Lúa sạch - tôm ngon, tầm nhìn ‘chuẩn’ ở vùng mặn
Đại dịch bùng phát, nhưng là thời điểm 98 nông hộ ở U Minh Thượng, Giang Thành, An Biên (Kiên Giang) nhận biết đầy đủ, chính xác về giá trị mô hình tôm - lúa.
Thu hoạch tôm từ mô hình tôm – lúa. Ảnh: HCP.
Sống khỏe ở vùng mặn
Công ty TNHH Nông nghiệp hữu cơ Lúa Tôm xây dựng mô hình tôm - lúa đầu tiên từ năm 2018, ban đầu chỉ 24 hộ tham gia với khoảng 70ha ở U Minh Thượng.
Vùng nguyên liệu này được chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ EU (Liên minh Châu Âu) và USDA (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ) vào năm 2021. Anh Huỳnh Chí Phương, Giám đốc Công ty TNHH Nông nghiệp hữu cơ Lúa Tôm, cho biết: “Hạn hán, mặn xâm nhập (2016) chưa từng có trong gần 100 năm qua khiến sinh kế nông dân trồng lúa ven biển xuống thấp, nhiều người “đi Bình Dương”, có vẻ như thời cơ” chín muồi” để tôi thuyết phục những nông dân từng làm 2 vụ lúa chuyển hẳn sang mô hình tôm - lúa. Thực ra, lúc đầu, dù chính quyền, công ty (bên mua) giải thích cách làm, hứa hỗ trợ giống, cử chuyên gia về tập huấn kỹ thuật… nông dân vẫn không tin”.
Hai năm nay, giá phân hóa học tăng cao, mô hình này không chịu áp lực tăng giá vật tư nên “thuyết khách” Huỳnh Chí Phương càng có lý khi nói về sự cần thiết phải thay đổi. Nhưng mọi thứ vẫn chưa thật chắc chắn khi gạo được khen ngon, sạch nhưng giá bán chưa có nhiều khác biệt so với các mô hình canh tác lúa 2 - 3 vụ/năm.
Hiện nay, cả lúa ST24, ST25 và giống lúa tím than hữu cơ đều bán được 8.000 đồng/kg trở lên trong khi các giống khác chỉ khoảng 5.000 - 6.000 đồng/kg. Công ty mua lúa cao hơn giá thị trường 1.500 đồng/kg, nhưng nếu chỉ dựa vào sự thay đổi nho nhỏ từ giá lúa sẽ khó kích hoạt mô hình.
Nhờ gắn bó với U Minh Thượng từ năm 2008, Phương đưa ra phương án nuôi trồng theo sự thay đổi tự nhiên. Khi mặn xâm nhập, từ tháng giêng đến tháng 8, bà con có thể dẫn nước mặn vào ruộng để nuôi tôm thẻ, tôm sú. Vào mùa mưa, nông dân trữ nước mưa rửa mặn, trồng lúa xen canh với nuôi tôm càng xanh. Dưỡng chất từ nuôi tôm là nguồn thức ăn tự nhiên cho lúa. Sau mỗi vụ tôm, chất mùn bã hữu cơ, vi sinh vật và thức ăn dư thừa của con tôm là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho cây lúa. Ngược lại, sau vụ lúa, đất được cải tạo, môi trường thuận lợi nên tôm nuôi mau lớn, ít gặp rủi ro và dịch bệnh.
Anh Phương khẳng định: “Không xài thuốc bảo vệ thực vật, không cần phân hóa học nên cơm gạo tím, gạo ST24, ST25 nhai có vị ngọt, thơm ngon, cứ nhai chậm và thưởng thức”.
Tính toán thực tế để thay đổi
Quá trình sản xuất lúa được thực hiện theo tiêu chuẩn hữu cơ có sự giám sát chặt chẽ của công ty Lúa Tôm , vừa tạo nguồn cung sản phẩm ngon, lành vừa giảm chi phí trung gian nên giá thành thấp hơn 30 - 40% so với giá thị trường mà thu nhập của nông dân lại tăng lên. Giá gạo ổn định, người sản xuất và khách hàng cùng hưởng lợi.
Năng suất tôm từ 150 - 200 kg/ha tùy mật độ con giống thả nuôi; lúa hữu cơ khoảng 4,5 tấn/ha; lợi nhuận từ tôm 60 - 65 triệu đồng/ha/năm; lợi nhuận lúa khoảng 35 - 40 triệu đồng/ha. Tổng cộng trên 100 triệu đồng/ha/ năm. Hiện nay, chính quyền địa phương hỗ trợ thành điểm đến an lành, gợi mở làm điểm nhấn thu hút tour du lịch sinh thái bền vững, tạo thêm nguồn thu nhập cho những lao động nhàn rỗi.
Anh Huỳnh Chí Phương (bên trái) kiên trì giới thiệu sản phẩm hữu cơ từ mô hình tôm - lúa trong lớp trẻ. Ảnh: HL.
Giống là yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc chuẩn hóa mô hình. Giống ST24, ST25 có ưu điểm nổi bật: Chịu mặn, năng suất cao, thích hợp vùng ven biển; kháng bệnh tốt, thời gian sinh trưởng khoảng 90 ngày. Hạt gạo dẻo, mềm, ngon cơm; gạo tím than có hương vị đặc trưng mà các vùng canh tác thông thường không có được. Hàm lượng đạm, canxi, các vitamin nhóm B, vitamin E, chất Anthocyanin, khi ủ giàu chất Gaba… rất tốt cho sức khỏe người tiêu dùng.
Hiện nay, vùng tôm - lúa do Công ty TNHH Nông nghiệp hữu cơ Lúa Tôm xây dựng đã tăng lên hơn 540ha với 98 hộ nông dân liên kết ở Giang Thành, An Biên và U Minh Thượng. “Nông sản vùng mặn thường cho chất lượng rất ngon nhờ có đủ khoáng vi lượng, nhưng để nhân rộng mô hình này, chính quyền địa phương phải quyết tâm xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, vùng đệm sản xuất an toàn, phải khắc phục tình trạng lốm đốm da beo, thì vùng nguyên liệu tôm - lúa hữu cơ mới có thể “nở nồi”, việc chuẩn hóa mới thuận lợi”, anh Huỳnh Chí Phương nói.
Lộ diện giải pháp Smart Farm từ Rạng Đông
Phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao, đổi mới khoa học – công nghệ được coi là một trong những giải pháp mang tính then chốt trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Cú hích chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp ở xứ trà
Chính quyền tỉnh Thái Nguyên ưu tiên ứng dụng chuyển đổi số để tạo ra đột phá trong lĩnh vực phát triển kinh tế nông nghiệp.
Đam mê nông nghiệp thuận tự nhiên
Sản xuất hoàn toàn thuận theo tự nhiên, không sử dụng bất kỳ hóa chất nào trong canh tác, sản phẩm của công ty do anh Ngọc làm giám đốc đã khẳng định chỗ đứng.
Sao Mai Super Feed nâng tầm chất lượng cá tra
Hơn 5 năm tham gia ngành hàng thức ăn thủy sản (TATS), Sao Mai Super Feed có mặt trên thị trường, được khách hàng đánh giá cao về chất lượng và giá thành phù hợp.
“Cú huých” cho ngành gỗ từ logistics
Bên cạnh những mặt tích cực đang tạo cơ hội rất lớn cho ngành công nghiệp gỗ là những khó khăn, thách thức đan xen. Ðó là, giá nguyên liệu nhập khẩu tăng cao, nhất là chi phí vận chuyển, logistics tăng liên tục thời gian qua, đến nay vẫn chưa có dấu hiệu
Dâu tây, cà chua, rau thủy canh... 'đón' khách
Với cách làm riêng, khu du lịch canh nông của gia đình ông Trần Huy Đường ở Đà Lạt (Lâm Đồng) luôn tạo điểm nhấn, thu hút khách du lịch.
Sản xuất nông nghiệp chủ động vượt thách thức
Trong 3 tháng đầu năm 2022, sản xuất nông nghiệp cả nước tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức khi giá vật tư nông nghiệp tăng cao và dịch Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu, gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm.
Ngành nông nghiệp Gia Lai mang về lợi nhuận hơn 30.000 tỉ đồng
Ngày 17.4, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai cho hay, ngành chức năng đang đẩy mạnh xây dựng chỉ dẫn địa lý để dễ dàng trong xuất khẩu ra thị trường Châu Âu theo Hiệp định EVFTA và bảo vệ sản phẩm của địa phương.
Tập đoàn Tân Long với mục tiêu 1 triệu tấn gạo chất lượng cao
Tập đoàn Tân Long xác định hợp tác xã là mắt xích đặc biệt quan trọng trong chuỗi giá trị lúa gạo nhằm giảm các khâu trung gian, tăng lợi ích cho nông dân.
Công nghệ - sức bật cho đam mê nông nghiệp: Đầu tư nhiều, gặt hái lớn
Mỗi năm, Unifarm chi số tiền khoảng 3% tổng doanh thu để đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ. Và thành quả thu được cũng tương xứng.
Bình luận