Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa Việt Nam không bị Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, ngày 1/9/2021, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ban hành kết luận sơ bộ đợt rà soát hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ 17 (POR17) cho giai đoạn từ ngày 1/8/2019 đến ngày 31/7/2020 đối với cá tra, basa

ca-ba-sa-tra-xuat-khau.jpg

Chế biến cá tra xuất khẩu tại Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Cần Thơ. Ảnh: Danh Lam/TTXVN

Theo đó, trong 63 doanh nghiệp dự kiến được rà soát ban đầu, DOC đã hủy bỏ rà soát với 28 công ty vì nhiều lý do khác nhau.

Trong số 35 công ty còn lại, DOC lựa chọn Công ty cổ phần Thủy sản Nha Trang (NTSF) và Công ty cổ phần Chế biến hải sản Biển Đông (ESS) để yêu cầu trả lời bản câu hỏi điều tra. Ngoài ra, DOC cũng xác định Công ty cổ phần Trang trại xanh (Green Farms) đủ điều kiện được hưởng mức thuế suất riêng rẽ.

Cục Phòng vệ thương mại nhận định, kết quả rà soát sơ bộ của DOC cho thấy Công ty NTSF không bán phá giá nên sẽ không bị áp thuế chống bán phá giá; Công ty ESS chịu mức thuế 3,87 USD/kg do DOC cho rằng công ty không hợp tác đầy đủ với DOC; Công ty Green Farms được hưởng mức thuế 1,94 USD/kg. Các công ty còn lại trong số 35 công ty được rà soát tiếp tục bị áp mức thuế 2,39 USD/kg như các năm trước.

Như vậy, hiện nay có khoảng 10 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa của Việt Nam không bị áp thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ; trong đó, có một số doanh nghiệp xuất khẩu lớn như Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, Công ty cổ phần Nam Việt, Công ty cổ phần Thủy sản Nha Trang....

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong năm 2020, sản lượng xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt khoảng 83.159 tấn, tương ứng kim ngạch khoảng 228,79 triệu USD.

Tiếp theo việc ban hành kết luận sơ bộ, DOC thông báo các bên liên quan có thể gửi ý kiến hoặc đề nghị tổ chức phiên điều trần trong vòng 30 ngày kể từ ngày đăng công báo kết luận sơ bộ. Kết luận cuối cùng dự kiến được DOC ban hành trong tháng 1/2022.

Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam và phía Hoa Kỳ để xử lý các vấn đề liên quan nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của Việt Nam trong vụ việc.

Theo Cục Phòng vệ thương mại, cá tra, basa Việt Nam bị Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá từ năm 2003 và hàng năm mức thuế áp dụng đều được rà soát lại.

Trong mỗi lần rà soát, Bộ Công Thương đều theo dõi chặt chẽ diễn biến, phối hợp với các bộ, ngành, VASEP và các doanh nghiệp xuất khẩu liên quan có các hành động cần thiết để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của ngành cá tra, basa xuất khẩu của Việt Nam.

Nguồn: Theo TTXVN

Bình luận

Tôm rộng đường sang thị trường Trung Quốc

Trong khi nhiều nông sản xuất sang Trung Quốc đang gặp khó do chính sách "Zero Covid" của nước bạn thì xuất khẩu tôm lại tăng rất mạnh.

Đẩy mạnh xuất khẩu trà và cà phê sang thị trường Trung Quốc

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu rất tiềm năng cho nhiều mặt hàng của Việt Nam, trong đó có nhóm hàng đồ uống.

Thủy sản thích ứng tốt với "zero Covid"

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 4 tháng đầu năm xuất khẩu thủy sản ước đạt 3,6 tỉ USD, tăng tới hơn 44,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu hoa tươi Việt Nam bắt đầu có chỗ đứng ở Nhật Bản

Năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hoa tươi của Nhật Bản là 65,3 tỷ yen (tương đương 528 triệu USD) trong đó nhập khẩu hoa tươi từ Việt Nam là 45 triệu USD.

Xuất khẩu nông sản: Bộ Công Thương khuyến cáo điều gì?

Để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, Bộ Công Thương cho rằng cần sớm chuyển xuất khẩu sang chính ngạch, tức là tuân thủ toàn bộ các quy định của nước nhập khẩu.

Hàng trong nước ế ẩm, rau quả nhập khẩu vẫn tăng

Chỉ trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập 562,1 triệu USD rau quả, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu thủy sản tăng mạnh

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thủy sản đạt hơn 1 tỷ USD với mức tăng trưởng 41% so với cùng kỳ năm 2021.

Nông sản Việt mở rộng thị trường xuất khẩu

Trong xu thế phục hồi các ngành kinh tế, xuất khẩu nông sản của Việt Nam tiếp tục cho thấy đà tăng trưởng ấn tượng với mức tăng gần 16% so với 4 tháng đầu năm 2021. Đây cũng là thời điểm, Việt Nam tìm cách mở rộng thị trường, đẩy mạnh việc xuất khẩu.

Thị trường Trung Quốc và Mỹ là động lực chính cho xuất khẩu thuỷ sản quý II

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục mang về trên 1 tỷ USD với mức tăng trưởng mạnh mẽ 41% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU quý I tăng 92,9%

Hiệp định EVFTA đang được các doanh nghiệp tận dụng hiệu quả khi kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU trong Quý I/2022 tăng 92,9%.