Nông dân tại 'thánh địa mafia' bắt đầu trồng cà phê
Các chuyên gia cho rằng tình trạng khẩn cấp về biến đổi khí hậu đang làm Sicily, hòn đảo được coi là 'thánh địa mafia', trở nên thích hợp để trồng cà phê.
Cây cà phê đang phát triển tốt tại trang trại của nhà Morettino.
Trong hơn 30 năm, gia đình Morettino đã cố gắng sản xuất cà phê của riêng họ trên một mảnh đất nhỏ ở Sicily. Và trong 30 năm họ đã thất bại.
Nhưng mùa xuân năm ngoái 66 cây giống đã tạo ra khoảng 30kg cà phê, mang lại hi vọng biến hòn đảo của Ý trở thành đồn điền cà phê ở vùng cực bắc của thế giới.
Các chuyên gia cho rằng tình trạng khẩn cấp về biến đổi khí hậu đang làm Sicily trở thành khí hậu nhiệt đới, ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền nông nghiệp Địa Trung Hải ở đây
. Vào tháng 8, một trạm quan trắc ở thành phố Syracuse phía đông nam hòn đảo đã đo được mức nhiệt đạt 48,8 độ C , mức cao nhất từng được ghi nhận ở châu Âu. Nhưng đối với Andrea Morettino, người có gia đình kinh doanh cà phê trong một thế kỷ, điều đó lại đang biến giấc mơ trở thành hiện thực.
“Vào những năm 1990, sau nhiều chuyến đi khắp thế giới, cha tôi quyết định trồng thử một số cây cà phê trong khu vườn nhỏ của chúng tôi ở ngoại ô Palermo, trên vùng đất cao hơn 350 m so với mực nước biển. Thông thường, các đồn điền cà phê mọc ở độ cao khoảng 1.500m so với mực nước biển”, Morettino nói.
“Ban đầu đó chỉ là một thử nghiệm đơn giản nhưng sau hàng trăm lần thử, chúng tôi bắt đầu nhận thấy số lượng hạt cà phê đang tăng lên, cho đến mùa xuân năm ngoái khi một vụ thu hoạch dồi dào cho phép chúng tôi chế biến, sấy khô và rang chúng", Morettino nhớ lại
"Bạn có biết điều gì còn đáng kinh ngạc hơn không?", anh bổ sung. “Chúng là các cây trồng ngoài trời mà không cần đến sự hỗ trợ của nhà kính hay thuốc trừ sâu. Hoàn toàn hữu cơ. Đối với chúng tôi, đó có thể là một khởi đầu mới”.
Tại quê hương của cà phê espresso và cappuccino, việc trồng cà phê Made in Italy luôn là nỗi ám ảnh. Từ đầu những năm 1900, một nhóm các nhà nông học từ vườn thực vật của Palermo, một viện nghiên cứu của Đại học Palermo, đã cố gắng trồng cà phê. Giấc mơ tan vỡ vào mùa đông năm 1912 khi nhiệt độ năm đó đặc biệt thấp, cây cà phê chết hết.
Adriano Cafiso, người đã dành 15 năm đi khắp các đồn điền ở Nam Mỹ và châu Phi, hiện đang cộng tác với Morettino cho biết: “Rõ ràng là tình trạng khẩn cấp về biến đổi khí hậu và kéo theo sự gia tăng nhiệt độ đã đóng một vai trò quyết định trong việc ra hoa của cây cà phê ở Sicily".
“Vấn đề thách thức của việc trồng cà phê ở Sicily không phải là cái nóng mà là cái lạnh. Vì lý do này, chúng tôi đang canh tác trên một loạt các đồn điền nhà kính. Ý tưởng là những cây thuộc đời con hoặc đời cháu của những cây ban đầu này sẽ có thể dần dần thích nghi với khí hậu Sicily đến mức thậm chí có thể phát triển ngoài trời, như đã từng xảy ra ở đồn điền Palermo".
Dự án sẽ mất nhiều năm trước khi có thể đạt sản lượng quy mô lớn, nhưng Morettino quyết tâm tạo ra các đồn điền cà phê mới trên đảo.
Gia đình Morettino bên các cây cà phê trong trang trại gia đình trên đảo Sicily.
“Ước mơ của chúng tôi là tạo ra một loại cà phê được trồng tại chỗ và lần đầu tiên sản xuất cà phê chỉ cách lục địa châu Âu vài kilomet”, anh lạc quan. "Trong những năm gần đây, do biến đổi khí hậu, Sicily đã chuyển sang phát triển các loại cây trồng khác mà dường như trước đó mới một thập kỷ được coi là điều không thể tưởng tượng được, và điều này cũng buộc các doanh nhân của chúng tôi phải bắt kịp sự phát triển".
Trong nhiều thế kỷ, Sicily là một trong những khu vực sản xuất cam và chanh lớn, được nhập khẩu lần đầu tiên bởi những người chinh phục Ả Rập vào đầu thế kỷ thứ IX. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sản lượng cây ăn quả có múi đã sụt giảm nghiêm trọng: đất trồng cam giảm 31% trong 15 năm qua, và đất trồng chanh giảm gần một nửa do mùa hè ngày càng khô nóng khiến cây trồng không thể lấy đủ nước.
Các dấu hiệu thay đổi đã được cảm nhận trước khi máy đo nhiệt độ ngoài trời chạm ngưỡng 48,8C vào tháng 8: vào mùa hè năm 2020 không có mưa trong 90 ngày liên tục. Dữ liệu do Đài quan sát Balkans và Caucasus thu thập cho thấy mức tăng nhiệt độ trung bình trên đảo trong vòng 50 năm qua ở mức gần 2 độ C, tăng lên 3,4 độ C ở Messina trên bờ biển phía đông bắc.
Các nhà khoa học cho biết tình trạng khẩn cấp về biến đổi khí hậu có thể làm các loại cây nông nghiệp truyền thống biến mất khỏi khu vực Địa Trung Hải, khiến người trồng phải tìm kiếm các giải pháp cây trồng nhiệt đới thay thế.
Trong ba năm qua, sản lượng bơ, xoài và đu đủ đã tăng gấp đôi ở Sicily, trong khi tại vườn thực vật của Palermo, lần đầu tiên các nhà nghiên cứu đã ghi nhận sự nở rộ của hoa Bách Lan, một loài bản địa của sa mạc Namib phía nam châu Phi.
Christian Mulder, giáo sư về sinh thái học và tình trạng khẩn cấp về biến đổi khí hậu tại Đại học Catania, cho biết: “Tình trạng sa mạc hóa có nguy cơ rất cao và sắp xảy ra trên đảo, với nhiều loài dây leo lịch sử sẽ biến mất. Trong trường hợp xấu nhất về lâu dài, toàn bộ phần tây nam của Sicily sẽ không thể phân biệt được về mặt khí hậu với Tunisia. Điều này đang buộc nông dân phải thích nghi với các loại cây trồng mới. Quá trình đó đã được tiến hành. Chúng ta phải chiến đấu để tránh điều tồi tệ nhất”.
FAO: Giá lương thực, thực phẩm thế giới giảm trong tháng 4/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) ngày 6/5 thông báo giá lương thực thực phẩm thế giới giảm trong tháng 4/2022 sau khi tăng vọt trong tháng trước đó, dẫn đến giá dầu thực vật và ngũ cốc giảm.
Cần sa đang là cây trồng lợi nhuận thứ 5 ở Mỹ
Với mục đích phục vụ tiêu khiển hiện đã hợp pháp ở 18 bang, cần sa đang là một loại cây hái ra tiền của nông dân và có lợi nhuận chắc chắn tại Mỹ.
Thiếu thức ăn chăn nuôi, Thái Lan hủy lệnh kiểm soát nhập khẩu
Bộ Thương mại Thái Lan vừa đề xuất chính phủ hàng loạt các giải pháp mới nhằm tăng cường nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong thời gian 3 tháng.
Xuất hiện trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm H3N8 đầu tiên trên người
Ủy ban Y tế Trung Quốc xác nhận, lần đầu tiên chủng virus cúm gia cầm H3N8 đã được phát hiện ở người, tại tỉnh Hà Nam, miền Trung nước này.
Vì sao rừng già quan trọng?
Rừng già vừa là điểm nóng sinh thái, vừa cung cấp nước sạch cho con người và là nguồn hút carbon chính giúp chống biến đổi khí hậu.
Giá lương thực tăng vọt có thể để lại hậu quả rất lớn
Một khi không ai có thể biết được cuộc xung đột Nga- Ukraine còn kéo dài bao lâu, các tác động của nó đến phần còn lại của thế giới là sẽ rất nghiêm trọng.
Từ 28/4, Indonesia sẽ cấm xuất khẩu dầu cọ thô và dầu ăn
Bộ Công Thương cho biết, theo tuyên bố của Tổng thổng Indonesia Joko Widodo (Jokowi) vào chiều ngày 24/4/2022, kể từ ngày 28/4/2022 tới đây, nước này sẽ cấm xuất khẩu toàn bộ dầu cọ thô (CPO) và dầu ăn với thời hạn cấm không xác định.
Phân bón truyền thống 'đánh bại' phân bón công nghiệp
Trong cuộc thử nghiệm kiểm tra sức khỏe đất mang tính “đối đầu” giữa phân bón công nghiệp và phân bón truyền thống cho thấy, lối cũ khiến đất đai trở nên màu mỡ hơn.
Đài Loan cấm nhập thuốc trừ sâu chứa hoạt chất chlorpyrifos
Tất cả các sản phẩm thuốc trừ sâu có chứa hoạt chất chlorpyrifos, được cho là gây hại đến hệ thần kinh của trẻ nhỏ sẽ được Đài Loan cấm nhập khẩu và sản xuất.
Các vựa sản xuất lương thực lớn không chỉ lo phân bón
'Hiện vẫn còn quá sớm để đánh giá về thị trường phân bón thế giới ảnh hưởng đến mùa vụ năm nay, nhưng có rất nhiều yếu tố khác khiến nông dân phải lo lắng'.
Bình luận