Mỹ-EU: Thị trường thủy sản thế mạnh của Việt Nam thu về 1,26 tỷ USD
Nhu cầu tăng cao từ thị trường Mỹ, EU đã giúp xuất khẩu tôm của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm tăng tới 9,3% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 1,26 tỷ USD.
Xuất khẩu tôm khởi sắc
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong tháng 5/2021 xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt 34.000 tấn, trị giá 305 triệu USD, tăng 6,3% về lượng và tăng 3,4% về trị giá so với tháng 5/2020.
Tính chung 5 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu tôm của Việt Nam ước đạt 142.900 tấn, trị giá 1,26 tỷ USD, tăng 8,8% về lượng và tăng 9,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Trên thực tế, xuất khẩu tôm đã có sự khởi sắc trở lại sau khi Mỹ, EU đạt được nhiều kết quả trong chương trình vaccine phòng Covid-19.
Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu tôm tháng 4/2021 đạt 33.550 tấn, trị giá 299,1 triệu USD, tăng 20,5% về lượng và tăng 25% về trị giá so với tháng 4/2020.
Tính chung 4 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt 107.900 tấn, trị giá 958,4 triệu USD, tăng 9,6% về lượng và tăng 11,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ, EU, Anh, Úc, Nga tăng, trong khi xuất khẩu sang Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN... giảm.
Do nhu cầu tăng cao từ Mỹ, EU, xuất khẩu tôm của Việt Nam khởi sắc trong 5 tháng đầu năm 2021. Trong ảnh: Thu hoạch tôm ở Bạc Liêu. (Ảnh: Thanh Cường).Theo Cục Xuất nhập khẩu, từ đầu năm 2021, nhu cầu nhập khẩu tôm thế giới tăng trở lại, đặc biệt ở những thị trường lớn, trong khi nguồn cung tôm từ một số quốc gia như Ấn Độ và một số nhà cung cấp khác giảm do chịu tác động bởi dịch Covid – 19 là yếu tố hỗ trợ xuất khẩu tôm của Việt Nam.
Xuất khẩu tôm tăng trưởng khả quan nhưng thị trường tôm nguyên liệu ở Đồng bằng sông Cửu Long trong tháng 5/2021 có xu hướng giảm do nguồn cung dồi dào.
Tại Bạc Liêu, giá tôm sú ướp đá cỡ 20 con/kg giảm 20.000 đồng/kg so với tháng trước, xuống còn 250.000 đồng/kg, cỡ 30 con/kg giảm 10.000 đồng/kg và 40 con/kg giảm 15.000 đồng/kg, còn 145.000 đồng/kg.
Giá tôm thẻ ướp đá cỡ 60 con/kg giảm 18.000 đồng/kg xuống còn 105.000 đồng/kg, cỡ 70 con/kg giảm 18.000 đồng/kg xuống 98.000 đồng/kg, cỡ 100 con/kg giảm 8.000 đồng/kg còn 85.000 đồng/kg.
Sản lượng tôm thẻ tiếp tục tăng nhanh ở hầu hết các cỡ nên trong kỳ này giá tôm thẻ tiếp tục xu hướng giảm.
Xuất khẩu tôm còn khả quan do nhu cầu tăng vọt từ Mỹ, EU
Cục Xuất nhập khẩu dự báo, xuất khẩu tôm của Việt Nam trong nửa cuối năm 2021 sẽ tiếp tục tăng trường khả quan, đặc biệt là xuất khẩu sang thị trường Mỹ và EU.
Người tiêu dùng Mỹ ngày càng ưa chuộng sản phẩm tôm chế biến và giá trị gia tăng và xu hướng tăng nhập khẩu tôm của Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục duy trì và có thể vượt mức 1 triệu tấn vào năm 2027.
Hiện nay, việc triển khai tiêm vaccine cho người dân Mỹ đang diễn ra nhanh chóng, nhu cầu nhập khẩu tôm của nước này trong năm 2021 nhiều khả năng sẽ tăng mạnh.
Dự báo, xuất khẩu tôm còn khả quan từ nay đến cuối năm, nhiều doanh nghiệp chế biến tôm ở Bạc Liêu tăng tốc sản xuất. (Ảnh: Thanh Cường).
Đây cũng là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp tôm Việt Nam xuất khẩu tôm sang Mỹ khi ngành sản xuất tôm Ấn Độ đang gặp nhiều khó khăn do Covid-19.
Với thị trường EU, nhu cầu tiêu thụ tôm dự báo sẽ tăng mạnh khi dịch vụ ăn uống ngoài gia đình được phép mở cửa trở lại.
Bên cạnh đó, ưu đãi thuế quan từ Hiệp định EVFTA khiến tôm Việt Nam tăng khả năng cạnh tranh so với tôm của Ấn Độ, Thái Lan... Do đó, xuất khẩu tôm của Việt Nam sang EU sẽ tiếp tục tăng trưởng khả quan.
Tại hội thảo “Triển vọng thị trường tôm nuôi thế giới” do Undercurrentnews tổ chức trực tuyến, các chuyên gia dự báo thị trường tôm toàn cầu có thể sẽ thiếu nguồn cung trong 6 tháng cuối năm 2021.
Nguồn cung tôm có thể thiếu hụt do dịch Covid-19 ảnh hưởng đến sản lượng tôm của các nước nuôi tôm chính, trong khi tình hình vận tải hàng hóa vẫn bất ổn và nhu cầu tiêu thụ trong mùa hè dự kiến sẽ tăng mạnh khi ngành dịch vụ thực phẩm phục hồi.
Trong khi đó, dịch Covid-19 ở Ấn Độ khiến nhiều nhà máy chế biến tôm ở nước này làm việc với công suất dưới một nửa.
Vấn đề logistics cũng sẽ tiếp tục khó khăn với tình trạng tắc nghẽn khi vào các cảng, kho lạnh và thiếu container. Một số tuyến vận chuyển hàng hóa tăng giá từ 8.000 USD/container lên 16.000 USD/ container.
Tôm rộng đường sang thị trường Trung Quốc
Trong khi nhiều nông sản xuất sang Trung Quốc đang gặp khó do chính sách "Zero Covid" của nước bạn thì xuất khẩu tôm lại tăng rất mạnh.
Đẩy mạnh xuất khẩu trà và cà phê sang thị trường Trung Quốc
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu rất tiềm năng cho nhiều mặt hàng của Việt Nam, trong đó có nhóm hàng đồ uống.
Thủy sản thích ứng tốt với "zero Covid"
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 4 tháng đầu năm xuất khẩu thủy sản ước đạt 3,6 tỉ USD, tăng tới hơn 44,5% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu hoa tươi Việt Nam bắt đầu có chỗ đứng ở Nhật Bản
Năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hoa tươi của Nhật Bản là 65,3 tỷ yen (tương đương 528 triệu USD) trong đó nhập khẩu hoa tươi từ Việt Nam là 45 triệu USD.
Xuất khẩu nông sản: Bộ Công Thương khuyến cáo điều gì?
Để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, Bộ Công Thương cho rằng cần sớm chuyển xuất khẩu sang chính ngạch, tức là tuân thủ toàn bộ các quy định của nước nhập khẩu.
Hàng trong nước ế ẩm, rau quả nhập khẩu vẫn tăng
Chỉ trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập 562,1 triệu USD rau quả, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2021.
Xuất khẩu thủy sản tăng mạnh
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thủy sản đạt hơn 1 tỷ USD với mức tăng trưởng 41% so với cùng kỳ năm 2021.
Nông sản Việt mở rộng thị trường xuất khẩu
Trong xu thế phục hồi các ngành kinh tế, xuất khẩu nông sản của Việt Nam tiếp tục cho thấy đà tăng trưởng ấn tượng với mức tăng gần 16% so với 4 tháng đầu năm 2021. Đây cũng là thời điểm, Việt Nam tìm cách mở rộng thị trường, đẩy mạnh việc xuất khẩu.
Thị trường Trung Quốc và Mỹ là động lực chính cho xuất khẩu thuỷ sản quý II
Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục mang về trên 1 tỷ USD với mức tăng trưởng mạnh mẽ 41% so với cùng kỳ năm 2021.
Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU quý I tăng 92,9%
Hiệp định EVFTA đang được các doanh nghiệp tận dụng hiệu quả khi kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU trong Quý I/2022 tăng 92,9%.
Bình luận