Ninh Bình: Bí quyết ép cây na ra quả trái vụ
Nhiều năm nay, nhờ trồng na trái vụ mà nhiều hộ dân ở xã Phú Long, huyện Nho Quan (Ninh Bình) có thu nhập tăng lên đáng kể. Với sự đồng hành của các sản phẩm phân bón Lâm Thao, bà con nơi đây thu lãi cả trăm triệu đồng mỗi vụ na.
Thu nhập cao nhờ trồng na trái vụ
Đến xã Phú Long mùa này đi đến đâu cũng thấy những đồi trồng na xanh tốt. Dù vụ thu hoạch na đã qua từ lâu, nhưng nhờ kỹ thuật trồng na trái vụ nên ở thời điểm này bà con ở đây vẫn có na để bán. Dù dịch Covid-19 nhưng giá na trái vụ vẫn được bán với giá cao nên bà con rất phấn khởi.
Theo lãnh đạo Hội ND xã Phú Long, hiện toàn xã có hơn 100 hộ trồng na dai với diện tích 125ha. Được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật và thời tiết thuận lợi nên năm nay cây na cho năng suất cao hơn các vụ trước, ước tính 1ha thu được hơn 10 tấn quả.
Là một trong những hộ có thu nhập cao từ trồng na trái vụ, anh Nguyễn Đình Quý (44 tuổi) ở thôn 4, xã Phú Long cho biết: Anh hiện có 2ha trồng na. Trung bình, mỗi năm từ vườn na trái vụ anh thu hái được 20 tấn quả, mang về doanh thu gần 500 triệu đồng.
Bà con nông dân xã Phú Long (huyện Nho Quan, Ninh Bình) thu hái na trái vụ. Ảnh: Phạm Anh
"Để cây na ngấm phân bón tốt hơn, gia đình tôi thường cuốc rãnh hình vành khăn sau đó bón phân Lâm Thao vào rãnh cuốc, lấp kín, ủ gốc bằng cỏ khô, lá khô tạo ẩm"- Anh Nguyễn Đình Quý – hộ dân trồng na ở xã Phú Long
"So với ngô, khoai, mía thì cây na cho hiệu quả kinh tế gấp 20 lần, trong khi đó, đầu ra ổn định không bấp bênh như các loại cây mà tôi đã trồng trước đó. Với 2ha na dai, sau khi trừ hết chi phí, gia đình tôi thu về hơn 300 triệu đồng/năm, năm nào thuận, giá bán na cao thì thu nhập lên tới 400 triệu đồng" - anh Quý chia sẻ.
Theo anh Quý, nhờ bí quyết ép vườn na ra quả trái vụ, năng suất quả na tăng gấp đôi so với thông thường, đạt 10 tấn quả/ha.
Đây chính là chìa khóa giúp bà con ở đây thành công với mô hình trồng na trái vụ, đem lại kinh tế cao hơn so với tất cả các loại cây ăn quả khác.
"Hiện tôi mới thu được khoảng hơn 2 tấn na, thu lai rai từ giờ cho đến hết tháng sau cũng phải được khoảng hơn 6 tấn nữa. Quả thu đến đâu thương lái về lấy hết tới đó, bất chấp ảnh hưởng từ Covid- 19, trồng na trái vụ cực kỳ kinh tế" - anh Quý tiết lộ.
Bí quyết hái quả ngọt trên đất sỏi đá
Chi sẻ bí quyết ép cây na ra quả trái vụ, anh Quý cho biết, cây na có một đặc điểm là chỉ cần cắt tỉa cành là một thời gian sau là chúng nảy lộc, đâm hoa kết trái. Dựa vào đặc điểm này, mà người trồng sẽ có na trái vụ theo ý mình muốn, hiện nay có thêm vụ na trái vụ vào tháng 10 (âm lịch).
Lúc quả mới bằng cái chén, phải cắt tỉa các cành không có quả, bỏ các cành quả còi cọc, cong vẹo. Na bị cắt cành khiến dinh dưỡng bị ứ lại, dồn về thân sẽ nảy lộc mới, đơm hoa ngay trên thân cây, cho lứa quả thứ 2 ngay sau lứa 1.
"Khó nhất là việc đánh giá sức khỏe cây na, nếu tham lấy quá nhiều quả thì cây na sẽ kiệt quệ và bị chết. Vì vậy, để có vụ na trái vụ thành công thì việc chăm sóc, bón phân cho na rất quan trọng".
Anh Quý thông tin thêm: Mỗi năm, anh thường bón phân 4 - 5 đợt cho na. Anh hay sử dụng phân bón của công ty Lâm Thao loại NPK-S*M1 12.5.10-14 để bón cho na. Bên cạnh đó, mỗi năm anh Quý bón thêm 1 lần phân gà ủ mục cùng với đợt bón thúc phân Lâm Thao sau khi thu quả.
"Vùng đất mà người dân Phú Long chúng tôi đang trồng na rất cằn cỗi, bên dưới cào lên chủ yếu là đá mạt, nhiều chỗ bên dưới cào lên toàn đá tảng, chỉ có tý đất đá mạt bên trên. Để cây na ngấm phân bón tốt hơn, gia đình tôi thường cuốc rãnh hình vành khăn sau đó bón phân Lâm Thao vào rãnh cuốc, lấp kín, ủ gốc bằng cỏ khô, lá khô tạo ẩm. Nhờ đó, tuy trồng trên vùng đất "chó ăn đá, gà ăn sỏi" nhưng cây na phát triển rất tốt, quả to ăn ngọt đậm đà" - anh Quý nói.
Theo lãnh đạo Hội ND xã Phú Long cho biết, giờ đây cây na đã trở thành cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế của bà con nơi đây.
Để tạo thuận lợi cho bà con phát triển vùng trồng na, Hội ND xã đã phối hợp với các doanh nghiệp uy tín như Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao thực hiện cung ứng phân bón theo hình thức trả chậm, xây dựng mô hình trình diễn điểm, tổ chức hướng dẫn, tập huấn khoa học kỹ thuật cho người trồng na…
Đực biết, nhằm hỗ trợ người trồng na, thời gian tới xã Phú Long sẽ đầu tư xây dựng tuyến đường dài 2,6km giúp cho việc giao thương được dễ dàng.
Đồng thời, xây dựng thương hiệu "Na dai Phú Long" thành nông sản thế mạnh của huyện và được công nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, từ đó nâng cao giá trị sản phẩm, thúc đẩy thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn.
Nguồn: Theo báo Dân Việt
Trồng cà tím Nhật Bản công nghệ cao, lãi nửa tỉ đồng/ha/năm
Mô hình trồng cà tím áp dụng công nghệ cao để xuất khẩu sang Nhật Bản trung bình năng suất khoảng 110 - 120 tấn/ha/năm, cho thu nhập 485 - 540 triệu đồng/ha/năm.
Dừa xiêm, xoài cát làm giàu cho người dân xứ cát
Từ một vùng đất cát bạc màu, hiệu quả thấp, cây dừa xiêm và xoài cát đang dần phủ xanh đất Phù Cát (Bình Định), làm giàu cho nông dân.
Sưu tầm, nhân nuôi giống gà đen bản địa quý của Bắc Kạn
Anh Tú đến từng bản xa xôi ở huyện Chợ Đồn để tìm và chọn lọc những cá thể gà đen có đặc điểm, kiểu hình tốt nhất đem về chăm sóc và nhân giống...
Nam Định: Thành công từ mô hình nuôi cá trắm đen bằng thức ăn công nghiệp
Nhờ kiên trì, chịu khó học hỏi, không chịu lùi bước trước khó khăn, nông dân Trần Thanh Năm, xóm 11, xã Xuân Vinh (Xuân Trường, tỉnh Nam Định) đã thành công với mô hình nuôi cá trắm đen bằng thức ăn công nghiệp.
Nuôi trồng đặc sản, nông dân dễ giàu
Các mô hình nuôi trồng cây, con đặc sản cho thấy, nông sản dễ dàng tìm đầu ra, nông dân dễ làm giàu và luôn có thu nhập ổn định ở mức cao...
Sở hữu giống tre lạ cho măng bốn mùa, lão nông kiếm tiền triệu mỗi ngày
Giống tre ông Cua trồng rất lạ, cho măng quanh năm, kể cả tháng hạn. Tận dụng điểm ưu việt này, ông canh tác măng mùa nghịch, bán được 35.000-40.000 đồng/kg, đút túi tiền triệu mỗi ngày
Khánh Hòa: Từ tay trắng, thành tỷ phú sầu riêng từ vốn vay ngân hàng
Nhiều nông dân huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) từ tay trắng đã trở thành triệu phú, tỷ phú nhờ mạnh dạn sử dụng nguồn vốn của Agribank.
Trên nuôi ếch, dưới nuôi cá rô đồng, cá trê, anh nông dân Hải Dương lãi lớn
Bằng cách thiết kế sàn lưới, cọc tre để nuôi ếch bên trên mặt ao nuôi cá, anh Trần Văn Vinh ở xã Đại Hợp, huyện Tứ Kỳ (tỉnh Hài Dương) đã có nguồn thu hoạch “kép” trên cùng một diện tích ao nuôi thủy sản.
Nông dân Hậu Giang nuôi rắn ri voi trong nhà lầu cho thu nhập cao
Rắn ri voi thường được bà con huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang nơi đây nuôi trong vèo, ao, mương, xô chậu hay bể xi măng. Tuy nhiên gần đây có một hộ dân đã đem loài vật này nuôi trong lồng kính đặt trên tầng 3 ngôi nhà đang ở và mô hình này đã mang lại
Trà Vinh: Nuôi cá bông lau là cá đặc sản có giá trị kinh tế cao
Đó là mô hình nuôi cá bông lau của ông Lâm Văn Binh ở ấp Giồng Bàng, xã Long Vĩnh, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Cá bông lau là một trong những loài cá đặc sản ham bơi lội ở các sông lớn ở ĐBSCL.
Bình luận