Lúa mì châu Âu giảm phẩm chất vì gặp mưa quá nhiều
Liên minh châu Âu, khu vực xuất khẩu lúa mì số 2 thế giới, đang nhận lượng mưa gấp đôi bình thường trong tháng qua.
Mưa quá nhiều làm ảnh hưởng nặng tới phẩm chất lúa mì của châu Âu. Ảnh minh họa: iStock.
Vào đầu tháng 6, nông dân trồng lúa mì người Romania, Costin Telehuz đã tràn đầy niềm lạc quan, đặc biệt là sau đợt hạn hán nghiêm trọng năm ngoái. Thế nhưng thật không may, những cơn mưa xuất hiện làm giảm đi sự lạc quan đó.
Những trận mưa như trút nước kéo dài ba tuần đã làm ảnh hưởng đến chất lượng lúa mì thu hoạch. Giờ đây, ông chỉ có thể mong đợi một nửa vụ mùa của mình có đủ chất lượng để tạo ra loại bột dai dùng trong các sản phẩm bánh mì, khác với phần lớn vụ lúa mì đủ chất lượng làm bột bánh mì trong một năm bình thường. Phần lớn lúa mì còn lại trong năm nay sẽ trở thành thức ăn chăn nuôi, với mức giá thấp hơn.
Bức tranh tương tự cũng diễn ra ở những nơi khác ở Liên minh châu Âu như với các vùng trồng lúa mì của Pháp hay Đức.
Trong khi Strategie Grains nhận thấy sản lượng phục hồi khoảng 12% trong năm nay sau trận mưa rào mùa xuân, mưa đã gây ra hậu quả xấu ngay khi bắt đầu vụ thu hoạch, do làm lúa mì có nguy cơ mắc bệnh nấm và làm chết máy kéo trên những cánh đồng ngập nước.
Vincent Braak, nhà phân tích tại Strategie Grains, cho biết: “Chúng tôi kỳ vọng sẽ có một sự phục hồi rất lớn đối với vụ trồng ở EU. Nhưng 'một phần đáng kể' của vụ thu hoạch có thể sẽ phải chuyển từ xay xát sang làm thức ăn chăn nuôi".
Mặc dù có thể đe dọa đến doanh số bán hàng cho các thị trường quan trọng có tiêu chuẩn cao như Bắc Phi, nhưng dẫu sao vẫn còn một số tín hiệu đáng mong đợi. EU dự kiến lúa mì xuất khẩu sẽ tăng 11% và khối này là đối thủ cạnh tranh chính với Bắc Mỹ (đang bị hạn hán) và hay Nga, nơi công thức tính thuế xuất khẩu trở nên phức tạp. Ngoài ra, thậm chí nhu cầu về lúa mì có chất lượng thấp hơn cũng có khả năng cao hơn do nguồn cung ngũ cốc toàn cầu đang bị thắt chặt.
Các khu vực của châu Âu trong những ngày gần đây đã chứng kiến một số trận lũ lụt kinh hoàng nhất trong nhiều thập kỷ. Giới khoa học cảnh báo rằng các hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ gia tăng khi hành tinh ấm lên. Dự báo thời tiết ẩm ướt hơn bình thường trên khắp nước Đức từ ngày 26/7 đến đầu tháng 8, một nhà dự báo quốc gia cho biết.
Giá lúa mì xay xát đã kéo dài đà tăng lên mức cao nhất trong một tháng tại Paris, trong khi hợp đồng tương lai tại Chicago hướng tới mức tăng hàng tuần lớn nhất trong sáu năm do lo ngại về thời tiết bất lợi ở hai bên bờ Đại Tây Dương.
Dưới đây là mô tả một số đặc điểm vụ thu hoạch lúa mì đang hình thành trên khắp châu Âu:
Pháp lo ngại
Theo Arthur Portier, cố vấn cho Agritel có trụ sở tại Paris, việc thu hoạch đã bị trì hoãn, nhưng sản lượng lúa mì dự kiến vẫn trên mức trung bình - miễn là ngừng mưa. Tuy nhiên, có một mối đe dọa đối với chất lượng ngũ cốc, yếu tố quan trọng đối với việc giao dịch với một số khách hàng lớn như Algeria.
Theo văn phòng nông nghiệp FranceAgriMer, chi phí vận chuyển cao cũng có thể ảnh hưởng đến việc bán hàng cho thị trường ở xa. Thời tiết dự kiến sẽ khô hơn vào tuần tới, đây là tin tức tốt cho nông dân ở những vùng trồng trọt hàng đầu của Liên minh Châu Âu.
Đức ngập lụt
Nước xuất khẩu lúa mì lớn thứ hai của EU cũng gặp rủi ro do các vấn đề vi khuẩn và nấm bệnh. Mưa làm gián đoạn việc thu hoạch lúa mạch – thường diễn ra trước lúa mì - và nhiều trận mưa rào lớn hơn sẽ khiến thời gian thu hoạch kéo dài, nhóm hợp tác DRV cho biết.
Johann Meierhoefer, người đứng đầu bộ phận nông nghiệp tại DBV, cho biết: “Chúng tôi hoàn toàn không lo ngại về số lượng. Sản lượng lúa mì vụ đông năm nay tăng 5%. Tuy nhiên, về chất lượng, thời tiết được dự báo không tốt như chúng tôi mong muốn".
Romania phục hồi
Thời tiết chắc chắn giúp tăng khối lượng thu hoạch, với sản lượng chốt của công ty buôn bán Cerealcom Dolj tăng 64% trong năm nay. Romania là một trong những nước đầu tiên ở EU bắt đầu thu hoạch và gần đây đã thống trị doanh số bán cho quốc gia nhập khẩu hàng đầu Ai Cập.
Nhưng những trận mưa rào lớn ở Romania và Bulgaria đã làm hỏng chất lượng lúa mì. Mặc dù vậy, ngũ cốc của các nước vẫn có khả năng hấp dẫn các quốc gia ở Đông Nam Á, nơi có nhu cầu mạnh về lúa mì làm thức ăn chăn nuôi.
"Thị trường Đông Nam Á cũng đang lo ngại thuế xuất khẩu của Nga có thể khiến việc mua hàng từ nước này trở nên không đáng tin cậy", Thomas Deevy, Giám đốc quản lý rủi ro của Cerealcom cho biết.
Trong khi Deevy cho biết xuất khẩu của Romania có thể tăng tốc, nông dân Telehuz mô tả tâm trạng là “hơi u ám”.
Telehuz, kinh doanh trang trại nông nghiệp ở đồng bằng Baragan, một vựa ngũ cốc lớn ở phía đông nam, cho biết: “Sẽ không phải là một vụ thu hoạch đặc biệt tồi tệ. Chúng tôi đã thực sự mong sẽ chứng kiến tương lai tươi sáng sau những gì phải chịu đựng vào năm ngoái”.
FAO: Giá lương thực, thực phẩm thế giới giảm trong tháng 4/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) ngày 6/5 thông báo giá lương thực thực phẩm thế giới giảm trong tháng 4/2022 sau khi tăng vọt trong tháng trước đó, dẫn đến giá dầu thực vật và ngũ cốc giảm.
Cần sa đang là cây trồng lợi nhuận thứ 5 ở Mỹ
Với mục đích phục vụ tiêu khiển hiện đã hợp pháp ở 18 bang, cần sa đang là một loại cây hái ra tiền của nông dân và có lợi nhuận chắc chắn tại Mỹ.
Thiếu thức ăn chăn nuôi, Thái Lan hủy lệnh kiểm soát nhập khẩu
Bộ Thương mại Thái Lan vừa đề xuất chính phủ hàng loạt các giải pháp mới nhằm tăng cường nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong thời gian 3 tháng.
Xuất hiện trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm H3N8 đầu tiên trên người
Ủy ban Y tế Trung Quốc xác nhận, lần đầu tiên chủng virus cúm gia cầm H3N8 đã được phát hiện ở người, tại tỉnh Hà Nam, miền Trung nước này.
Vì sao rừng già quan trọng?
Rừng già vừa là điểm nóng sinh thái, vừa cung cấp nước sạch cho con người và là nguồn hút carbon chính giúp chống biến đổi khí hậu.
Giá lương thực tăng vọt có thể để lại hậu quả rất lớn
Một khi không ai có thể biết được cuộc xung đột Nga- Ukraine còn kéo dài bao lâu, các tác động của nó đến phần còn lại của thế giới là sẽ rất nghiêm trọng.
Từ 28/4, Indonesia sẽ cấm xuất khẩu dầu cọ thô và dầu ăn
Bộ Công Thương cho biết, theo tuyên bố của Tổng thổng Indonesia Joko Widodo (Jokowi) vào chiều ngày 24/4/2022, kể từ ngày 28/4/2022 tới đây, nước này sẽ cấm xuất khẩu toàn bộ dầu cọ thô (CPO) và dầu ăn với thời hạn cấm không xác định.
Phân bón truyền thống 'đánh bại' phân bón công nghiệp
Trong cuộc thử nghiệm kiểm tra sức khỏe đất mang tính “đối đầu” giữa phân bón công nghiệp và phân bón truyền thống cho thấy, lối cũ khiến đất đai trở nên màu mỡ hơn.
Đài Loan cấm nhập thuốc trừ sâu chứa hoạt chất chlorpyrifos
Tất cả các sản phẩm thuốc trừ sâu có chứa hoạt chất chlorpyrifos, được cho là gây hại đến hệ thần kinh của trẻ nhỏ sẽ được Đài Loan cấm nhập khẩu và sản xuất.
Các vựa sản xuất lương thực lớn không chỉ lo phân bón
'Hiện vẫn còn quá sớm để đánh giá về thị trường phân bón thế giới ảnh hưởng đến mùa vụ năm nay, nhưng có rất nhiều yếu tố khác khiến nông dân phải lo lắng'.
Bình luận