Lúa lai giúp châu Phi đảm bảo an ninh lương thực

Từ chỗ bị cái đói đe dọa, nhiều nước châu Phi giờ tự chủ được lương thực, thậm chí tính đến việc xuất khẩu trong tương lai vài năm nữa.

lua-lai-1419_20210527_697-165320.jpeg

Giám đốc Trang trại Hữu nghị Hồ Bắc-Gaza, Luo Haoping và một công nhân địa phương kiểm tra lúa trên cánh đồng ở ngoại ô Xaixai, thủ phủ tỉnh phía nam Gaza, Mozambique hồi năm 2010. Ảnh: Xinhua.

"Chúng tôi không còn bị đói nữa", Georges Ranaivomanana, 55 tuổi, một nông dân Madagasca, người đi đầu trong việc trồng giống lúa lai Trung Quốc ở thị trấn Mahitsy nói. Ông cũng hy vọng, người dân trên khắp đất nước sẽ được tiếp cận những hạt giống này để nâng cao mức sống, đất nước của ông thậm chí có thể mơ một ngày thành quốc gia xuất khẩu gạo trong tương lai.

Với những nông dân như Ranaivomanana, họ biết ơn "lúa lai" vì vừa giúp đảm bảo an ninh lương thực, vừa tạo ra thu nhập. Với khí hậu nhiệt đới ẩm, ánh nắng dồi dào và nguồn nước phong phú, Madagascar có truyền thống trồng và tiêu thụ lúa gạo lâu đời. Dù vậy, trước khi gieo trồng lúa lai, họ bị nạn đói đe dọa, dù có rất nhiều đất canh tác.

Do năng lực tài chính hạn chế và nền kỹ thuật nông nghiệp lạc hậu, năng suất lúa của Madagascar thấp so với mặt bằng chung thế giới. Chính phủ nước này thường xuyên phải nhập khẩu hàng trăm nghìn tấn gạo mỗi năm, nhưng vẫn không đủ để đưa người dân thoát khỏi nguy cơ đói kém.

Năm 2010, một nhóm chuyên gia Trung Quốc đã đến Madagascar, giúp lai tạo ra một giống mới cho thu hoạch 10,8 tấn/ha, vượt xa năng suất lúa của địa phương. Sau đó, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Lúa lai Quốc gia Trung Quốc đã mở một trung tâm nghiên cứu ở Madagascar để chọn lọc các giống lúa lai dựa trên môi trường sinh thái đa dạng của quốc đảo, nhằm tìm ra một cây trồng cho năng suất cao hơn.

lua-lai-1504_20210527_273-165324.jpeg

Phụ nữ trồng lúa ở Ambatondrazaka, Madagascar hồi năm 2015. Ảnh: Xinhua.

Madagascar không phải quốc gia duy nhất biết ơn lúa lai. Tại bang Kebbi, Tây Bắc Nigeria, chuyên gia Trung Quốc Wang Xuemin đứng trên một cánh đồng, xung quanh là những cây lúa xanh tốt. "Năm nay, chúng tôi đang sử dụng một công nghệ tưới mới, giúp giảm đáng kể nhân công và các chi phí khác", ông nói.

Wang sang Nigeria từ 16 năm trước, khi ấy mới ngoài 30. Giờ ông đã vào tuổi trung niên, nhưng cảm xúc mỗi khi nhìn những cánh đồng bội thu ở nơi từng bị coi là điểm tối lương thực vẫn như ngày nào. Ông bảo, đất đai, khí hậu và phương pháp canh tác lúa ở Nigeria rất khác so với ở Trung Quốc. Dù Trung Quốc có bước đột phá ngoạn mục về lúa lai, khi tăng năng suất từ 4,5 lên 15 tấn/ha, điều ấy chưa chắc đúng tại châu Phi.

Năm 2006, khi Wang và các đồng nghiệp lần đầu xuống giống, kỹ thuật quản lý đồng ruộng và thiết bị canh tác quy mô lớn của họ không thể thích ứng với môi trường Nigeria, nơi hàng trăm hecta đất gần như bị cỏ dại nuốt trọn. "Chúng tôi đã gặp vô vàn khó khăn khi bắt đầu. Dù vậy, trải nghiệm tại đây dạy chúng tôi, rằng cần liên tục đổi mới kỹ thuật để phù hợp với tình hình địa phương", ông bày tỏ.


Sau hơn 10 năm nghiên cứu, trang trại của Wang hiện là trung tâm đào tạo và sản xuất cơ giới hóa lớn bậc nhất Nigeria, với hơn 1.000 nông dân và nhân viên quản lý máy móc nông nghiệp.

lua-lai-1458_20210527_934-165326.jpeg

Một chuyên gia Trung Quốc hướng dẫn các kỹ thuật viên nông nghiệp người Burundi sản xuất lúa tại làng Ninga, tỉnh Bubanza. Ảnh: Xinhua.

Hai quốc gia kể trên cùng nhiều nước châu Phi khác thừa hưởng những thành tựu của nền nông nghiệp Trung Quốc, đi đầu là cố Giáo sư Viên Long Bình, người được xem là "cha đẻ lúa lai". Gần nhất, vào năm 2016, ông đón 6 nhà khoa học người Kenya đến Trung Quốc theo một chương trình trao đổi kéo dài hai tháng về sản xuất lúa lai. Tại đất nước tỷ dân, họ thăm Viện Công nghệ cao Nông nghiệp của cố Giáo sư Viên Long Bình có trụ sở tại Hồ Nam và tìm hiểu về các công nghệ sản xuất giống lúa năng suất cao của nước này.

Khi về nước, Gladys Mwafungo cùng các đồng nghiệp bắt đầu tuyên truyền và tư vấn cho chính quyền địa phương, cũng như Chính phủ Kenya về sự cần thiết của việc áp dụng các công nghệ trồng lúa hiện đại. 

Với châu Phi, "cha đẻ lúa lai" bắt đầu giúp đỡ lục địa đen từ việc thúc đẩy trồng các giống lai năng suất cao hồi đầu thập niên 1980. Lúc ấy, tại các nước như Madagascar, Nigeria, Kenya và Ai Cập, nhóm của Viên đã giúp các chuyên gia địa phương tập hợp công nghệ hiện đại để sản xuất lúa gạo. Ngoài ra, ông còn mời hàng trăm nhà khoa học trẻ châu Phi đến Trung tâm nghiên cứu của ông ở Hồ Nam để cập nhật các công nghệ nông nghiệp mới.

Nhờ ông Viên, sau một thập niên thí điểm các giống cải tiến, năng suất lúa ở Madagascar, Nigeria hay Kenya đạt sản lượng trung bình 7 tấn/ha, cao gần gấp ba so với các giống địa phương (khoảng 2,5 tấn/ha). Người dân không chỉ đủ lương thực mà còn có sản phẩm thặng dư để bán, trang trải một phần nhu cầu thiết yếu như nhà ở, phương tiện đi lại.

Những năm gần đây, do tuổi cao, ông Viên ít có dịp quay lại châu Phi. Tuy nhiên, ông vẫn để lại một di sản phong phú cho lục địa này, từ công nghệ cho tới mạng lưới gieo trồng. Noi theo tinh thần của ông, các nhà khoa học Kenya đã liên tục tìm tòi, cải tiến những giống lúa mới, phù hợp hơn với điều kiện thổ nhưỡng tại địa phương. Dù Kenya và phần lớn các nước châu Phi vẫn trong nguy cơ mất an ninh lương thực, họ chỉ gặp thách thức thật sự dưới tác động của Covid-19.

Do vai trò đặc biệt trong việc thúc đẩy an ninh lương thực ở châu Phi, cố Giáo sư Viên Long Bình nhận Giải thưởng Hữu nghị Trung Quốc - Châu Phi vào năm 2012.
Bên cạnh hỗ trợ đào tạo, các chuyên gia Trung Quốc còn giúp Kenya xây dựng Trung tâm Nghiên cứu Trung-Phi có trụ sở tại Juja. Đây là nơi cung cấp các nhân tài và chuyển giao công nghệ từ Trung Quốc thông qua những hội thảo nông nghiệp. Thông qua Trung tâm do Viện Khoa học Trung Quốc đồng thực hiện, Kenya có thể tiếp thu những ý tưởng và công nghệ đã giúp Bắc Kinh đủ lương thực.

Bình luận

FAO: Giá lương thực, thực phẩm thế giới giảm trong tháng 4/2022

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) ngày 6/5 thông báo giá lương thực thực phẩm thế giới giảm trong tháng 4/2022 sau khi tăng vọt trong tháng trước đó, dẫn đến giá dầu thực vật và ngũ cốc giảm.

Cần sa đang là cây trồng lợi nhuận thứ 5 ở Mỹ

Với mục đích phục vụ tiêu khiển hiện đã hợp pháp ở 18 bang, cần sa đang là một loại cây hái ra tiền của nông dân và có lợi nhuận chắc chắn tại Mỹ.

Thiếu thức ăn chăn nuôi, Thái Lan hủy lệnh kiểm soát nhập khẩu

Bộ Thương mại Thái Lan vừa đề xuất chính phủ hàng loạt các giải pháp mới nhằm tăng cường nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong thời gian 3 tháng.

Xuất hiện trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm H3N8 đầu tiên trên người

Ủy ban Y tế Trung Quốc xác nhận, lần đầu tiên chủng virus cúm gia cầm H3N8 đã được phát hiện ở người, tại tỉnh Hà Nam, miền Trung nước này.

Vì sao rừng già quan trọng?

Rừng già vừa là điểm nóng sinh thái, vừa cung cấp nước sạch cho con người và là nguồn hút carbon chính giúp chống biến đổi khí hậu.

Giá lương thực tăng vọt có thể để lại hậu quả rất lớn

Một khi không ai có thể biết được cuộc xung đột Nga- Ukraine còn kéo dài bao lâu, các tác động của nó đến phần còn lại của thế giới là sẽ rất nghiêm trọng.

Từ 28/4, Indonesia sẽ cấm xuất khẩu dầu cọ thô và dầu ăn

Bộ Công Thương cho biết, theo tuyên bố của Tổng thổng Indonesia Joko Widodo (Jokowi) vào chiều ngày 24/4/2022, kể từ ngày 28/4/2022 tới đây, nước này sẽ cấm xuất khẩu toàn bộ dầu cọ thô (CPO) và dầu ăn với thời hạn cấm không xác định.

Phân bón truyền thống 'đánh bại' phân bón công nghiệp

Trong cuộc thử nghiệm kiểm tra sức khỏe đất mang tính “đối đầu” giữa phân bón công nghiệp và phân bón truyền thống cho thấy, lối cũ khiến đất đai trở nên màu mỡ hơn.

Đài Loan cấm nhập thuốc trừ sâu chứa hoạt chất chlorpyrifos

Tất cả các sản phẩm thuốc trừ sâu có chứa hoạt chất chlorpyrifos, được cho là gây hại đến hệ thần kinh của trẻ nhỏ sẽ được Đài Loan cấm nhập khẩu và sản xuất.

Các vựa sản xuất lương thực lớn không chỉ lo phân bón

'Hiện vẫn còn quá sớm để đánh giá về thị trường phân bón thế giới ảnh hưởng đến mùa vụ năm nay, nhưng có rất nhiều yếu tố khác khiến nông dân phải lo lắng'.