Người Jrai làm chủ kỹ thuật, công nghệ sản xuất cà phê
Được triển khai từ năm 2016 tới nay, Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT) đối với hợp phần cà phê, đã giúp nhà nông tỉnh Gia Lai hiểu biết thêm những điều mới mẻ về cây trồng đã rất quen thuộc
Một vườn cà phê được sản xuất theo tiêu chuẩn 4C tại Gia Lai.
Trồng cà phê, với nhiều nông dân Gia Lai bây giờ không còn là cuốc cỏ, đào bồn tưới nước cực nhọc, là phơi nắng phơi mưa nhiều thất thoát. “Kỹ thuật” trong chăm sóc, “công nghệ” trong sơ chế đã trở thành mối quan tâm hàng đầu, giúp bà con nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế. Năm mới 2022 đến với các thôn làng tỉnh Gia Lai cùng với tin mừng về một vụ cà phê vừa được mùa vừa được giá, bà con càng quan tâm hơn tới áp dụng kỹ thuật, công nghệ, để cà phê càng canh tốt, đem lại nguồn thu bền vững cho gia đình.
Gần tết, tiết trời càng trở nên hanh khô, cà phê trong vườn nhà anh Siu Bốp (ở làng Mnông Yố 2, xã Ia Ka (huyện Chư Păh) đã rủ lá, báo hiệu cây cần nước tưới đợt đầu tiên trong năm. Anh Siu Bốp mở khóa nước hướng ra vườn, khóa đường ống dẫn lên bể nước gia đình. Trong chống lát, làn nước mát rượi đã phun đều vào từng gốc cà phê. Anh Siu Bốp cho biết, mọi năm anh phải tốn 10 ngày liên tục, làm từ sáng tới tối đêm, để hoàn thành 1 đợt tưới cho hơn 2.000 cây cà phê. Còn bây giờ, chỉ cần vài lần khóa ống-mở ống, hệ thống tưới bằng công nghệ tiết kiệm mới sẽ thay thế toàn bộ sức người. Siu Bốp cho biết, cùng với gia đình anh, nhiều gia đình khác cùng là thành viên của Hợp tác xã - Sản xuất –Thương mại – Dịch vụ nông nghiệp và Du lịch Ia Mơ Nông cũng đã sử dụng cách tưới mới.
Hệ thống máy móc chế biến cà phê được Dự án VnSAT Gia Lai hỗ trợ.
“Trước đây, khi HTX chưa cho chúng tôi tưới bằng béc tự động, chúng tôi phải tưới bằng tay, tưới 1 hecta mất 4 đến 5 ngày. Từ lúc lắp máy tưới tự động, 3 đến 4 ngày thì tưới xong, không tốn công, cũng không tốn điện, tốn nước. Đến mùa mưa mình bật máy tưới rồi bón phân dễ hơn, không khó khăn như trước”, anh Siu Bốp chia sẻ.
Cùng với đầu tư hệ thống tưới phun gốc tiết kiệm, nhờ nguồn vốn từ Dự án VnSAT, Hợp tác xã Sản xuất –Thương mại – Dịch vụ nông nghiệp và Du lịch Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh) còn được đầu tư 1 máy tách - loại quả xanh, hệ thống giàn phơi để sản xuất cà phê chất lượng cao; đầu tư kho bãi và 2 km đường giao thông nội đồng. Hơn 300 thành viên của hợp tác xã được tập huấn về trồng cà phê tiêu chuẩn 4C.
“Làm cà phê thì không được bón nhiều phân NPK vì chứa nhiều chất hóa học, bón nhiều thì hại cây, hại đất, chúng ta nên bón phân vi sinh. Phân vi sinh rất tốt cho rễ, cho thân cây, giúp cây phát triển, ra trái nhiều. Khi mình sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu diệt cỏ nhiều thì sẽ có hại cho sức khỏe của người trồng cà phê”, chị Rơ Châm Seng (ở làng Mnông Yố 2, xã Ia Ka) - thành viên Hợp tác xã cho biết.
Nhờ những hỗ trợ từ Dự án VnSAT, một số hợp tác xã tại Gia Lai đã tự tạo được sản phẩm cà phê chất lượng.
Theo ông Lê Quốc Tuấn, Phó Giám đốc Ban quản lý Dự án VnSAT tỉnh Gia Lai, hợp phần cà phê của Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT) được triển khai tại tỉnh Gia Lai từ năm 2015 tới nay tại 6 huyện Chư Prông, Đak Đoa, Ia Grai, Chư Păh, Đức Cơ, Mang Yang. Theo đó, dự án đã hỗ trợ hàng chục công trình, máy móc cho 20 tổ chức nông dân và hợp tác xã; tập huấn về sản xuất cà phê bền vững và tái canh cà phê cho hơn 15.000 nông hộ. Cũng từ đây, đã có 432 hộ trồng cà phê tiếp cận được tổng số vốn vay là 185 tỷ đồng để tái canh hơn 1.470 hecta cà phê.
Ông Tuấn cho biết, giai đoạn 2021-2022, Dự án VnSAT sẽ tiếp tục thực hiện các tiểu dự án để hỗ trợ, đồng hành cùng các tổ chức, hợp tác xã và nông dân trong sản xuất cà phê bền vững: “Về sản xuất cà phê bền vững ngành hàng cà phê của Dự án VnSAT đã đạt được các chỉ tiêu. Tuy nhiên, trong thời gian tới, nhà nước cũng cần hỗ trợ mảng liên kết chuỗi đối với doanh nghiệp tiêu thụ,chế biến, hỗ trợ tiếp cơ sở hạ tầng để bà con nông dân tiếp cận với khoa học - kỹ thuật để bà con sản xuất cà phê ngày càng có hiệu quả cao hơn”.
Chấp nhận đổi mới sản xuất để phù hợp với xu thế của thị trường, nhà nông Gia Lai đã tạo thêm sức cạnh tranh của sản phẩm cà phê địa phương. Chất lượng tốt đã giúp hạt cà phê của Gia Lai tới được thêm những thị trường mới, đem lại nguồn thu ổn định, bền vững cho bà con ở các thôn làng./.
Nguồn: Theo VOV
Lộ diện giải pháp Smart Farm từ Rạng Đông
Phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao, đổi mới khoa học – công nghệ được coi là một trong những giải pháp mang tính then chốt trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Cú hích chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp ở xứ trà
Chính quyền tỉnh Thái Nguyên ưu tiên ứng dụng chuyển đổi số để tạo ra đột phá trong lĩnh vực phát triển kinh tế nông nghiệp.
Đam mê nông nghiệp thuận tự nhiên
Sản xuất hoàn toàn thuận theo tự nhiên, không sử dụng bất kỳ hóa chất nào trong canh tác, sản phẩm của công ty do anh Ngọc làm giám đốc đã khẳng định chỗ đứng.
Sao Mai Super Feed nâng tầm chất lượng cá tra
Hơn 5 năm tham gia ngành hàng thức ăn thủy sản (TATS), Sao Mai Super Feed có mặt trên thị trường, được khách hàng đánh giá cao về chất lượng và giá thành phù hợp.
“Cú huých” cho ngành gỗ từ logistics
Bên cạnh những mặt tích cực đang tạo cơ hội rất lớn cho ngành công nghiệp gỗ là những khó khăn, thách thức đan xen. Ðó là, giá nguyên liệu nhập khẩu tăng cao, nhất là chi phí vận chuyển, logistics tăng liên tục thời gian qua, đến nay vẫn chưa có dấu hiệu
Dâu tây, cà chua, rau thủy canh... 'đón' khách
Với cách làm riêng, khu du lịch canh nông của gia đình ông Trần Huy Đường ở Đà Lạt (Lâm Đồng) luôn tạo điểm nhấn, thu hút khách du lịch.
Sản xuất nông nghiệp chủ động vượt thách thức
Trong 3 tháng đầu năm 2022, sản xuất nông nghiệp cả nước tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức khi giá vật tư nông nghiệp tăng cao và dịch Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu, gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm.
Ngành nông nghiệp Gia Lai mang về lợi nhuận hơn 30.000 tỉ đồng
Ngày 17.4, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai cho hay, ngành chức năng đang đẩy mạnh xây dựng chỉ dẫn địa lý để dễ dàng trong xuất khẩu ra thị trường Châu Âu theo Hiệp định EVFTA và bảo vệ sản phẩm của địa phương.
Tập đoàn Tân Long với mục tiêu 1 triệu tấn gạo chất lượng cao
Tập đoàn Tân Long xác định hợp tác xã là mắt xích đặc biệt quan trọng trong chuỗi giá trị lúa gạo nhằm giảm các khâu trung gian, tăng lợi ích cho nông dân.
Công nghệ - sức bật cho đam mê nông nghiệp: Đầu tư nhiều, gặt hái lớn
Mỗi năm, Unifarm chi số tiền khoảng 3% tổng doanh thu để đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ. Và thành quả thu được cũng tương xứng.
Bình luận