Nhà lai tạo cá chọi Xiêm số một Đông Nam Á

Không nhiều người có được thu nhập từ sở thích của mình và ông Wisit Phumpetch là một trong số ít người may mắn như vậy.

cbg-1_grande-165937_964.jpeg

Tuổi đời trung bình của dòng cá chọi Xiêm betta từ 3 đến 5 năm, chúng có thể nhịn ăn trong 5 ngày. Ảnh: The Nation

Ông Wisit- một chuyên gia lai tạo nổi tiếng về cá chọi Xiêm hiện vẫn đang nỗ lực hằng ngày biến thú tiêu khiển bình thường của mình thành một nghề sinh lợi.

Cá chọi Xiêm còn được gọi là cá betta là một loài nước ngọt có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á như Campuchia, Lào, Myanmar, Malaysia, Indonesia, Việt Nam và tất nhiên là Thái Lan.

Thú chơi cá chọi đã có từ rất lâu ở Thái Lan. Lần đầu tiên nó xuất hiện dưới triều đại Rama I (1782-1809), tuy nhiên phải đến thời vua Rama III (1824-1851), danh tiếng của thú chơi cá chọi Thái Lan mới lan rộng ra nước ngoài khi Hoàng gia trao tặng một số con cá đá cho nhà động vật học Đan Mạch Theodore Cantor, người sau đó đã có công phổ biến loại cá chọi Xiêm lan tỏa khắp phương Tây như là loại cá cảnh hay thú cưng.

Cá chọi Xiêm betta đến nay đã trở thành biểu tượng của người Thái trên khắp thế giới, thậm chí loài cá này còn truyền cảm hứng cho các nhà thiết kế trang phục dân tộc cho người đẹp Thái Lan Amanda Obdam mặc trong cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ gần đây.

m05-161-hmpk-red-classic-koi-galaxy-165553_227.jpg

Một số mẫu cá chọi Xiêm đang được ưa chuộng. Ảnh: Getty

Trang trại ương nuôi cá chọi Xiêm của ông Wisit hiện ở khu Rat Burana, thủ đô Bangkok gần đây ăn nên làm ra nhờ tài lai tạo giống cá chọi, cho ra đời những dòng có vẻ đẹp quyến rũ và sự đa dạng. Ông Wisit giải thích rằng, cá chọi Xiêm betta cảnh ngày càng đẹp hơn khi loài cá này được lai tạo thuần túy để đi thi đấu, tương tự như như gà trống hay bò tót.

Ông Wisit bất ngờ nổi lên cách nay bảy tám tháng sau khi tiến hành phiên bán đấu giá online một con cá chọi cưng do ông lai tạo trong một hội nhóm dân chơi trong nước. Giá khởi điểm của con cá này là 1 bạt (0,031 USD hoặc tương đương 700 VNĐ) nhưng chốt phiên đấu giá nó đã được bán với giá 4.800 bạt (150 USD hoặc 3,5 triệu VNĐ). “Tôi rất vui với thành công đó. Nó đã thôi thúc tôi thêm gắn bó với nghề nhân nuôi cá betta”, ông Wisit nói.

screenshot_1625217575-165849_644.jpeg

Công việc hàng ngày của ông Wisit là nhân giống cá, chăm sóc chúng cho đến khi chúng đủ lớn để chọn lọc. Ảnh: The Nation

Hiện hằng ngày ông Wisit đang kiếm tốt từ việc kinh doanh cá chọi cảnh và buôn bán các phụ kiện cho cả khách hàng Thái Lan và nước ngoài. Ông chủ Wisit cho hay, những con cá có màu sắc độc đáo và sặc sỡ thường có giá cao nhất và phần lớn khách hàng nước ngoài của trang trại đều thuộc các nước Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Việt Nam và Campuchia. Ngoài ra gần đây ông cũng thường xuyên nhận được đặt hàng từ các nước xa xôi như châu Âu, châu Mỹ.

“Không có gì ngạc nhiên vì Thái Lan là quê hương của dòng cá chọi betta chất lượng hàng đầu thế giới. Với nhu cầu chơi cá đá cảnh đang lên cao cùng thị trường đang mở rộng cho những người mới chơi thì nghề lai cá chọi cảnh vẫn còn ở phía trước. Xu hướng hiện nay là các loại cá có sắc tố sẫm màu hoặc vảy chói”, ông Wisit nói thêm.

 

Bình luận

Vải thiều không hạt ở Trung Quốc

Các chuyên gia về vải và nhãn tại Học viện Khoa học Nông nghiệp Nhiệt đới Trung Quốc cho biết, họ đã giải được bài toán hóc búa: tạo ra trái vải thiều không hạt.

Biến váng đậu phụ bỏ đi thành rượu đắt tiền

Các nhà khoa học Singapore đã ủ váng đậu nành trong quá trình sản xuất đậu phụ bị bỏ đi thành rượu đắt tiền. Hiện một chai 500 ml được bán với giá 26 euro.

Lúa lai lại đạt năng suất kỷ lục ở Tam Á

Cơ sở sản xuất thực nghiệm lúa lai ở Tam Á, Trung Quốc đã cho năng suất 910 kg/ mu (0,067 ha), theo ước tính của các chuyên gia ngay tại ruộng hôm 6/5.

Đến lượt lúa gạo được tăng cường dinh dưỡng

Sau thành công đối với ngô có 90% hàm lượng protein là sữa tách béo và đậu, các nhà khoa học đang thúc đẩy việc sản xuất lúa gạo giàu dưỡng chất sinh học.

Chuyển đổi số làm thay đổi nông nghiệp Nhật Bản

Tại Nhật Bản, phần lớn đồng bằng nông nghiệp trước đây đã dần được đưa vào phát triển đô thị trong khi các sườn núi lại quá dốc để tiến hành canh tác.

Một tương lai không có phân bón tổng hợp?

Áp lực từ chi phí sản xuất tăng mạnh, tính khả dụng, và các vấn đề môi trường đang tiếp tục đẩy phân bón tổng hợp vào một tương lai phức tạp. Nhưng…

Phát minh ra siêu cây biến đổi gen chống biến đổi khí hậu

Khởi nghiệp công nghệ sinh học ở Mỹ đã nghiên cứu thành công một loại cây chống biến đổi khí hậu, có thể hấp thụ lượng carbon nhiều hơn 50% so với cây bình thường.

Trang trại nuôi cá tầm lấy trứng đầu tiên ở xứ nóng

Sản phẩm trứng cá tầm thu được từ trang trại ở Hua Hin được đưa về tiêu thụ tại nhà hàng sang trọng ở thủ đô Bangkok, mỗi hộp có giá lên tới gần 1.000USD.

Chỉnh sửa gen giúp tăng đáng kể năng suất ngô, lúa

Những sản phẩm ngô chỉnh sửa gen có khả năng làm tăng năng suất đáng kể vừa được xin cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học ở Trung Quốc.

Vô tiền khoáng hậu: Thịt làm từ không khí

San Mateo, công ty khởi nghiệp có trụ sở ở California (Mỹ) tạo ra một loại 'thịt' làm từ không khí, trong nỗ lực cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.