Mở rộng cơ hội xuất khẩu chè, cà phê sang Đài Loan và Hồng Kông
Nhằm tư vấn, giải đáp các vấn đề doanh nghiệp quan tâm đến xuất khẩu chè và cà phê sang thị trường Đài Loan và Hồng Kông (Trung Quốc), ngày 28/4 tới đây, Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với Thương vụ Việt Nam tại Đài Bắc và Thương vụ Việt Nam tại HK
Nhằm tư vấn, giải đáp các vấn đề doanh nghiệp quan tâm đến xuất khẩu chè và cà phê sang thị trường Đài Loan và Hồng Kông (Trung Quốc), ngày 28/4 tới đây, Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với Thương vụ Việt Nam tại Đài Bắc và Thương vụ Việt Nam tại Hồng Kông tổ chức phiên tư vấn xuất khẩu sản phẩm chè và cà phê sang thị trường Đài Loan và Hồng Kông.
Sự kiện sẽ được tổ chức trực tiếp tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng kết hợp trực tuyến trên nền tảng Zoom và phổ biến trên fanpage Facebook Cục Xúc tiến thương mại.
Tại phiên tư vấn, Trưởng đại diện Bộ phận Thương vụ, Văn phòng Kinh tế, Văn hoá Việt Nam tại Đài Bắc (Trung Quốc) và Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Hồng Kông (kiêm nhiệm Macao) sẽ thông tin tổng quan thị trường các sản phẩm chè và cà phê của Đài Loan và Hồng Kông; vấn đề tiếp cận, áp dụng quy định, tiêu chuẩn, điều kiện xuất khẩu sản phẩm chè và cà phê của Việt Nam sang 2 thị trường này.
Phiên tư vấn cũng sẽ có sự tham gia của ông Chou Tsung-Piao - Tổng giám đốc Công ty Trà Queyue (Đài Loan) và ông Trần Gia Diệu, Phòng Thu mua quốc tế, Tập đoàn ELOM (Đài Loan). Các đại diện doanh nghiệp này sẽ chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn trong kinh doanh sản phẩm chè và cà phê với thị trường Đài Loan.
Hiện nay, cà phê và chè nằm trong nhóm hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam hiện đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Brazil. Cà phê Việt Nam hiện đã được xuất khẩu tới hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Cùng với cà phê, Việt Nam cũng là nước có lợi thế sản xuất chè. Chúng ta có trên 170 giống chè các loại đảm bảo chất lượng và cho năng suất cao, với các hương vị đặc biệt được thế giới ưa chuộng. Sản phẩm chè của Việt Nam cũng đã được xuất khẩu tới hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, Pakistan, Đài Loan (Trung Quốc), Nga, Indonesia, Trung Quốc là 5 thị trường trọng điểm của chè Việt.
Hoạt động quảng bá chè của Việt Nam tại Đài Loan
Theo đó, Việt Nam là thị trường cung cấp chè chính cho Đài Loan. Năm 2021, xuất khẩu chè của Việt Nam sang Đài Loan đạt 18.586 tấn, tương đương 28,72 triệu USD, tăng 7,5% cả về lượng và kim ngạch, chiếm 14,7% trong tổng lượng và chiếm 13,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu chè.
Đối với mặt hàng cà phê, theo thống kê của Cơ quan quản lý Ngoại thương Đài Loan, Việt Nam hiện là đối tác cung ứng cà phê lớn thứ 8 của Đài Loan về kim ngạch (tương đương 2,53% thị phần) và thứ 18 của Đài Loan về khối lượng (tương đương 1,06% thị phần).
Đối với thị trường Hồng Kông, nhiều năm liền, Việt Nam luôn nằm trong “top” 10 đối tác thương mại lớn nhất của Hồng Kông. Năm 2021, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 7 của Hồng Kông, thứ 2 trong các đối tác ASEAN của Hồng Kông, với kim ngạch thương mại song phương 2 chiều Việt Nam - Hồng Kông đạt 13,62 tỷ USD.
3 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu của Việt Nam sang Hồng Kông đạt 2,86 tỷ USD. Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Hồng Kông đạt 520,7 triệu USD.
Hồng Kông là thị trường rất tự do, không đánh thuế hải quan với hàng hoá xuất nhập khẩu, chỉ áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với một số mặt hàng như rượu, thuốc lá... Hồng Kông lại chuyên nhập khẩu hàng lương thực, thực phẩm và có quãng đường vận chuyển khá ngắn, có nhiều yếu tố tương đồng trong khẩu vị với Việt Nam. Khả năng tiêu thụ sản phẩm chất lượng cao rất tốt, thậm chí sản phẩm đặc sản, giá thành cao cũng là yếu tố thuận lợi đáng chú ý tại thị trường này. Vì vậy, đây là thị trường rất tiềm năng cho mặt hàng chè và cà phê của Việt Nam.
Tôm rộng đường sang thị trường Trung Quốc
Trong khi nhiều nông sản xuất sang Trung Quốc đang gặp khó do chính sách "Zero Covid" của nước bạn thì xuất khẩu tôm lại tăng rất mạnh.
Đẩy mạnh xuất khẩu trà và cà phê sang thị trường Trung Quốc
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu rất tiềm năng cho nhiều mặt hàng của Việt Nam, trong đó có nhóm hàng đồ uống.
Thủy sản thích ứng tốt với "zero Covid"
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 4 tháng đầu năm xuất khẩu thủy sản ước đạt 3,6 tỉ USD, tăng tới hơn 44,5% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu hoa tươi Việt Nam bắt đầu có chỗ đứng ở Nhật Bản
Năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hoa tươi của Nhật Bản là 65,3 tỷ yen (tương đương 528 triệu USD) trong đó nhập khẩu hoa tươi từ Việt Nam là 45 triệu USD.
Xuất khẩu nông sản: Bộ Công Thương khuyến cáo điều gì?
Để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, Bộ Công Thương cho rằng cần sớm chuyển xuất khẩu sang chính ngạch, tức là tuân thủ toàn bộ các quy định của nước nhập khẩu.
Hàng trong nước ế ẩm, rau quả nhập khẩu vẫn tăng
Chỉ trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập 562,1 triệu USD rau quả, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2021.
Xuất khẩu thủy sản tăng mạnh
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thủy sản đạt hơn 1 tỷ USD với mức tăng trưởng 41% so với cùng kỳ năm 2021.
Nông sản Việt mở rộng thị trường xuất khẩu
Trong xu thế phục hồi các ngành kinh tế, xuất khẩu nông sản của Việt Nam tiếp tục cho thấy đà tăng trưởng ấn tượng với mức tăng gần 16% so với 4 tháng đầu năm 2021. Đây cũng là thời điểm, Việt Nam tìm cách mở rộng thị trường, đẩy mạnh việc xuất khẩu.
Thị trường Trung Quốc và Mỹ là động lực chính cho xuất khẩu thuỷ sản quý II
Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục mang về trên 1 tỷ USD với mức tăng trưởng mạnh mẽ 41% so với cùng kỳ năm 2021.
Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU quý I tăng 92,9%
Hiệp định EVFTA đang được các doanh nghiệp tận dụng hiệu quả khi kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU trong Quý I/2022 tăng 92,9%.
Bình luận