Nông dân Anh lo thỏa thuận thương mại với Úc làm thịt nhập khẩu tăng vọt
Đảng Lao động nói rằng miễn thuế theo hạn ngạch nhập khẩu cao đến mức các khoản thuế đó thực sự vô nghĩa và làm dấy lên lo ngại về phúc lợi động vật.
Thủ tướng Boris Johnson (tay phải) trong cuộc đàm phán tại Phố Downing với Thủ tướng Úc Scott Morrison, tuyên bố thỏa thuận thương mại Anh - Úc sẽ "mang lại lợi ích cho nông dân Anh".
Mặc dù vậy, Thủ tướng Boris Johnson, người đã hoàn thiện phác thảo của thỏa thuận trong cuộc đàm phán tại Phố Downing với Thủ tướng Úc Scott Morrison, tuyên bố hiệp định sẽ “mang lại lợi ích cho nông dân Anh”.
Thông báo của Anh về thỏa thuận cho biết, nhiều nông dân lo sợ về nguy cơ xuất hiện một đợt lũ nhập khẩu thịt rẻ hơn, chất lượng thấp hơn từ các trang trại khổng lồ của Úc, sẽ được bảo đảm bằng “giới hạn đối với hàng nhập khẩu miễn thuế trong 15 năm sử dụng thuế suất hạn ngạch và các biện pháp bảo vệ khác”.
Phố Downing từ chối cung cấp thêm bất kỳ chi tiết nào, nói rằng mọi người sẽ biết khi thỏa thuận về nguyên tắc được công bố trong những ngày tới.
Nhưng trong thông báo riêng của mình về thỏa thuận này, Bộ Thương mại Úc cho biết thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu từ nông nghiệp của nước này vào Vương quốc Anh sẽ dừng lại trong vòng ít nhất là năm năm đối với các sản phẩm sữa. Thuế thịt bò và thịt cừu sẽ dừng lại sau 10 năm, và sau tám năm đối với đường.
Đảng Lao động nói rằng ngay cả khi thuế được áp dụng, nông dân Úc sẽ được phép miễn thuế theo hạn ngạch cao đến mức các khoản thuế đó thực sự vô nghĩa.
Ví dụ, hạn ngạch thuế quan đối với thịt bò sẽ bắt đầu ở mức 35.000 tấn, tăng hàng năm trong thời gian thuế quan. Năm 2019, Vương quốc Anh nhập khẩu 1.766 tấn thịt bò và thịt bê từ Úc. Thuế quan đối với các sản phẩm thịt cừu sẽ bắt đầu bị áp ở mức 25.000 tấn một năm và đường ở mức 80.000 tấn.
Emily Thornberry, phụ trách lĩnh vực thương mại quốc tế trong "nội các đối lập" của Đảng Lao động, cho biết các điều khoản của thỏa thuận, và thực tế là nó sẽ tạo tiền lệ cho các thỏa thuận khác, "sẽ khiến hàng nghìn nông dân bị dồn vào chân tường".
“Không một quốc gia nào trên thế giới chấp nhận một thỏa thuận khủng khiếp như vậy đối với ngành nông nghiệp của mình, và chúng tôi cũng vậy. Bất kỳ nghị sĩ Đảng Bảo thủ (Đảng Tory) nào ủng hộ thỏa thuận này ngày hôm nay đều cần phải soi gương kỹ lưỡng và tự hỏi họ sẽ phản ứng như thế nào nếu thay vào đó hiệp định được Brussels đề xuất", bà nói.
Liên minh Nông dân Quốc gia (NFU) đã kêu gọi cung cấp thêm thông tin về các biện pháp bảo vệ thuế quan, và sẽ tìm kiếm chi tiết về cách các tiêu chuẩn về môi trường và phúc lợi động vật sẽ được bảo vệ.
Úc sử dụng lượng kháng sinh trong chăn nuôi cao hơn nhiều so với Anh - trung bình 16 lần đối với gia cầm - cho phép nông dân chăn nuôi với mật độ dày đặc, khiến thịt sản xuất rẻ hơn nhưng lại có tác động nghiêm trọng đến phúc lợi của chúng.
Chủ tịch của NFU, Minette Batters, cho biết: "Chúng tôi sẽ cần biết thêm về bất kỳ điều khoản nào về quyền lợi động vật và môi trường để đảm bảo các tiêu chuẩn sản xuất cao của chúng tôi không bị phá hoại bởi các điều khoản của thỏa thuận này."
Phố Downing cho biết Vương quốc Anh “hoàn toàn không thỏa hiệp” các tiêu chuẩn về sản xuất thực phẩm và sẽ không cho phép nhập khẩu thịt bò đã qua xử lý hormone. Tuy nhiên, một người phát ngôn cho biết ông không biết liệu lượng kháng sinh có bị hạn chế ngay hay không.
Phát biểu cùng với Morrison ở số 10 Phố Downing hôm 15/6, Thủ tướng Johnson hứa rằng thỏa thuận sẽ có các quy định nghiêm ngặt về quyền lợi động vật. “Ở đây, chúng tôi đã phải thương lượng rất vất vả và tôi muốn mọi người hiểu rằng đây là một lĩnh vực nhạy cảm đối với cả hai bên. Chúng tôi đã có một thỏa thuận kéo dài hơn 15 năm và bao gồm các điều khoản mạnh nhất có thể đối với quyền lợi động vật”.
“Nhưng tôi nghĩ đó là một thỏa thuận tốt và tôi nghĩ nó sẽ mang lại lợi ích cho nông dân Anh cũng như người tiêu dùng Anh”, ông bổ sung.
Greener UK, một liên minh gồm 12 tổ chức bao gồm National Trust, RSPB, Friends of the Earth và Greenpeace, cho biết họ sẽ “mong muốn được thấy các biện pháp bảo vệ mà chính phủ Vương quốc Anh đang xây dựng trong thỏa thuận”.
Các nghị sĩ sẽ có cơ hội xem xét kỹ lưỡng thỏa thuận sau khi nó được hoàn tất đầy đủ, dự kiến vào gần cuối năm nay. Tuy nhiên, họ sẽ không nhận được một cuộc bỏ phiếu về việc nó có hiệu lực hay không.
Cả thỏa thuận thuế quan và tiêu chuẩn phúc lợi đều có thể gây ra sự bất an trong một số nghị sĩ Đảng Bảo thủ, cũng như các nghị sĩ ở Scotland và xứ Wales, những người đại diện cho các cộng đồng nông dân.
Các dự báo của chính phủ cho biết thỏa thuận này sẽ thúc đẩy GDP của Anh tăng khoảng 0,025% trong vòng 15 năm. Thỏa thuận phác thảo cũng bao gồm một thỏa thuận có qua có lại nhằm cho phép những người dưới 35 tuổi đi lại, làm việc dễ dàng hơn.
Các bộ trưởng nước Anh bị cáo buộc gây nguy hiểm cho sinh kế của hàng nghìn nông dân sau khi xuất hiện thông tin thỏa thuận thương mại mới với Úc sẽ cho phép nhập khẩu thịt gia tăng đáng kể trước khi bất kỳ mức thuế bảo hộ nào có hiệu lực. Nông dân nước Anh cũng lo ngại việc thiếu chi tiết về phúc lợi động vật và các biện pháp bảo vệ môi trường trong hiệp định thương mại mới đầu tiên của quốc gia này với một quốc gia khác hậu Brexit. |
FAO: Giá lương thực, thực phẩm thế giới giảm trong tháng 4/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) ngày 6/5 thông báo giá lương thực thực phẩm thế giới giảm trong tháng 4/2022 sau khi tăng vọt trong tháng trước đó, dẫn đến giá dầu thực vật và ngũ cốc giảm.
Cần sa đang là cây trồng lợi nhuận thứ 5 ở Mỹ
Với mục đích phục vụ tiêu khiển hiện đã hợp pháp ở 18 bang, cần sa đang là một loại cây hái ra tiền của nông dân và có lợi nhuận chắc chắn tại Mỹ.
Thiếu thức ăn chăn nuôi, Thái Lan hủy lệnh kiểm soát nhập khẩu
Bộ Thương mại Thái Lan vừa đề xuất chính phủ hàng loạt các giải pháp mới nhằm tăng cường nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong thời gian 3 tháng.
Xuất hiện trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm H3N8 đầu tiên trên người
Ủy ban Y tế Trung Quốc xác nhận, lần đầu tiên chủng virus cúm gia cầm H3N8 đã được phát hiện ở người, tại tỉnh Hà Nam, miền Trung nước này.
Vì sao rừng già quan trọng?
Rừng già vừa là điểm nóng sinh thái, vừa cung cấp nước sạch cho con người và là nguồn hút carbon chính giúp chống biến đổi khí hậu.
Giá lương thực tăng vọt có thể để lại hậu quả rất lớn
Một khi không ai có thể biết được cuộc xung đột Nga- Ukraine còn kéo dài bao lâu, các tác động của nó đến phần còn lại của thế giới là sẽ rất nghiêm trọng.
Từ 28/4, Indonesia sẽ cấm xuất khẩu dầu cọ thô và dầu ăn
Bộ Công Thương cho biết, theo tuyên bố của Tổng thổng Indonesia Joko Widodo (Jokowi) vào chiều ngày 24/4/2022, kể từ ngày 28/4/2022 tới đây, nước này sẽ cấm xuất khẩu toàn bộ dầu cọ thô (CPO) và dầu ăn với thời hạn cấm không xác định.
Phân bón truyền thống 'đánh bại' phân bón công nghiệp
Trong cuộc thử nghiệm kiểm tra sức khỏe đất mang tính “đối đầu” giữa phân bón công nghiệp và phân bón truyền thống cho thấy, lối cũ khiến đất đai trở nên màu mỡ hơn.
Đài Loan cấm nhập thuốc trừ sâu chứa hoạt chất chlorpyrifos
Tất cả các sản phẩm thuốc trừ sâu có chứa hoạt chất chlorpyrifos, được cho là gây hại đến hệ thần kinh của trẻ nhỏ sẽ được Đài Loan cấm nhập khẩu và sản xuất.
Các vựa sản xuất lương thực lớn không chỉ lo phân bón
'Hiện vẫn còn quá sớm để đánh giá về thị trường phân bón thế giới ảnh hưởng đến mùa vụ năm nay, nhưng có rất nhiều yếu tố khác khiến nông dân phải lo lắng'.
Bình luận