Nông dân Thổ Nhĩ Kỳ héo hắt vì hạn hán

Sinh kế hàng nghìn nông dân trên khắp Thổ Nhĩ Kỳ bị tàn phá do lượng mưa ít không đủ để nuôi dưỡng cây trồng của họ trong suốt hai năm qua.

severe-droughts-in-tur-214708_766.jpg

Nông dân Thổ Nhĩ Kỳ đổ đầy nước vào các bồn dự trữ.

Hava Keles, một nông dân Thổ Nhĩ Kỳ nhìn chằm chằm vào những dây leo cà chua héo úa và thối rữa trên một cánh đồng đã bị tàn phá bởi một loạt các vụ hạn hán do biến đổi khí hậu.

Keles, 58 tuổi, đứng trong một khu đất khô cằn ở bán đảo Anatolian, phía bắc Ankara, than thở: "Cà chua, đậu, ớt của tôi đều đã bị hỏng. Dưa hấu của tôi thậm chí không phát triển được. Những quả dưa chuột tôi trồng thì teo tóp trên cành".

Keles nằm trong số hàng nghìn nông dân trên khắp Thổ Nhĩ Kỳ có sinh kế bị tàn phá do lượng mưa ít không đủ để nuôi dưỡng cây trồng của họ trong hai năm qua.

Một số chuyên gia cáo buộc Tổng thống Recep Tayyip Erdogan - người nổi tiếng dựa vào sự thịnh vượng do phát triển đô thị nhanh chóng - đã không thực hiện đủ các biện pháp để giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách trong nước.

Nhưng Tổng thống Erdogan đã hứa Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phê chuẩn Thỏa thuận Paris 2015 vào tháng 10 trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh quan trọng về khí hậu của Liên hợp quốc vào tháng tới tại Glasgow. Thổ Nhĩ Kỳ đã ký thỏa thuận Paris vào năm 2016.

Các vấn đề môi trường chưa bao giờ được ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự chính trị ở Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng mọi thứ đã thay đổi sau một mùa hè với các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, bao gồm cháy rừng trên bờ biển Địa Trung Hải và lũ lụt tàn phá ở phía bắc.

Các biện pháp giải quyết không được thực thi sớm đối với những nông dân mắc nợ như Keles ở một đất nước mà hạn hán đã lan rộng ra nhiều vùng lãnh thổ.

"Chồng tôi nói rằng hãy từ bỏ khu vườn. Nhưng tôi không thể. Tôi đã vô cùng nỗ lực làm việc trên khu vườn này. Tôi có thể làm gì bây giờ?", Keles đưa ra câu hỏi cùng nỗi lo nặng trĩu với những khoản nợ trị giá hàng ngàn USD trên vai.

Mùa hè này, những người nông dân trong khu phố của Keles không thể đào sâu hơn để tìm nước ngầm, vì vậy họ phải lấy nước trong các bể lớn bằng máy kéo.

"Sự kiện nghiêm trọng sắp xảy ra"
Nông nghiệp là một ngành chính của nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ, chiếm khoảng 6% GDP và sử dụng 18% lực lượng lao động.

Thổ Nhĩ Kỳ tự cung tự cấp về sản xuất lương thực và là nước sản xuất nông nghiệp lớn thứ bảy thế giới, xuất khẩu mọi thứ từ hạt phỉ đến chè, từ ô liu đến quả vả.

Tuy nhiên, nhập khẩu lúa mì của nước này đã tăng theo cấp số nhân trong gần hai thập kỷ, từ 150 triệu USD lên 2,3 tỷ USD vào năm 2019, theo Bộ Nông nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ.

Những con số như vậy làm tăng thêm quan ngại rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ chuyển từ nhà sản xuất nông nghiệp sang trở thành một quốc gia phụ thuộc vào bên ngoài để đáp ứng nhu cầu lương thực của mình.


Levent Kurnaz, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Chính sách và Biến đổi khí hậu của Đại học Bogazici ở Istanbul, cảnh báo: "Thổ Nhĩ Kỳ có rất nhiều thứ cần thích ứng, đặc biệt là về nông nghiệp vì những đợt hạn hán nghiêm trọng đang diễn ra".

Hạn hán đang buộc một số nông dân bỏ việc trong khi những người khác chọn trồng các loại cây đòi hỏi ít nước hơn, khiến người tiêu dùng cháy túi khi giá lương thực tăng cùng với đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ suy yếu.

Lạm phát lương thực đạt 29% vào tháng 8/2021 so với năm ngoái, và để giảm bớt ảnh hưởng, Tổng thống Erdogan phải cắt giảm thuế hải quan nhập khẩu xuống 0 đối với các mặt hàng cơ bản như lúa mì, đậu gà và đậu lăng cho đến cuối năm nay.

Các chuyên gia cho rằng chính phủ đã thất bại trong các chính sách quản lý nước, làm vấn đề trầm trọng thêm.

Nông dân bị ảnh hưởng do mực nước trong các đập giảm đáng kể trên khắp Thổ Nhĩ Kỳ, khiến nhu cầu nước của mọi người dân cũng gặp nguy hiểm, trong khi các hồ đang cạn kiệt.

Ceyhun Ozcelik, Phó giáo sư khoa tài nguyên nước tại Đại học Mugla Sitki Kocman cho biết: “Thổ Nhĩ Kỳ cần xây dựng các thành phố của mình theo cách cho phép mực nước ngầm tăng lên. Nếu không thực hiện các biện pháp cần thiết, nếu cơ sở hạ tầng đô thị không đủ, thì tôi có thể nói rằng người dân Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải đối mặt với những ngày khó khăn trong các năm tới", ông nói thêm.

"Thay đổi lối sống"
Ở phía tây của đất nước trên bờ biển Aegean, những rặng ô liu xanh bao phủ những ngọn đồi ở Milas, nổi tiếng với sản phẩm dầu ô liu đã được Liên minh châu Âu bảo hộ vào tháng 12. Nhưng những sản phẩm ô liu này cũng đang đối mặt với rủi ro lớn.

Ismail Atici, Trưởng phòng Nông nghiệp Milas, cho biết không có mưa rơi trong năm 2021.

“Nếu một, hai tháng nữa mà vẫn không có mưa thì cây sẽ không thể nuôi trái được”, Atici nói thêm.

Chi phí của nông dân đang tăng lên. Ferdun Cetinceviz, 41 tuổi, nuôi khoảng 200 con bò và trồng những cánh đồng ngô giữa núi, cho biết đang lỗ tới 40.000 lira mỗi tháng (4.500 USD).

Bị bao quanh bởi vùng đất khô cằn, bằng phẳng và những ngọn núi xanh ở phía xa, Cetinceviz ước tính tới 50% sản lượng cây trồng của mình bao gồm cả ngô đã bị mất trắng trong năm nay do hạn hán.

Nông dân ở Milas từng trồng bông nhưng cần lượng nước lớn nên họ phải chuyển sang trồng ngô.

“Nếu tôi không thể tưới nước cho cây trồng dùng để cung cấp cho những con vật của mình, chúng sẽ bị bỏ đói", Cetinceviz chán nản.

Bình luận

FAO: Giá lương thực, thực phẩm thế giới giảm trong tháng 4/2022

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) ngày 6/5 thông báo giá lương thực thực phẩm thế giới giảm trong tháng 4/2022 sau khi tăng vọt trong tháng trước đó, dẫn đến giá dầu thực vật và ngũ cốc giảm.

Cần sa đang là cây trồng lợi nhuận thứ 5 ở Mỹ

Với mục đích phục vụ tiêu khiển hiện đã hợp pháp ở 18 bang, cần sa đang là một loại cây hái ra tiền của nông dân và có lợi nhuận chắc chắn tại Mỹ.

Thiếu thức ăn chăn nuôi, Thái Lan hủy lệnh kiểm soát nhập khẩu

Bộ Thương mại Thái Lan vừa đề xuất chính phủ hàng loạt các giải pháp mới nhằm tăng cường nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong thời gian 3 tháng.

Xuất hiện trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm H3N8 đầu tiên trên người

Ủy ban Y tế Trung Quốc xác nhận, lần đầu tiên chủng virus cúm gia cầm H3N8 đã được phát hiện ở người, tại tỉnh Hà Nam, miền Trung nước này.

Vì sao rừng già quan trọng?

Rừng già vừa là điểm nóng sinh thái, vừa cung cấp nước sạch cho con người và là nguồn hút carbon chính giúp chống biến đổi khí hậu.

Giá lương thực tăng vọt có thể để lại hậu quả rất lớn

Một khi không ai có thể biết được cuộc xung đột Nga- Ukraine còn kéo dài bao lâu, các tác động của nó đến phần còn lại của thế giới là sẽ rất nghiêm trọng.

Từ 28/4, Indonesia sẽ cấm xuất khẩu dầu cọ thô và dầu ăn

Bộ Công Thương cho biết, theo tuyên bố của Tổng thổng Indonesia Joko Widodo (Jokowi) vào chiều ngày 24/4/2022, kể từ ngày 28/4/2022 tới đây, nước này sẽ cấm xuất khẩu toàn bộ dầu cọ thô (CPO) và dầu ăn với thời hạn cấm không xác định.

Phân bón truyền thống 'đánh bại' phân bón công nghiệp

Trong cuộc thử nghiệm kiểm tra sức khỏe đất mang tính “đối đầu” giữa phân bón công nghiệp và phân bón truyền thống cho thấy, lối cũ khiến đất đai trở nên màu mỡ hơn.

Đài Loan cấm nhập thuốc trừ sâu chứa hoạt chất chlorpyrifos

Tất cả các sản phẩm thuốc trừ sâu có chứa hoạt chất chlorpyrifos, được cho là gây hại đến hệ thần kinh của trẻ nhỏ sẽ được Đài Loan cấm nhập khẩu và sản xuất.

Các vựa sản xuất lương thực lớn không chỉ lo phân bón

'Hiện vẫn còn quá sớm để đánh giá về thị trường phân bón thế giới ảnh hưởng đến mùa vụ năm nay, nhưng có rất nhiều yếu tố khác khiến nông dân phải lo lắng'.