Ngành gỗ tiến gần mốc 20 tỷ USD
Những tín hiệu tích cực từ thị trường cho thấy, trong năm 2022, ngành gỗ sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt, vượt mục tiêu đề ra và tiến gần hơn tới mốc 20 tỷ USD.
Ngành gỗ đủ khả năng vượt chỉ tiêu 16,5 tỷ USD trong năm nay. Ảnh: Thanh Sơn.
Tin vui ngay tháng đầu năm
Thông tin từ Tổng cục Hải quan cho thấy, ngay trong tháng đầu tiên, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đã đạt kim ngạch ở mức rất cao là 1,549 tỷ USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ 2021. Trong lịch sử xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, đây là lần thứ ba kim ngạch vượt mốc 1,5 tỷ USD/tháng.
Lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vượt mốc 1,5 tỷ USD/tháng là vào tháng 3/2021, khi đạt 1,512 tỷ USD. Sau đó, do đại dịch Covid-19, kim ngạch xuất khẩu gỗ tháng 4/2021 giảm rất mạnh xuống chỉ còn gần 700 triệu USD. Sang tháng 5/2021, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ hồi phục mạnh khi đạt 1,4 tỷ USD. Và tới tháng 6/2021, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lần thứ hai vượt mốc 1,5 tỷ USD/tháng khi đạt 1,55 tỷ USD. Đây là kim ngạch xuất khẩu kỷ lục trong 1 tháng của ngành gỗ.
Sau khi đạt kỷ lục trong tháng 6/2021, cũng do dịch Covid-19, xuất khẩu gỗ những tháng tiếp theo đã giảm xuống, có những tháng ở mức dưới 1 tỷ USD. Tới tận tháng 11/2021, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ mới trở lại mốc hơn 1 tỷ USD/tháng. Và đến tháng 1/2022 mới lại có lần thứ ba vượt mốc 1,5 tỷ USD. Đây là một sự khởi động đầy ấn tượng cho ngành gỗ trong năm 2022.
Với kim ngạch xuất khẩu trên 1,5 tỷ USD, gỗ và sản phẩm gỗ đã nằm trong 7 nhóm hàng xuất khẩu của cả nước đạt kim ngạch hơn 1 tỷ USD trong tháng đầu năm và nằm trong "top 3" nhóm hàng có sự tăng trưởng 2 con số (đứng thứ hai về tăng trưởng sau nhóm hàng dệt may). Điều này cho thấy xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ngày càng đóng góp lớn hơn vào xuất khẩu chung của cả nước.
Sẽ vượt chỉ tiêu 16,5 tỷ USD
Sau khi bị ảnh hưởng không nhỏ bởi đại dịch Covid-19, thị trường nội ngoại thất toàn cầu đã phục hồi từ cuối năm 2021 và đang có xu hướng tiếp tục tăng trưởng mạnh bởi người tiêu dùng ở nhiều quốc gia làm việc tại nhà nhiều hơn trước.
Theo Trung tâm Nghiên cứu công nghiệp Italia (CSIL), đến hết năm 2021, tổng giá trị sản xuất hàng nội ngoại thất trên thế giới đã đạt 500 tỷ USD, mà 1/3 trong đó là giành cho xuất khẩu. Như vậy, giá trị xuất khẩu nội ngoại thất trên toàn cầu hiện rất lớn, đạt khoảng 170 tỷ USD.
Qua kết quả khảo sát tại 100 thị trường, CSIL đưa ra nhận định, trong năm 2022, thị trường đồ nội thất toàn cầu sẽ tăng trưởng khoảng 4%. Trong số các thị trường lớn (tiêu thụ đồ nội thất dự báo trên 5 tỷ USD/năm), các thị trường thuộc châu Âu và châu Á sẽ có sự tăng trưởng mạnh nhất về tiêu thụ đồ nội ngoại thất. Bên cạnh đó, thị trường chủ đạo của ngành gỗ Việt Nam là Bắc Mỹ sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định.
Như vậy, thị trường thế giới vẫn đang rất rộng mở cho ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đang còn nhiều dư địa để đẩy mạnh tăng trưởng, khi mà tại một số thị trường nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ hàng đầu thế giới, thị phần của Việt Nam còn khiêm tốn.
Cụ thể, thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho thấy, 10 tháng đầu năm 2021, EU nhập khẩu gần 21 tỷ USD đồ nội thất bằng gỗ. Trong đó, đồ nội thất nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm thị phần khiêm tốn là 2,4%. Tại một thị trường hàng đầu thế giới khác là Anh, đồ nội thất bằng gỗ Việt Nam cũng mới chỉ chiếm 7,5% tổng trị giá nhập khẩu trong 10 tháng đầu năm 2021.
Tính chung thị trường xuất nhập khẩu đồ nội ngoại thất toàn cầu, trị giá xuất khẩu của Việt Nam cũng mới chỉ chiếm khoảng 6%.
Những tháng đầu năm 2022, nhiều đối tác cung ứng đồ nội thất bằng gỗ cho EU vẫn đang phải chống chọi với dịch Covid-19, cộng với áp lực về giá cước vận tải biển tăng cao làm hạn chế nguồn cung gỗ và sản phẩm gỗ cho thị trường này.
Vì vậy, đây là cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam khai thác tối đa những ưu đãi, lợi thế mà Hiệp định EVFTA mang lại để nâng cao thị phần xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ sang thị trường EU trong năm 2022 và những năm tới.
Với những tín hiệu tích cực từ thị trường, nhiều chuyên gia ngành gỗ cho rằng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong năm nay sẽ đạt được mục tiêu 16,5 tỷ USD mà Chính phủ đã giao. Thậm chí, phát biểu trên báo chí, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho rằng, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong năm nay có thể đạt 17,5-18 tỷ USD.
Chủ động nguồn gỗ nguyên liệu
Tuy thị trường đang thuận lợi, nhưng để đạt được mục tiêu xuất khẩu trong năm 2022, ngành gỗ vẫn phải đối mặt với những thách thức không nhỏ về logistics, nguồn cung và giá gỗ nguyên liệu …
Nhận định của một số doanh nhân ngành gỗ cho thấy, logistics là một trong những khó khăn lớn nhất mà ngành gỗ sẽ tiếp tục phải đối mặt trong năm 2022. Tình hình này có thể sẽ còn kéo dài đến cuối năm.
Chi phí vận chuyển tăng cao đã góp phần không nhỏ làm tăng giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu. Bên cạnh đó, nhu cầu nội địa gia tăng mạnh khi bùng nổ các công trình xây dựng là kết quả của các gói kích cầu và nguồn vốn vay lãi suất thấp nhằm giảm tác động của đại dịch ở nhiều thị trường xuất khẩu gỗ nguyên liệu, cũng đã góp phần làm tăng mạnh giá gỗ nguyên liệu trên toàn cầu do nguồn cung xuất khẩu bị giảm mạnh.
Dịch Covid-19 cũng tác động không nhỏ tới nguồn cung gỗ nguyên liệu trên thế giới vì đã làm hạn chế việc khai thác gỗ ở nhiều quốc gia. Những dấu hiệu thiếu hụt gỗ nguyên liệu đã xuất hiện từ cuối năm 2021, đang dẫn tới việc giá gỗ nguyên liệu sẽ tiếp tục tăng cao ngay từ đầu năm 2022.
Chính vì vậy, để xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tiếp tục giữ được đà tăng trưởng mạnh trong cả năm nay, thì ngay từ đầu năm, các doanh nghiệp gỗ phải bắt tay vào giải quyết các bài toán về logistics, gỗ nguyên liệu, nhân công … Trong đó, việc chủ động nguồn gỗ nguyên liệu là yếu tố quan trọng hàng đầu để các doanh nghiệp duy trì được sản xuất ổn định, đáp ứng kịp thời các đơn hàng xuất khẩu, có được lợi nhuận tốt hơn …
Để chủ động hơn về gỗ nguyên liệu, một giải pháp mà các doanh nghiệp cần tính tới là gia tăng sử dụng gỗ trong nước nhằm giảm phụ thuộc gỗ nhập khẩu. Thực tế trong năm 2021 cho thấy, trong khi các doanh nghiệp có các đơn hàng sử dụng gỗ trong nước như keo, tràm, cao su … có lợi nhuận tốt, thì các doanh nghiệp có các đơn hàng sử dụng gỗ nhập khẩu lại giảm mạnh về lợi nhuận do giá gỗ nhập khẩu tăng cao.
Về lâu dài, để ngành gỗ chủ động hơn về nguồn nguyên liệu, việc phát triển rừng trồng gỗ lớn, hợp pháp và bền vững là rất quan trọng, bằng những chính sách như cho phép các doanh nghiệp ngành gỗ được tiếp cận nguồn quỹ đất trồng rừng hiện đang nằm trong các công ty lâm nghiệp nhà nước nhưng hiệu quả sử dụng thấp, các diện tích đất trống, đồi núi trọc; thúc đẩy sự liên kết giữa hộ gia đình trồng rừng với các công ty chế biến gỗ.
Với kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt gần 16 tỷ USD trong năm 2021, Việt Nam hiện đang đứng đầu Đông Nam Á, đứng thứ hai châu Á và thứ 4 trên thế giới về xuất khẩu gỗ và lâm sản. Riêng về xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ, Việt Nam đang đứng đầu Đông Nam Á, đứng thứ hai châu Á và đứng thứ năm thế giới.
Vị thế của gỗ Việt Nam thể hiện rất rõ nét ở một số thị trường nhập khẩu lớn nhất. Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), 10 tháng đầu năm 2021, 5 thị trường nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất trên thế giới là EU (21 tỷ USD), Mỹ (20 tỷ USD), Anh (4 tỷ USD), Nhật Bản (1,9 tỷ USD) và Hàn Quốc (1,1 tỷ USD). Trong đó, Việt Nam chiếm tới 38,7% tại thị trường Mỹ; 21,8% ở Nhật Bản; 15% ở Hàn Quốc.
Tôm rộng đường sang thị trường Trung Quốc
Trong khi nhiều nông sản xuất sang Trung Quốc đang gặp khó do chính sách "Zero Covid" của nước bạn thì xuất khẩu tôm lại tăng rất mạnh.
Đẩy mạnh xuất khẩu trà và cà phê sang thị trường Trung Quốc
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu rất tiềm năng cho nhiều mặt hàng của Việt Nam, trong đó có nhóm hàng đồ uống.
Thủy sản thích ứng tốt với "zero Covid"
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 4 tháng đầu năm xuất khẩu thủy sản ước đạt 3,6 tỉ USD, tăng tới hơn 44,5% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu hoa tươi Việt Nam bắt đầu có chỗ đứng ở Nhật Bản
Năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hoa tươi của Nhật Bản là 65,3 tỷ yen (tương đương 528 triệu USD) trong đó nhập khẩu hoa tươi từ Việt Nam là 45 triệu USD.
Xuất khẩu nông sản: Bộ Công Thương khuyến cáo điều gì?
Để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, Bộ Công Thương cho rằng cần sớm chuyển xuất khẩu sang chính ngạch, tức là tuân thủ toàn bộ các quy định của nước nhập khẩu.
Hàng trong nước ế ẩm, rau quả nhập khẩu vẫn tăng
Chỉ trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập 562,1 triệu USD rau quả, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2021.
Xuất khẩu thủy sản tăng mạnh
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thủy sản đạt hơn 1 tỷ USD với mức tăng trưởng 41% so với cùng kỳ năm 2021.
Nông sản Việt mở rộng thị trường xuất khẩu
Trong xu thế phục hồi các ngành kinh tế, xuất khẩu nông sản của Việt Nam tiếp tục cho thấy đà tăng trưởng ấn tượng với mức tăng gần 16% so với 4 tháng đầu năm 2021. Đây cũng là thời điểm, Việt Nam tìm cách mở rộng thị trường, đẩy mạnh việc xuất khẩu.
Thị trường Trung Quốc và Mỹ là động lực chính cho xuất khẩu thuỷ sản quý II
Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục mang về trên 1 tỷ USD với mức tăng trưởng mạnh mẽ 41% so với cùng kỳ năm 2021.
Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU quý I tăng 92,9%
Hiệp định EVFTA đang được các doanh nghiệp tận dụng hiệu quả khi kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU trong Quý I/2022 tăng 92,9%.
Bình luận