiều tỉnh, thành xuất khẩu thủy sản dẫn đầu cả nước

Đại dịch COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng khiến cộng đồng doanh nghiệp (DN) thủy sản lo ngại về mục tiêu 8,8 tỷ USD. Tuy nhiên, với việc lội ngược dòng ngoạn mục những tháng cuối năm, XK thủy sản Việt Nam cán đích năm 2021 vượt trên mong đợi

Trong đó Cà Mau là địa phương dẫn đầu cả nước với kim ngạch hơn 1 tỷ USD.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), sau khi tăng mạnh 23% trong tháng 11/2021, XK thủy sản tháng 12/2021 tiếp tục tăng 29% khi đạt trên 940 triệu USD, trong đó XK tất cả các sản phẩm chủ lực đều tăng mạnh, qua đó đưa kết quả XK thủy sản cả năm 2021 đạt trên 8,9 tỷ USD, tăng 6% so với năm 2020.

Cà Mau là tỉnh dẫn đầu cả nước về kim ngạch XK thủy sản năm 2021, với trên 1 tỷ USD, chiếm hơn 11% XK thủy sản của cả nước. Xếp thứ 2 là tỉnh Sóc Trăng với 986 triệu USD (chiếm gần 11%). Đứng thứ 3 là TP Hồ Chí Minh (922 triệu USD, chiếm 10%).

Trong top 5 địa phương đứng đầu còn có Đồng Tháp (kim ngạch 764 triệu USD, chiếm 8,4% cả nước) và Khánh Hòa (753 triệu USD, chiếm 8,3% cả nước).

 
Hầu hết các tỉnh/thành đều có chung xu hướng giảm mạnh XK thủy sản trong các tháng của quý III do dịch COVID-19 bùng phát mạnh. Sau đó, XK của TP Hồ Chí Minh có xu hướng hồi phục mạnh nhất, riêng tháng 12, địa phương này có doanh số XK thủy sản cao nhất năm với 127 triệu USD, cũng là mức cao nhất cả nước.

Còn XK thủy sản của Cà Mau đạt đỉnh vào tháng 10/2021 cũng với mức 127 triệu USD. Hai tháng cuối của quý IV/2021, XK thủy sản của Cà Mau tuy hồi phục so với quý III/2021 nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với quý II/2021.

Trong 20 địa phương có kim ngạch XK thủy sản hàng đầu của cả nước, vùng ĐBSCL vẫn là khu vực đóng góp nhiều nhất với 10 tỉnh/thành, ngoài 4 tỉnh kể trên còn có Cần Thơ (xếp thứ 6), Bạc Liêu (7), Kiên Giang (9), Long An (10), Tiền Giang (11), An Giang (12) và Hậu Giang (13).

Tiếp đến là vùng Đông Nam Bộ, ngoài TP Hồ Chí Minh còn có Bà Rịa – Vũng Tàu (xếp thứ 8), Đồng Nai (17) và Bình Dương (20). Miền Trung có Bình Thuận (14), Đà Nẵng (15), Bình Định (16) và Phú Yên (19). Miền Bắc có Hưng Yên (xếp thứ 18).

xk-1443.jpg


Top 20 địa phương XK thủy sản đứng đầu cả nước năm 2021. Ảnh: VASEP
 
Trong các mặt hàng thủy sản XK, tôm vẫn là sản phẩm số 1. Riêng tháng 12/2021, kim ngạch XK tôm tăng 10% khi đạt khoảng 325 triệu USD, đưa tổng XK tôm cả năm đạt 3,88 tỷ USD, tăng 4%.

Trong khi đó, nhờ tăng đột phá trong tháng 12, với mức tăng trưởng khoảng 80% đạt khoảng 245 triệu USD, XK cá tra cả năm 2021 về đích vượt xa dự đoán với trên 1,6 tỷ USD, tăng 10%. Bên cạnh đó, XK cá ngừ về đích năm 2021 với 757 triệu USD; XK mực, bạch tuộc đạt trên 600 triệu USD…

Về thị trường, XK sang Trung Quốc trong tháng 12/2021 hồi phục mạnh nhất khi đạt trên 170 triệu USD, tăng 90%. Tuy nhiên, do liên tục sụt giảm từ tháng 3-10/2021 nên tổng XK thủy sản sang thị trường này năm 2021 vẫn giảm 14% so với năm 2020 khi đạt 1,17 tỷ USD. Thị trường Trung Quốc chiếm 13% tổng XK thủy sản Việt Nam (năm 2020 là 16%).

Trong khi đó, Mỹ vẫn là thị trường chiếm tỷ trọng cao nhất (23%) của XK thủy sản Việt Nam khi đạt trên 2 tỷ USD trong năm 2021, tăng 26% so với năm 2020. Riêng tháng 12/2021 đạt 176 triệu USD, tăng 32% so với cùng kỳ 2020.

Thị trường EU chiếm 12% với kim ngạch đạt trên 1 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2020. Riêng tháng cuối năm 2021, XK thủy sản sang EU cũng tăng mạnh 26% khi đạt 109 triệu USD.

Còn XK thủy sản Việt Nam sang thị trường khối Hiệp định CPTPP năm 2021 đạt gần 2,2 tỷ USD, gần tương đương so với năm 2020. Trong đó, 2 thị trường hàng đầu trong khối là Nhật Bản đạt 1,3 tỷ USD (giảm trên 6%) và Australia đạt 265 triệu USD (tăng 6%)…

 

 

Nguồn: Theo báo Tiền phong

Bình luận

Tôm rộng đường sang thị trường Trung Quốc

Trong khi nhiều nông sản xuất sang Trung Quốc đang gặp khó do chính sách "Zero Covid" của nước bạn thì xuất khẩu tôm lại tăng rất mạnh.

Đẩy mạnh xuất khẩu trà và cà phê sang thị trường Trung Quốc

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu rất tiềm năng cho nhiều mặt hàng của Việt Nam, trong đó có nhóm hàng đồ uống.

Thủy sản thích ứng tốt với "zero Covid"

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 4 tháng đầu năm xuất khẩu thủy sản ước đạt 3,6 tỉ USD, tăng tới hơn 44,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu hoa tươi Việt Nam bắt đầu có chỗ đứng ở Nhật Bản

Năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hoa tươi của Nhật Bản là 65,3 tỷ yen (tương đương 528 triệu USD) trong đó nhập khẩu hoa tươi từ Việt Nam là 45 triệu USD.

Xuất khẩu nông sản: Bộ Công Thương khuyến cáo điều gì?

Để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, Bộ Công Thương cho rằng cần sớm chuyển xuất khẩu sang chính ngạch, tức là tuân thủ toàn bộ các quy định của nước nhập khẩu.

Hàng trong nước ế ẩm, rau quả nhập khẩu vẫn tăng

Chỉ trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập 562,1 triệu USD rau quả, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu thủy sản tăng mạnh

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thủy sản đạt hơn 1 tỷ USD với mức tăng trưởng 41% so với cùng kỳ năm 2021.

Nông sản Việt mở rộng thị trường xuất khẩu

Trong xu thế phục hồi các ngành kinh tế, xuất khẩu nông sản của Việt Nam tiếp tục cho thấy đà tăng trưởng ấn tượng với mức tăng gần 16% so với 4 tháng đầu năm 2021. Đây cũng là thời điểm, Việt Nam tìm cách mở rộng thị trường, đẩy mạnh việc xuất khẩu.

Thị trường Trung Quốc và Mỹ là động lực chính cho xuất khẩu thuỷ sản quý II

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục mang về trên 1 tỷ USD với mức tăng trưởng mạnh mẽ 41% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU quý I tăng 92,9%

Hiệp định EVFTA đang được các doanh nghiệp tận dụng hiệu quả khi kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU trong Quý I/2022 tăng 92,9%.