Nhập khẩu đường đạt kỷ lục hơn 1,7 triệu tấn

Năm 2021, nhập khẩu đường tăng rất mạnh và đạt hơn 1,7 triệu tấn, qua đó tạo nên những kỷ lục mới về lượng và giá trị trong nhập khẩu đường.

sugar-1-074003_577-113222_924.jpg

Nhập khẩu đường năm 2021 đạt kỷ lục hơn 1,7 triệu tấn. Ảnh: TL.

Theo Tổng cục Hải quan, trong cả năm 2021 Việt Nam đã chi ra số tiền kỷ lục 853,699 triệu USD để nhập khẩu đường với khối lượng kỷ lục 1.729.866 tấn, cao hơn nhiều so với năm 2020 cả về giá trị nhập khẩu đường (642,930 triệu USD) và lượng đường nhập khẩu (1.584.406 tấn).

Nét nổi bật của nhập khẩu đường năm 2021 là nhập khẩu đường từ Thái Lan giảm hẳn so với năm 2020, nhưng nhập khẩu đường từ 5 nước ASEAN (Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar) lại tăng mức độ bùng nổ (gấp 4 lần so với 2020). Điều này cho thấy biện pháp áp thuế chống bán phá giá chống trợ cấp đối với đường có xuất xứ Thái Lan tạm thời chưa phát huy được tác dụng.

Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết, nguồn cung dồi dào trong khi nhu cầu đường cho tiêu dùng trực tiếp và sản xuất dưới tác dụng của dịch bệnh Covid-19 đã giảm thấp, dẫn đến giá đường trong tháng 12/2021 giảm.

Cuối tháng 12/2021 sự xuất hiện mạnh của dòng đường nhập lậu (thực chất đường có xuất xứ Thái Lan) đã tiếp tục đẩy giá đường xuống dưới mức giá thành sản xuất của đường từ mía.

Các nhà máy đường đã nâng giá mua mía đến mức cao nhất trong 5 năm gần đây và bắt đầu vào vụ ép mía 2021/22 đang phải đối mặt với khó khăn lớn vì không tiêu thụ được đường.

 

Bình luận

Tôm rộng đường sang thị trường Trung Quốc

Trong khi nhiều nông sản xuất sang Trung Quốc đang gặp khó do chính sách "Zero Covid" của nước bạn thì xuất khẩu tôm lại tăng rất mạnh.

Đẩy mạnh xuất khẩu trà và cà phê sang thị trường Trung Quốc

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu rất tiềm năng cho nhiều mặt hàng của Việt Nam, trong đó có nhóm hàng đồ uống.

Thủy sản thích ứng tốt với "zero Covid"

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 4 tháng đầu năm xuất khẩu thủy sản ước đạt 3,6 tỉ USD, tăng tới hơn 44,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu hoa tươi Việt Nam bắt đầu có chỗ đứng ở Nhật Bản

Năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hoa tươi của Nhật Bản là 65,3 tỷ yen (tương đương 528 triệu USD) trong đó nhập khẩu hoa tươi từ Việt Nam là 45 triệu USD.

Xuất khẩu nông sản: Bộ Công Thương khuyến cáo điều gì?

Để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, Bộ Công Thương cho rằng cần sớm chuyển xuất khẩu sang chính ngạch, tức là tuân thủ toàn bộ các quy định của nước nhập khẩu.

Hàng trong nước ế ẩm, rau quả nhập khẩu vẫn tăng

Chỉ trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập 562,1 triệu USD rau quả, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu thủy sản tăng mạnh

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thủy sản đạt hơn 1 tỷ USD với mức tăng trưởng 41% so với cùng kỳ năm 2021.

Nông sản Việt mở rộng thị trường xuất khẩu

Trong xu thế phục hồi các ngành kinh tế, xuất khẩu nông sản của Việt Nam tiếp tục cho thấy đà tăng trưởng ấn tượng với mức tăng gần 16% so với 4 tháng đầu năm 2021. Đây cũng là thời điểm, Việt Nam tìm cách mở rộng thị trường, đẩy mạnh việc xuất khẩu.

Thị trường Trung Quốc và Mỹ là động lực chính cho xuất khẩu thuỷ sản quý II

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục mang về trên 1 tỷ USD với mức tăng trưởng mạnh mẽ 41% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU quý I tăng 92,9%

Hiệp định EVFTA đang được các doanh nghiệp tận dụng hiệu quả khi kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU trong Quý I/2022 tăng 92,9%.