Ngành nông nghiệp xuất siêu trên 3,3 tỷ USD
Mặc dù gặp nhiều khó khăn do COVID-19, nhưng 9 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu ngành nông nghiệp đạt 35,5 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước.
Gỗ, lâm sản, thủy sản, trái cây... đang là những mặt hàng xuất khẩu "át chủ bài" mang lại giá trị lớn cho ngành NNPTNT. Ảnh minh họa: Vũ Long
Kỳ tích từ những ngành hàng nhiều tỷ USD
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), 9 tháng năm 2021, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng nông, lâm, thủy sản ước đạt trên 67,7 tỷ USD, tăng 27,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, xuất khẩu ước đạt trên 35,5 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu ước khoảng 32,2 tỷ USD, tăng 41,6%.
Như vậy, trong 9 tháng, xuất siêu ngành nông nghiệp đạt trên 3,3 tỉ USD, là kỳ tích trong bối cảnh toàn nền kinh tế bị ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Trong 9 tháng năm 2021, nhiều sản phẩm, nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu tăng gồm: Càphê, caosu, nhóm hàng rau quả, hồ tiêu, hạt điều, sắn và sản phẩm từ sắn, sản phẩm chăn nuôi, cá tra, tôm; sản phẩm gỗ; mây, tre, cói thảm; quế…
“Đáng chú ý là, các mặt hàng caosu, hạt điều, sắn và sản phẩm từ sắn tăng cả khối lượng và giá trị xuất khẩu: Caosu tăng 17,1% khối lượng và tăng 52,7% giá trị, hạt điều tăng 16,6% khối lượng và tăng 14,8%, sắn và sản phẩm từ sắn tăng 12,9% về khối lượng và tăng 27,7% giá trị. Riêng hồ tiêu dù khối lượng xuất khẩu giảm nhưng nhờ giá xuất khẩu bình quân tăng nên giá trị xuất khẩu vẫn tăng; hay càphê dù khối lượng giảm 4,2% nhưng giá trị xuất khẩu vẫn tăng 4,4%” – Thứ trưởng Phùng Đức Tiến thông tin.
Thống kê của Bộ NNPTNT cũng cho thấy, nhiều nhóm sản phẩm khác cũng có mức tăng trưởng rất ấn tượng: Nhóm sản phẩm mây, tre, cói thảm tăng 50,3%; sản phẩm gỗ tăng 30,1%; quế tăng 18,1%; sản phẩm chăn nuôi tăng 17,5; cá tra tăng 6,2%; tôm tăng 4,4%...
Mặc dù số lượng gạo xuất khẩu giảm, nhưng các thương nhân vẫn lạc quan về xuất khẩu trong thời gian tới, bởi nhu cầu lương thực trên thế giới không bao giờ ngừng, giá sẽ tăng trở lại khi nhu cầu nhập khẩu của các nước tăng.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, trong tuần vừa qua, Việt Nam đã xuất khẩu được 122 nghìn tấn gạo, tăng 3,39% so với tuần trước. Trong khi đó, Thái Lan chỉ xuất khẩu được 157 nghìn tấn và Pakistan chỉ xuất khẩu được 95 nghìn tấn. Mặc dù bị gạo của Ấn Độ cạnh tranh về giá, nhưng xuất khẩu gạo của Việt Nam đang vượt lên gạo Thái Lan cả về giá và số lượng khi từ ngày 27.9 đến nay, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam ổn định ở mức 428 – 432 USD/tấn FOB, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Thái Lan ở mức 383 – 387 USD/tấn. Điều này đã khiến giá trị kim ngạch xuất khẩu gạo có xu hướng lạc quan hơn trong bối cảnh số lượng xuất khẩu bị giảm sút.
Hoàn thành các mục tiêu để nông nghiệp tiếp tục là trụ đỡ kinh tế
Bà Nguyễn Thị Hương – Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê từng đánh giá rất cao vai trò của ngành nông nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 căng thẳng, ngành nông nghiệp vẫn tăng trưởng dương và thể hiện vai trò là trụ đỡ cho nền kinh tế, khi nhiều nhóm ngành đã tăng trưởng âm trong quý III/2021.
Để nông nghiệp tiếp tục phát huy vai trò quan trọng, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế chung của cả nước, Bộ NNPTNT đặt một số chỉ tiêu về sản xuất cả năm như: Sản lượng lúa cần đạt trên 43 triệu tấn; sản lượng thịt lợn hơi cần đạt trên 4,3 triệu tấn; sản lượng thịt gia cầm khoảng 1,9 triệu tấn; tổng sản lượng thủy sản cần đạt trên 8,6 triệu tấn; sản lượng khai thác gỗ cần đạt trên 18 triệu mét khối.
“Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 44 tỉ USD” - Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.
Còn theo Cục trưởng Cục Trồng trọt Nguyễn Như Cường, mặc dù ảnh hưởng của COVID-19, nhưng sản lượng lúa năm 2021 vẫn đảm bảo 43 triệu tấn, nguồn cung gạo của Việt Nam vẫn dồi dào, đủ cung ứng từ 6,5-7 triệu tấn cho xuất khẩu.
Nguồn: Theo báo Tiền phong
Tôm rộng đường sang thị trường Trung Quốc
Trong khi nhiều nông sản xuất sang Trung Quốc đang gặp khó do chính sách "Zero Covid" của nước bạn thì xuất khẩu tôm lại tăng rất mạnh.
Đẩy mạnh xuất khẩu trà và cà phê sang thị trường Trung Quốc
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu rất tiềm năng cho nhiều mặt hàng của Việt Nam, trong đó có nhóm hàng đồ uống.
Thủy sản thích ứng tốt với "zero Covid"
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 4 tháng đầu năm xuất khẩu thủy sản ước đạt 3,6 tỉ USD, tăng tới hơn 44,5% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu hoa tươi Việt Nam bắt đầu có chỗ đứng ở Nhật Bản
Năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hoa tươi của Nhật Bản là 65,3 tỷ yen (tương đương 528 triệu USD) trong đó nhập khẩu hoa tươi từ Việt Nam là 45 triệu USD.
Xuất khẩu nông sản: Bộ Công Thương khuyến cáo điều gì?
Để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, Bộ Công Thương cho rằng cần sớm chuyển xuất khẩu sang chính ngạch, tức là tuân thủ toàn bộ các quy định của nước nhập khẩu.
Hàng trong nước ế ẩm, rau quả nhập khẩu vẫn tăng
Chỉ trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập 562,1 triệu USD rau quả, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2021.
Xuất khẩu thủy sản tăng mạnh
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thủy sản đạt hơn 1 tỷ USD với mức tăng trưởng 41% so với cùng kỳ năm 2021.
Nông sản Việt mở rộng thị trường xuất khẩu
Trong xu thế phục hồi các ngành kinh tế, xuất khẩu nông sản của Việt Nam tiếp tục cho thấy đà tăng trưởng ấn tượng với mức tăng gần 16% so với 4 tháng đầu năm 2021. Đây cũng là thời điểm, Việt Nam tìm cách mở rộng thị trường, đẩy mạnh việc xuất khẩu.
Thị trường Trung Quốc và Mỹ là động lực chính cho xuất khẩu thuỷ sản quý II
Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục mang về trên 1 tỷ USD với mức tăng trưởng mạnh mẽ 41% so với cùng kỳ năm 2021.
Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU quý I tăng 92,9%
Hiệp định EVFTA đang được các doanh nghiệp tận dụng hiệu quả khi kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU trong Quý I/2022 tăng 92,9%.
Bình luận