Ngày Đất Thế giới & những mối đe dọa đất bị nhiễm mặn

Mất an ninh lương thực toàn cầu có thể đến sớm hơn khi báo cáo mới về đất cho thấy, 55% các quốc gia được khảo sát không có đủ năng lực phân tích đất.

agroecology-why-soil-salinization-is-a-major-challenge-for-global-101251_956.jpg

Nhiễm mặn đất đang được coi là một thách thức lớn đối với an ninh lương thực toàn cầu. Ảnh: Parisbeacon

Điều đáng báo động này vừa được các chuyên gia của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp quốc (FAO) cảnh báo nhân Ngày Đất Thế giới thường niên (5/12).

Theo đó, các nhà khoa học đã nêu bật mối đe dọa của vấn đề xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu, nước biển dâng gây ra đất đối với an ninh lương thực toàn cầu, đồng thời cảnh báo rằng hiền nhiều nước vẫn còn thiếu thốn năng lực để phân tích đất.

“Đất là nền tảng của nông nghiệp và nông dân trên khắp thế giới đều phải phụ thuộc vào nguồn tài nguyên đất để sản xuất, ước tính tạo ra khoảng 95% khối lượng lương thực cho nhân loại ăn”, Tổng giám đốc FAO Khuất Đông Ngọc cho biết.

“Tuy nhiên, hiện đất đai của chúng ta đang đối mặt nhiều rủi ro”, ông Khuất Đông Ngọc nhấn mạnh trong bài phát biểu trước thềm sự kiện ngày 5 tháng 12 thường niên của Liên Hợp quốc có chủ đề: “Làm thế nào để giảm nhiễm mặn và tăng năng suất cho đất”.

Theo đó, trong số các vấn đề quan trọng và cấp bách hiện nay bao gồm:

+ Các hoạt động thực hành nông nghiệp không bền vững và việc khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như dân số ngày càng tăng đang gây áp lực ngày một gia tăng lên đất và gây ra tỷ lệ suy thoái đất, ở mức đáng báo động trên quy mô toàn cầu.

+ Có tới hơn 833 triệu ha đất trên toàn thế giới đã bị ảnh hưởng bởi nước mặn, được thể hiện trên Bản đồ toàn cầu về các loại đất bị ảnh hưởng bởi nước mặn do FAO công bố hồi tháng 10.

+ Các ước tính chỉ ra rằng, hơn 10% diện tích đất trồng trọt bị ảnh hưởng bởi muối, gây ra nguy cơ lớn đối với an ninh lương thực trên toàn thế giới.

+ Một số khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất là ở Trung Á, Trung Đông, Nam Mỹ, Bắc Phi và Thái Bình Dương.

Việc quản lý các khu vực bị ảnh hưởng bởi nước mặn phải đòi hỏi một cách tiếp cận tổng hợp, bao gồm quản lý đất bền vững, tưới tiêu và thoát nước, lựa chọn các loại cây trồng và cây trồng chịu mặn bao gồm cả các loài thực vật có khả năng sinh trưởng tốt trong môi trường đất nhiễm mặn.

Việc thu thập dữ liệu đất và đào tạo, bồi dưỡng tăng cường năng lực trong các phòng thí nghiệm đất của các nước thành viên FAO là điều cần thiết để quản lý tài nguyên đất bị ảnh hưởng bởi nước mặn, đồng thời tạo nền tảng hướng tới nền nông nghiệp kỹ thuật số trong tương lai.

Tổng Giám đốc FAO cũng vạch ra tầm quan trọng của việc tạo lập hệ thống dữ liệu đất đáng tin cậy khi ông công bố chính thức ra mắt Báo cáo Đánh giá Phòng thí nghiệm Đất Toàn cầu. 

Đây là nỗ lực chung của tổng cộng 241 phòng thí nghiệm ở 142 quốc gia, được dẫn dắt bởi Tổ chức Đối tác Đất Toàn cầu (GSP) của FAO và Mạng lưới Phòng thí nghiệm Đất Toàn cầu (GLOSOLAN) bao gồm hơn 760 phòng thí nghiệm trên toàn thế giới.

Báo cáo này cũng nêu rõ những thách thức, với 55% quốc gia được khảo sát đang thiếu năng lực phân tích đầy đủ, bao gồm nguồn nhân lực, quy trình đồng bộ và thiết bị. Nhiều quốc gia hiện không thể đáp ứng nhu cầu về phân tích đất như ở các nước châu Phi, châu Á và Âu-Á.

Ông Khuất nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đầu tư gối vào các phòng thí nghiệm đất để cung cấp dữ liệu đáng tin cậy, từ đó có thể đưa ra các quyết định đúng đắn nhằm đảm bảo quản lý đất bền vững và ngăn ngừa tình trạng thoái hóa đất.

5-parametros-101322_197.jpg

Phân tích đất không những giúp chúng ta đưa ra các quyết định quan trọng mà còn là các quyết định đúng đắn liên quan đến việc quản lý cây trồng. Ảnh: Getty

Người đứng đầu FAO cũng nhấn mạnh rằng, hậu quả của việc không hành động trong việc duy trì và phục hồi sức khỏe của đất có thể gây ra những hệ lụy nghiêm trọng đối với chương trình nghị sự về Phát triển bền vững của Liên Hợp quốc.

Các sáng kiến ​​do FAO khởi xướng và chủ trì bao gồm Hệ thống thông tin đất toàn cầu (GloSIS) và Đài quan sát đa dạng sinh học đất toàn cầu mới ra mắt, sẽ đóng góp vào mạng lưới giám sát toàn cầu và dự báo sức khỏe của đất.

Tại hội nghị COP26 về biến đổi khí hậu vừa qua ở Scotland, các nhà khoa học cũng đã nêu bật vai trò quan trọng của sức khỏe đất trong việc giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu cũng như xây dựng khả năng chống chịu. Tại sự kiện này, FAO đã kêu gọi tất cả các quốc gia cần khẩn trương cải thiện năng lực và thông tin về đất của họ bằng cách đưa ra các cam kết mạnh mẽ hơn đối với việc quản lý đất bền vững.

Theo đó, việc Liên minh châu Âu (EU) gần đây thông qua Chiến lược đất mới, là một ví dụ tích cực, khi đặt ra các mục tiêu cụ thể và đầy tham vọng nhằm cải thiện sức khỏe đất trong và ngoài lãnh thổ.

Nhân lễ kỷ niệm Ngày Đất Thế giới năm nay, FAO đã trao các giải thưởng do Nga và Thái Lan tài trợ cho những đóng góp xuất sắc trong lĩnh vực này.

Cụ thể, Giải thưởng Glinka của Nga được trao cho nhà khoa học đất Lydie-Stella Koutika của Cộng hòa Congo, với hơn 40 năm kinh nghiệm nghiên cứu về hệ thống nông nghiệp. Và Giải thưởng của Quốc vương Thái Lan Bhumibol đã được trao cho Viện Khoa học Đất Nigeria (NISS) vì đã nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của đất lành và những thành tựu trong lĩnh vực này.

 

Bình luận

FAO: Giá lương thực, thực phẩm thế giới giảm trong tháng 4/2022

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) ngày 6/5 thông báo giá lương thực thực phẩm thế giới giảm trong tháng 4/2022 sau khi tăng vọt trong tháng trước đó, dẫn đến giá dầu thực vật và ngũ cốc giảm.

Cần sa đang là cây trồng lợi nhuận thứ 5 ở Mỹ

Với mục đích phục vụ tiêu khiển hiện đã hợp pháp ở 18 bang, cần sa đang là một loại cây hái ra tiền của nông dân và có lợi nhuận chắc chắn tại Mỹ.

Thiếu thức ăn chăn nuôi, Thái Lan hủy lệnh kiểm soát nhập khẩu

Bộ Thương mại Thái Lan vừa đề xuất chính phủ hàng loạt các giải pháp mới nhằm tăng cường nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong thời gian 3 tháng.

Xuất hiện trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm H3N8 đầu tiên trên người

Ủy ban Y tế Trung Quốc xác nhận, lần đầu tiên chủng virus cúm gia cầm H3N8 đã được phát hiện ở người, tại tỉnh Hà Nam, miền Trung nước này.

Vì sao rừng già quan trọng?

Rừng già vừa là điểm nóng sinh thái, vừa cung cấp nước sạch cho con người và là nguồn hút carbon chính giúp chống biến đổi khí hậu.

Giá lương thực tăng vọt có thể để lại hậu quả rất lớn

Một khi không ai có thể biết được cuộc xung đột Nga- Ukraine còn kéo dài bao lâu, các tác động của nó đến phần còn lại của thế giới là sẽ rất nghiêm trọng.

Từ 28/4, Indonesia sẽ cấm xuất khẩu dầu cọ thô và dầu ăn

Bộ Công Thương cho biết, theo tuyên bố của Tổng thổng Indonesia Joko Widodo (Jokowi) vào chiều ngày 24/4/2022, kể từ ngày 28/4/2022 tới đây, nước này sẽ cấm xuất khẩu toàn bộ dầu cọ thô (CPO) và dầu ăn với thời hạn cấm không xác định.

Phân bón truyền thống 'đánh bại' phân bón công nghiệp

Trong cuộc thử nghiệm kiểm tra sức khỏe đất mang tính “đối đầu” giữa phân bón công nghiệp và phân bón truyền thống cho thấy, lối cũ khiến đất đai trở nên màu mỡ hơn.

Đài Loan cấm nhập thuốc trừ sâu chứa hoạt chất chlorpyrifos

Tất cả các sản phẩm thuốc trừ sâu có chứa hoạt chất chlorpyrifos, được cho là gây hại đến hệ thần kinh của trẻ nhỏ sẽ được Đài Loan cấm nhập khẩu và sản xuất.

Các vựa sản xuất lương thực lớn không chỉ lo phân bón

'Hiện vẫn còn quá sớm để đánh giá về thị trường phân bón thế giới ảnh hưởng đến mùa vụ năm nay, nhưng có rất nhiều yếu tố khác khiến nông dân phải lo lắng'.