Nghề trồng lúa ngày càng bấp bênh

Tương lai đang ngày một u ám đối với nghề trồng lúa, bất chấp loại cây lương thực này cung cấp 25% calo toàn cầu và nuôi sống một nửa dân số thế giới.

r0_0_600_400_w1200_h678_fmax-141659_894.jpg

Để sản xuất được 1 kg lúa cần khoảng 2.800 lít nước và điều này có thể gây ra cuộc khủng hoảng nước vào năm 2030, khi nhu cầu dự kiến ​​sẽ vượt cung gấp hai lần. Ảnh: Getty

Đối với hầu hết các nước đang phát triển, lúa gạo vẫn là chìa khóa cho sự sống của con người. Nhưng hiện nay biến đổi khí hậu đang tạo ra một thách thức tiêu cực - khiến việc sản xuất loại ngũ cốc ngày càng khó hơn, ngay cả khi số người cần đảm bảo an ninh lương thực dự kiến ​​sẽ tăng lên.

Sản xuất lúa gạo cũng là nguyên nhân gây ra 12% lượng khí thải mêtan cho hành tinh và 2,5% lượng khí thải nhà kính do con người gây ra trên toàn cầu. Và một khi thế giới càng ấm lên, những người trồng lúa càng đối mặt những áp lực tồi tệ hơn. Theo báo cáo của Chương trình Lương thực Thế giới (WFP), lượng mưa trong chu kỳ trồng lúa đã giảm 7% hàng năm trong vòng 30 năm qua, với tác động của biến đổi khí hậu dự kiến ​​sẽ làm giảm năng suất lúa khoảng 8,10% vào năm 2080.

Theo báo cáo của tổ chức WaterAid India, vào năm 2019, để sản xuất được 1 kg lúa cần khoảng 2.800 lít nước và điều này có thể gây ra cuộc khủng hoảng nước vào năm 2030, khi nhu cầu dự kiến ​​sẽ vượt cung gấp hai lần.

Không chỉ năng suất lúa dự kiến ​​sẽ giảm khi nhiệt độ tăng, mà sự gia tăng của CO2 trong khí quyển cũng làm giảm hàm lượng dinh dưỡng của nó. Một  nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Science, lưu ý rằng mức CO2 cao hơn đã dẫn đến sự suy giảm hàm lượng protein, vi chất dinh dưỡng và vitamin trong các chủng loại gạo -gây ra những hậu quả tiềm ẩn về sức khỏe đối với 600 triệu người thường đón nhận già nửa nguồn năng lượng trong khẩu phần ăn bình quân đầu người từ gạo.

Tại Ấn Độ, quốc gia có gần một nửa dân số làm nông nghiệp, với sản lượng chính là lúa gạo. Năm 2021, sản lượng lúa gạo ước đạt mức kỷ lục với khoảng 125 triệu tấn ​​được sản xuất từ ​​cả vụ hè và vụ đông. Trong khi đó, quốc gia Nam Á chính là một trong ba nước phát thải khí mêtan hàng đầu thế giới, dù là nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, đã khước từ cam kết toàn cầu về cắt giảm 30% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030.

Ấn Độ cũng không đăng ký Hành động COP26 Chương trình nghị sự về Nông nghiệp bền vững . Lý do có thể là do lập trường duy trì lâu nay của Ấn Độ: Các quốc gia đang phát triển có trách nhiệm nuôi sống và duy trì công dân của mình, và không nên chịu trách nhiệm giải quyết các kết quả của lượng khí thải carbon “lịch sử”.

Thực tế đơn giản là càng có nhiều miệng ăn, thì càng cần có nhiều lương thực cần được sản xuất nên muốn sản xuất bền vững cần đòi hỏi chuyển đổi tư duy nhiều hơn là thay đổi cây trồng.

Theo một nghiên cứu năm 2018 trên tạp chí Science Advances, việc sử dụng các loại ngũ cốc thay thế, như ngô, kê (ragi), hoặc lúa miến, với yêu cầu tưới tiêu thấp, có thể làm giảm 33% nhu cầu tưới tiêu của Ấn Độ.

5cee3bfb2ac00_600-141747_360.jpeg

Nông nhân Bangladesh thu hoạch lúa, nơi gạo là lương thực chính ở nước này và mang lại sinh kế cho hàng triệu gia đình nông thôn. Ảnh: ucanews

Một lập luận cho rằng nông dân có thể đa dạng hóa sản xuất, chuyển từ sản xuất lúa công nghiệp trong cái gọi là “chuyên canh lúa” sang canh tác hỗn hợp và tận dụng canh tác hữu cơ để giảm thiểu tác động của khí hậu và tăng tính bền vững chung. Tuy nhiên quá trình chuyển đổi này không thể diễn ra trong một sớm một chiều.

Ông Partha Varanashi, một nông dân hữu cơ có nền tảng về công nghệ sinh học thực vật phân tử lấy lịch sử 200 năm trồng trọt hỗn hợp của gia đình mình để làm ví dụ: “Trước đây, người nông dân nào cũng trồng lúa. Theo thời gian, họ chuyển sang trồng hoa màu vì giá gạo giảm. Đối với nền công nghiệp sản xuất lúa gạo, một khi nông dân tìm kiếm năng suất cao hơn, họ phải cần bổ sung một lượng lớn phân bón hóa học vào đất, giết chết các vi sinh vật thường là một phần của quá trình chuyển hóa chất hữu cơ thành chất dinh dưỡng có thể sử dụng được cho đất và cây trồng. Với những vi sinh vật chết, cây trồng sẽ phụ thuộc vào canh tác hóa học. Ông nói: “Điều này đã ngăn chặn chu kỳ thu nhận NPK từ chất thải động thực vật”.

Theo Tổ chức Nông lương Liên Hợp quốc (FAO), chỉ riêng thịt và các sản phẩm từ sữa đã chiếm 14,5% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu. Mặc dù lúa gạo dường như có thể thay thế được, nhưng đây có lẽ vẫn là lần đầu tiên con người cần phải thay đổi: Trước khi chúng ta thay đổi cách thức và những gì người nông dân cần làm, nhu cầu cấp thiết là phải đảm bảo rằng nhiên liệu hóa thạch nằm yên dưới lòng đất.

 

Bình luận

FAO: Giá lương thực, thực phẩm thế giới giảm trong tháng 4/2022

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) ngày 6/5 thông báo giá lương thực thực phẩm thế giới giảm trong tháng 4/2022 sau khi tăng vọt trong tháng trước đó, dẫn đến giá dầu thực vật và ngũ cốc giảm.

Cần sa đang là cây trồng lợi nhuận thứ 5 ở Mỹ

Với mục đích phục vụ tiêu khiển hiện đã hợp pháp ở 18 bang, cần sa đang là một loại cây hái ra tiền của nông dân và có lợi nhuận chắc chắn tại Mỹ.

Thiếu thức ăn chăn nuôi, Thái Lan hủy lệnh kiểm soát nhập khẩu

Bộ Thương mại Thái Lan vừa đề xuất chính phủ hàng loạt các giải pháp mới nhằm tăng cường nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong thời gian 3 tháng.

Xuất hiện trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm H3N8 đầu tiên trên người

Ủy ban Y tế Trung Quốc xác nhận, lần đầu tiên chủng virus cúm gia cầm H3N8 đã được phát hiện ở người, tại tỉnh Hà Nam, miền Trung nước này.

Vì sao rừng già quan trọng?

Rừng già vừa là điểm nóng sinh thái, vừa cung cấp nước sạch cho con người và là nguồn hút carbon chính giúp chống biến đổi khí hậu.

Giá lương thực tăng vọt có thể để lại hậu quả rất lớn

Một khi không ai có thể biết được cuộc xung đột Nga- Ukraine còn kéo dài bao lâu, các tác động của nó đến phần còn lại của thế giới là sẽ rất nghiêm trọng.

Từ 28/4, Indonesia sẽ cấm xuất khẩu dầu cọ thô và dầu ăn

Bộ Công Thương cho biết, theo tuyên bố của Tổng thổng Indonesia Joko Widodo (Jokowi) vào chiều ngày 24/4/2022, kể từ ngày 28/4/2022 tới đây, nước này sẽ cấm xuất khẩu toàn bộ dầu cọ thô (CPO) và dầu ăn với thời hạn cấm không xác định.

Phân bón truyền thống 'đánh bại' phân bón công nghiệp

Trong cuộc thử nghiệm kiểm tra sức khỏe đất mang tính “đối đầu” giữa phân bón công nghiệp và phân bón truyền thống cho thấy, lối cũ khiến đất đai trở nên màu mỡ hơn.

Đài Loan cấm nhập thuốc trừ sâu chứa hoạt chất chlorpyrifos

Tất cả các sản phẩm thuốc trừ sâu có chứa hoạt chất chlorpyrifos, được cho là gây hại đến hệ thần kinh của trẻ nhỏ sẽ được Đài Loan cấm nhập khẩu và sản xuất.

Các vựa sản xuất lương thực lớn không chỉ lo phân bón

'Hiện vẫn còn quá sớm để đánh giá về thị trường phân bón thế giới ảnh hưởng đến mùa vụ năm nay, nhưng có rất nhiều yếu tố khác khiến nông dân phải lo lắng'.