Minh bạch hóa nông sản bằng QR Code

Giữa rừng sản phẩm na ná nhau để trở thành người tiêu dùng thông minh là điều rất khó nếu không có những công cụ hiện đại mà QR Code là một ví dụ

watermark_untitled-7-1635_20210525_722-152151.jpeg

Kiểm tra nguồn gốc nông sản bằng điện thoại thông minh. Ảnh: TL.

Sở NN-PTNT Hà Nội thời gian qua đã phối hợp với Trung tâm Doanh nghiệp hội nhập và phát triển (IDE) cung cấp giải pháp, phần mềm sáng chế “Quy trình xác thực chống hàng giả” bằng công nghệ CheckVN.

Đến nay, hệ thống truy xuất nguồn gốc này đã hỗ trợ, hướng dẫn và cấp tài khoản tham gia quản lý và duy trì hệ thống quản lý cho gần 3.000 cơ sở là các HTX, cơ sở sản xuất, chế biến, sơ chế, đóng gói nông sản; 766 cửa hàng kinh doanh trái cây đã được cấp biển nhận diện trái cây an toàn.

Đã hoàn thiện thủ tục quản lý và minh bạch thông tin của 653 doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội, 238 doanh nghiệp trên 35 tỉnh thành phố với 8.702 bộ mã truy xuất nguồn gốc.

Nhờ đó, góp phần đạt chỉ tiêu 80% sản phẩm của 141 chuỗi sản xuất, tiêu thụ nông lâm thủy sản an toàn đã sử dụng mã QR Code truy xuất nguồn gốc khi lưu thông ra thị trường. 80,5% các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn các quận nội thành đã sử dụng mã QR Code truy xuất nguồn gốc.

Hệ thống này còn đang được mở rộng đối với cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm theo chuỗi, các vùng trồng cây chủ lực của thành phố và các địa phương liên kết tiêu thụ sản xuất an toàn với Hà Nội.

Một số huyện như huyện Chương Mỹ, Đông Anh, Mê Linh, Phúc Thọ, Ba Vì... đã chủ động phối hợp xây dựng kế hoạch triển khai để tích hợp trên hệ thống chung toàn thành phố. Đặc biệt, huyện Mỹ Đức cũng đã đưa toàn bộ sản lượng rau sắng trên diện tích gần 50ha thuộc xã Hương Sơn tham gia hệ thống truy xuất nguồn gốc, lập chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ và bán các sản phẩm tại 4 điểm truy xuất nguồn gốc để quản lý thương hiệu tập thể “Rau sắng Chùa Hương”.

Ngoài tự sản xuất, Hà Nội cần nhập một lượng lớn nông sản từ các tỉnh, thành. Hiện nay sản phẩm của 35 tỉnh thành phố trong đó 18/21 tỉnh thành phố khu vực phía Bắc trong Ban điều phối cung ứng chuỗi rau thịt cho thành phố Hà Nội đã tham gia “Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm sản thực phẩm của thành phố Hà Nội”.

Tiêu biểu có thể kể đến vải thiều Thanh Hà của tỉnh Hải Dương, rau hoa quả của tỉnh Vĩnh Phúc, Cam Cao Phong của tỉnh Hòa Bình, Gạo thơm Hải Hậu của tỉnh Nam Định... Các tỉnh Hòa Bình, Hưng Yên, Quảng Ninh đã ứng dụng giải pháp CheckVN xây dựng hệ thống thông tin điện tử truy xuất nguồn gốc nông sản của mình.

watermark_cam-canh-1635_20210525_122-152149.jpeg

Cam Canh, một đặc sản của TP. Hà Nội. Ảnh: TL.

Năm 2019, Sở NN-PTNT Hà Nội đã thí điểm hỗ trợ cho 5 cơ sở tham gia hệ thống truy xuất nguồn để ứng dụng phần mềm trong việc quản lý luồng di chuyển của sản phẩm. Cho đến nay, nhiều doanh nghiệp trên đại bàn thành phố đang ứng dụng thành công bộ giải pháp này trong việc quản trị doanh nghiệp và quản lý, điều nghiên thị trường như: Chi nhánh công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam-NM Chế Biến Sản phẩm thịt Hà Nội, HTX Bưởi Núi Bé (huyện Chương Mỹ, Hà Nội), HTX Nông nghiệp Hữu cơ Tàm Xá, HTX Nông nghiệp Hữu cơ Tiên Dương (huyện Đông Anh, Hà Nội)...

Bên cạnh những thành công bước đầu ấy vẫn còn một số tồn tại khó khăn như sau: Hệ thống quy định pháp luật, văn bản, tài liệu hướng dẫn về cung cấp thông tin, kiến thức thiết yếu về truy xuất nguồn gốc còn chưa cụ thể. Việc nâng cao nhận thức của xã hội vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.

Công tác tuyên truyền, phổ biến cho doanh nghiệp, cơ sở về hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm sản và đăng ký mã QR Code cho sản phẩm còn gặp khó khăn do họ chưa nhận thức được những lợi ích và hiệu quả. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đối với người tiêu dùng bước đầu đang được triển khai tuy nhiên nhận thức còn nhiều hạn chế nên còn chậm, hiệu quả chưa cao.

Một số lượng lớn sản phẩm nông lâm thủy sản được bán tại các chợ truyền thống, cửa hàng kinh doanh…được lấy từ những hộ kinh doanh tại chợ đầu mối tuy nhiên Ban quản lý chợ đầu mối còn hạn chế trong việc kiểm tra, giám sát về việc tuân thủ an toàn thực phẩm. Thêm vào đó, các hộ kinh doanh tại chợ chưa quan tâm tới việc lưu giữ hóa đơn, chứng từ để chứng minh được nguồn gốc xuất xứ sản phẩm của mình...

Bình luận

Chia sẻ kinh nghiệm của chàng trai kiên trì trồng nấm sò 14 năm

Kiên trì với nghề trồng nấm sò, anh Sinh đã có cơ sở trồng nấm bề thế, cho nguồn thu ổn định, tạo việc làm cho bà con, tận dụng được phụ phẩm nghề gỗ.

Quảng Nam: Trồng giống ngô nếp thơm dẻo, cứ 1 sào nông dân đút túi 6 triệu đồng

Công ty Cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed vừa phối hợp với Hợp tác xã Nông nghiệp và Hội Nông dân xã Đại Thắng (Đại Lộc - Quảng Nam) tổ chức thăm đồng, hội thảo đánh giá hiệu quả mô hình liên kết sản xuất hạt lai F1 giống bắp (ngô) nếp TBM18 vụ đông xuân

Men vi sinh giúp giảm 50% chi phí thuốc bảo vệ thực vật

Lúa sinh trưởng tốt, sạch bệnh, năng suất tăng, hạn chế tình trạng đốt rơm rạ gây ô nhiễm môi trường. Đây là hiệu quả kép từ việc sử dụng chế phẩm vi sinh Emuniv.

Phát triển nghề nuôi biển theo hướng an toàn và hiệu quả

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, tỉnh đầu tư phát triển mạnh nuôi biển theo hướng an toàn, bền vững và hiệu quả.

Trồng nho công nghệ cao trong nhà màng, thu hoạch quanh năm

Mô hình trồng nho công nghệ cao trong nhà màng giúp cây nho sinh trưởng, phát triển tốt quanh năm, ít chịu tác động của các yếu tố ngoại cảnh, đặc biệt là mưa.

Canh tác lúa thân thiện với môi trường thích ứng biến đổi khí hậu

Dự án Canh tác lúa thân thiện với môi trường được triển khai tại Kiên Giang trong thời gian 24 tháng, trên địa bàn 2 huyện Hòn Đất và Giồng Riềng.

Điều đáng lo hơn cả việc chậm công nhận giống mới…

Gần đây, vấn đề chậm công nhận giống cây trồng mới đang được các cơ quan quản lý ngành nông nghiệp và các nhà chọn tạo giống quan tâm và trao đổi khá rầm rộ.

Vỏ chôm chôm ủ phân hữu cơ, lợi đôi đường

Việc tận dụng vỏ quả chôm chôm ủ phân hữu cơ đã góp phần đáng kể giảm tác động ô nhiễm môi trường và tận dụng hiệu quả nguồn phế phẩm này.

Đánh giá bộ giống sắn kháng bệnh khảm lá

Bộ giống sắn này năng suất đạt từ 28 – 36 tấn/ha, hàm lượng tinh bột đạt 26%.

Tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ, xuất khẩu trái cây

Theo Cục Trồng trọt, từ nay đến cuối năm 2021, dự kiến sản lượng trái cây thu hoạch tại các tỉnh phía nam khoảng 700.000 tấn. Nếu tính đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 thì đạt hơn 1,7 triệu tấn.