Mỹ tìm cách ngăn Trung Quốc mua lại các trang trại

Lưỡng đảng tăng áp lực để ngăn các công dân nước ngoài (đặc biệt là Trung Quốc) mua trang trại của Mỹ và nhận trợ cấp từ chính phủ.

us-farm-090408_189.jpg

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), đến đầu năm 2020, các chủ sở hữu Trung Quốc kiểm soát gần 78.000 héc-ta đất nông nghiệp ở Mỹ, trị giá 1,9 tỷ USD. Ảnh minh họa: Getty.

Áp lực làm giảm bớt ảnh hưởng của Trung Quốc với nền kinh tế Mỹ bắt đầu diễn ra trong nông nghiệp, khi các nhà lập pháp quốc hội của cả hai đảng đang xem xét biện pháp ngăn chặn việc mua trang trại từ nước ngoài.

Các nhà lập pháp Hạ viện gần đây đã tăng cường luật để đạt được hiệu quả đó, cảnh báo rằng sự hiện diện của Trung Quốc trong hệ thống lương thực của Mỹ gây ra nguy cơ an ninh quốc gia. Và các nhà lập pháp chủ chốt của Thượng viện cũng thể hiện sự quan tâm đến nỗ lực giữ các trang trại trong tay người Mỹ.

Quốc hội và chính quyền Biden đang nỗ lực hơn để hạn chế sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp chủ chốt tác động mạnh tới chuỗi cung như thực phẩm, chất bán dẫn và khoáng sản.

Nhiều nhà lãnh đạo chính trị, từ cựu Phó Tổng thống Mike Pence đến Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren (D-Mass.) kêu gọi về giới hạn chặt chẽ hơn đối với những người sở hữu các trang trại của Mỹ.

“Mỹ không thể cho phép Trung Quốc kiểm soát nguồn cung lương thực của mình”, ông Pence nói trong bài phát biểu tại Quỹ Heritage Foundation hôm 14/7, đồng thời thúc giục Tổng thống Joe Biden và Quốc hội “chấm dứt mọi trợ cấp nông nghiệp đối với đất đai của công dân nước ngoài”.

Thập kỷ qua, các công ty Trung Quốc mở rộng sự hiện diện của họ trong nông nghiệp Mỹ bằng cách khai thác đất nông nghiệp và mua các doanh nghiệp nông nghiệp lớn, như gã khổng lồ chế biến thịt lợn Smithfield Foods. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), đến đầu năm 2020, các chủ sở hữu Trung Quốc kiểm soát gần 78.000 héc-ta đất nông nghiệp ở Mỹ, trị giá 1,9 tỷ USD, bao gồm đất trồng trọt, chăn nuôi gia súc và lâm nghiệp.

Tuy nhiên, con số đó ít hơn đất nông nghiệp thuộc sở hữu của người dân từ các quốc gia khác như Canada và các nước châu Âu, chiếm hàng triệu héc-ta. Đây cũng là một tỷ lệ nhỏ trong tổng số hơn 364 triệu héc-ta đất nông nghiệp của Mỹ.

Nhưng xu hướng mua đất nông nghiệp ngày càng tăng và mối liên hệ tiềm năng của người mua với chính phủ Trung Quốc đã khiến các nhà lập pháp phải lo sợ.

USDA báo cáo vào năm 2018 rằng đầu tư nông nghiệp của Trung Quốc vào các quốc gia khác đã tăng hơn 10 lần kể từ năm 2009. Đảng Cộng sản Trung Quốc tích cực hỗ trợ đầu tư vào nông nghiệp nước ngoài như một phần của kế hoạch phát triển kinh tế "Một vành đai, một con đường", nhằm kiểm soát một phần lớn hơn Chuỗi cung ứng thực phẩm của Trung Quốc.


Hạ nghị sĩ Dan Newhouse (R-Wash.) cảnh báo: “Xu hướng hiện tại ở Mỹ đang dẫn đến việc tạo ra độc quyền đất nông nghiệp do Trung Quốc sở hữu".

Ủy ban phân bổ Hạ viện bất ngờ thông qua bản sửa đổi dự luật chi tiêu Nông nghiệp của Hạ nghị sĩ Newhouse (HR 4356 (117)) nhằm ngăn chặn bất kỳ hoạt động mua nông sản mới nào của các công ty do chính phủ Trung Quốc kiểm soát hoàn toàn/một phần và cấm các trang trại thuộc sở hữu của Trung Quốc khai thác những chương trình hỗ trợ liên bang .

Động thái đó kéo theo một cuộc tranh luận gay gắt về những hậu quả tiềm ẩn đối với người Mỹ gốc Á nếu Quốc hội thông qua một điều khoản nhắm thẳng vào Trung Quốc. Hạ nghị sĩ Grace Meng (DN.Y.) nói rằng nếu sửa đổi là về an ninh quốc gia, người mua từ các quốc gia khác cũng phải đối mặt với những hạn chế tương tự. “Nó sẽ kéo dài sự căm ghét chống người châu Á đang gia tăng”, Hạ nghị sĩ Meng cảnh báo.

Nhưng Meng, Newhouse và các lãnh đạo ủy ban cho biết họ sẽ tìm ra giải pháp khi luật được Quốc hội thông qua. Dự kiến, biện pháp này được Hạ viện thông qua trước cuối tháng 7, như một phần của gói chi tiêu lớn hơn, mặc dù Thượng viện vẫn chưa soạn thảo phiên bản riêng cho dự luật chi tiêu.

“Chúng tôi là người mới trong quá trình này”, Hạ nghị sĩ Sanford Bishop (D-Ga.), Chủ tịch Tiểu ban phân bổ nông nghiệp cho biết. “Tôi đề nghị nên ngồi xuống và làm việc thông qua nó để có thể hoàn thành mục tiêu, nhưng hãy làm theo cách nhạy cảm với tất cả những người có thể hơi khó chịu bởi cách tiếp cận này”.

Việc giám sát các hoạt động nông nghiệp thuộc sở hữu nước ngoài nhận trợ cấp của người đóng thuế cũng đang tăng lên trong những năm gần đây sau khi các tập đoàn đóng gói như công ty con của Mỹ JBS thuộc sở hữu của Brazil nhận được hàng triệu USD theo gói cứu trợ thương mại của chính quyền Trump bắt đầu từ năm 2018.

Smithfield cũng đã sẵn sàng nhận tiền chương trình trợ giúp nông dân Mỹ bị ảnh hưởng bởi sự trả đũa thương mại từ Trung Quốc và các đối thủ cạnh tranh khác. Tuy nhiên, công ty đã rút khỏi chương trình trợ giúp sau sự phản đối kịch liệt từ các nhà lập pháp do Thượng nghị sĩ Chuck Grassley (R-Iowa) đứng đầu.

Trọng tâm mới vào việc hạn chế mua nông sản nước ngoài xuất hiện khi Tổng thống Biden và Bộ trưởng Nông nghiệp Tom Vilsack triển khai một loạt các hành động để tăng cường chuỗi cung ứng thực phẩm, sau những gián đoạn lớn do đại dịch gây ra.

Nỗ lực đó bao gồm sự giám sát chặt chẽ hơn của các công ty chế biến thịt lớn như JBS và Smithfield, cũng như có kế hoạch thắt chặt các yêu cầu để thịt được dán nhãn “Sản phẩm của Hoa Kỳ”.

 

Bình luận

FAO: Giá lương thực, thực phẩm thế giới giảm trong tháng 4/2022

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) ngày 6/5 thông báo giá lương thực thực phẩm thế giới giảm trong tháng 4/2022 sau khi tăng vọt trong tháng trước đó, dẫn đến giá dầu thực vật và ngũ cốc giảm.

Cần sa đang là cây trồng lợi nhuận thứ 5 ở Mỹ

Với mục đích phục vụ tiêu khiển hiện đã hợp pháp ở 18 bang, cần sa đang là một loại cây hái ra tiền của nông dân và có lợi nhuận chắc chắn tại Mỹ.

Thiếu thức ăn chăn nuôi, Thái Lan hủy lệnh kiểm soát nhập khẩu

Bộ Thương mại Thái Lan vừa đề xuất chính phủ hàng loạt các giải pháp mới nhằm tăng cường nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong thời gian 3 tháng.

Xuất hiện trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm H3N8 đầu tiên trên người

Ủy ban Y tế Trung Quốc xác nhận, lần đầu tiên chủng virus cúm gia cầm H3N8 đã được phát hiện ở người, tại tỉnh Hà Nam, miền Trung nước này.

Vì sao rừng già quan trọng?

Rừng già vừa là điểm nóng sinh thái, vừa cung cấp nước sạch cho con người và là nguồn hút carbon chính giúp chống biến đổi khí hậu.

Giá lương thực tăng vọt có thể để lại hậu quả rất lớn

Một khi không ai có thể biết được cuộc xung đột Nga- Ukraine còn kéo dài bao lâu, các tác động của nó đến phần còn lại của thế giới là sẽ rất nghiêm trọng.

Từ 28/4, Indonesia sẽ cấm xuất khẩu dầu cọ thô và dầu ăn

Bộ Công Thương cho biết, theo tuyên bố của Tổng thổng Indonesia Joko Widodo (Jokowi) vào chiều ngày 24/4/2022, kể từ ngày 28/4/2022 tới đây, nước này sẽ cấm xuất khẩu toàn bộ dầu cọ thô (CPO) và dầu ăn với thời hạn cấm không xác định.

Phân bón truyền thống 'đánh bại' phân bón công nghiệp

Trong cuộc thử nghiệm kiểm tra sức khỏe đất mang tính “đối đầu” giữa phân bón công nghiệp và phân bón truyền thống cho thấy, lối cũ khiến đất đai trở nên màu mỡ hơn.

Đài Loan cấm nhập thuốc trừ sâu chứa hoạt chất chlorpyrifos

Tất cả các sản phẩm thuốc trừ sâu có chứa hoạt chất chlorpyrifos, được cho là gây hại đến hệ thần kinh của trẻ nhỏ sẽ được Đài Loan cấm nhập khẩu và sản xuất.

Các vựa sản xuất lương thực lớn không chỉ lo phân bón

'Hiện vẫn còn quá sớm để đánh giá về thị trường phân bón thế giới ảnh hưởng đến mùa vụ năm nay, nhưng có rất nhiều yếu tố khác khiến nông dân phải lo lắng'.