Nông dân Trung Quốc đổ xô trồng ngô vì lợi nhuận cao

Nông dân Trung Quốc tăng mạnh trồng ngô trong năm nay, thu lợi nhuận kỷ lục do nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh.

ngo-tq-083446_709.jpg

Một người nông dân thu hoạch ngô trên cánh đồng ở ngoại ô thị trấn Gia Dục Quan, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc ngày 28/9/2020. Ảnh: Reuters.

Đây là xu hướng có khả năng hạ nhiệt nhu cầu nhập khẩu tràn lan gần đây của nước này vào năm 2022.

Theo những người tham gia thị trường, việc mở rộng trồng ngô, khiến thu hẹp trồng đậu tương và các cây trồng khác bao gồm cao lương và các loại đậu ăn được, sẽ thúc đẩy sản lượng ngô của Trung Quốc trong năm 2021/22 lên ít nhất 6%.

Điều đó có thể giảm bớt việc lặp lại tình trạng của năm ngoái, khi nhu cầu thức ăn chăn nuôi tăng mạnh từ ngành chăn nuôi lợn thúc đẩy việc sử dụng ngô của Trung Quốc vượt quá sản lượng trong nước và gây ra làn sóng nhập khẩu 26 triệu tấn, biến nhà sản xuất ngũ cốc lớn nhất thế giới trở thành người mua ngô hàng đầu.

“Tôi sẽ trồng ngô trên toàn bộ đất đai của mình trong năm nay”, theo ông Li, một nông dân ở tỉnh Hà Bắc, năm ngoái trồng kê trên 1/3 diện tích 20 ha đất mà ông quản lý.

“Giá ngô năm ngoái tăng cao quá. Lợi nhuận sẽ rất lớn”, ông Li cho biết.

ngo-tq-1-083446_696.jpeg

Giá ngô Trung Quốc tăng hơn 33% vào năm 2020 và đạt mức cao kỷ lục vào tháng 5 năm nay.

Khó có dữ liệu nhất quán và chính xác về diện tích cây trồng của Trung Quốc, đặc biệt là sau khi nhà cung cấp thông tin nông nghiệp Cofeed có trụ sở tại Bắc Kinh đình chỉ hoạt động mà không giải thích được.

Công ty tư vấn tư nhân này hoạt động tại nhiều thị trường và được coi như nhà cung cấp thông tin toàn diện nhất về ngũ cốc và hạt có dầu ở Trung Quốc, đã ngừng cập nhật dữ liệu vào tháng 4.

Cảnh báo
Với việc ngừng cung cấp thông tin của Cofeed và các tổ chức tư vấn khác, những người tham gia thị trường ngày càng phụ thuộc vào bằng chứng khảo sát thông tin để hiểu rõ hơn về thay đổi diện tích.

JCI dự báo mức tăng sản lượng 6,2%, thêm khoảng 14,9 triệu tấn, với sản lượng năm 2021/22 lên 253,9 triệu tấn, cao nhất trong 4 năm. Dựa trên các cuộc khảo sát giữa nông dân và những người liên quan khác trong ngành như người bán hạt giống, JCI ước tính với diện tích mở rộng thêm 3,9% lên 42,0 triệu ha.

chinacornoutputvsarea-083727_282.jpeg

Sản lượng và diện tích ngô của Trung Quốc từ năm 2000

“Giá ngô cao, lợi bất cập hại. Mọi người vẫn nghĩ rằng sẽ có sự thiếu hụt (trong năm nay) trong khi chăn nuôi gia súc đang phục hồi ”, nhà phân tích Rosa Wang của JCI cho biết. “Nông dân có nhiệt huyết rất lớn trong việc trồng ngô. Chính phủ cũng khuyến khích trồng nhiều ngô hơn”.

Trong khi các dự báo của JCI ngang bằng và cao hơn một chút so với mức tăng 3,96% và 4,9% về diện tích và sản lượng tương ứng của Trung tâm Thông tin Ngũ cốc & Dầu Quốc gia Trung Quốc, một cơ quan tư vấn của chính phủ, các nhà dự báo khác - và chính nông dân - nói rằng họ quá thận trọng.

Huatai Futures, công ty môi giới hợp đồng tương lai lớn thực hiện các cuộc khảo sát về việc trồng trọt của nông dân ở Trung Quốc, dự báo sản lượng sẽ tăng 14,5% và diện tích tăng 6,2%.

Zhang Zhidong, nhà phân tích của Huatai Futures, cho biết tại tỉnh Hắc Long Giang, nơi trồng ngô và đậu tương hàng đầu của Trung Quốc, nông dân đã trồng thêm 27% so với một năm trước.

JCI ước tính với sản lượng ở Hắc Long Giang sẽ tăng 20% ​​so với một năm trước lên 36,65 triệu tấn vào năm 2021/22.

Nhập khẩu
Từ lâu, Trung Quốc đã hạn chế nhập khẩu ngô thông qua hệ thống hạn ngạch thuế quan thấp, hạn chế trước đây đặt ở mức tổng cộng khoảng 7 triệu tấn hàng năm.

Tuy nhiên, sự tăng vọt của giá hàng hóa tiêu chuẩn tại sàn giao dịch Đại Liên vào năm ngoái đã vượt xa giá quốc tế đến mức các nhà nhập khẩu vẫn có thể nhập ngô quốc tế, trả thuế đầy đủ và kiếm lời.

Các nhà xuất khẩu chính được hưởng lợi từ hoạt động nhập khẩu ngô của Trung Quốc bao gồm Hoa Kỳ và Ukraine.

Trong bối cảnh lo ngại về lạm phát lương thực, Bắc Kinh ủng hộ động lực trồng ngô ở các trung tâm ngũ cốc quan trọng. Động thái này đảo ngược lập trường chính sách kéo dài nhiều năm, theo đó khuyến khích người trồng đa dạng hóa cây trồng và thoát khỏi cây ngô. Các quan chức Trung Quốc đã chấm dứt kế hoạch dự trữ ngô tốn kém và bán bớt lượng dự trữ khổng lồ.

chinacornmapjuly2021-083828_450.jpeg

Bản đồ sản xuất ngô ở Trung Quốc.

Darin Friedrichs, nhà phân tích cấp cao tại công ty môi giới hàng hóa StoneX, cho biết tăng trưởng “sẽ ảnh hưởng đến giá cả và giảm nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc một chút”, dự kiến ​​nhập khẩu ngô năm 2021/22 sẽ giảm xuống còn 15 triệu tấn.

Tùy viên nông nghiệp Trung Quốc của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) ước tính nhập khẩu của Trung Quốc trong năm 2020/21 giảm xuống 20 triệu tấn, so với ước tính chính thức của USDA là 26 triệu tấn, do khả năng cạnh tranh về giá của ngô quốc tế giảm và sản lượng trong nước cao hơn.

Theo JCI, nhập khẩu ngô của thị trường tỷ dân có thể đạt 27 triệu tấn, giảm so với ước tính 30 triệu tấn của mùa trước.

Hạn chế đậu tương
Lợi nhuận của ngô làm giảm lợi nhuận từ đậu tương, có thể có tác động chuyển đổi làm tăng nhập khẩu các cây họ đậu, chủ yếu nhập từ Hoa Kỳ và Brazil.

USDA dự kiến ​​nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc ở mức 103 triệu tấn trong niên vụ 2021/22, tăng từ 100 triệu tấn trong năm 2020/21.

“Chúng tôi đã tăng diện tích trồng ngô lên 25%, nghĩa là diện tích trồng đậu tương giảm 25%”, nông dân Liu, người cùng quản lý khoảng 1.700 ha ở Hắc Hà, một khu vực trồng đậu tương truyền thống ở Hắc Long Giang, cho biết.

Một nông dân khác, Han, quản lý hơn 50 ha đất ở Nội Mông, đã thay thế toàn bộ diện tích trồng đậu tương, khoảng 80% diện tích đất mà ông quản lý, bằng ngô trong năm nay, đặt cược vào “giá ngô tăng”.

Trở lại Hà Bắc, ông Li cảm thấy nhẹ nhõm khi có thể quay lại trồng ngô sau khi tiếp tục trồng đậu tương và kê trong vài năm qua.

“Dù sao thì chúng tôi cũng không có nhiều kinh nghiệm trồng các loại cây khác”, ông nói. “Chúng tôi thường trồng ngô sau khi thu hoạch lúa mì. Trong nhiều năm và nhiều thế hệ, mọi việc hầu hết đều là như thế”.

 

Bình luận

FAO: Giá lương thực, thực phẩm thế giới giảm trong tháng 4/2022

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) ngày 6/5 thông báo giá lương thực thực phẩm thế giới giảm trong tháng 4/2022 sau khi tăng vọt trong tháng trước đó, dẫn đến giá dầu thực vật và ngũ cốc giảm.

Cần sa đang là cây trồng lợi nhuận thứ 5 ở Mỹ

Với mục đích phục vụ tiêu khiển hiện đã hợp pháp ở 18 bang, cần sa đang là một loại cây hái ra tiền của nông dân và có lợi nhuận chắc chắn tại Mỹ.

Thiếu thức ăn chăn nuôi, Thái Lan hủy lệnh kiểm soát nhập khẩu

Bộ Thương mại Thái Lan vừa đề xuất chính phủ hàng loạt các giải pháp mới nhằm tăng cường nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong thời gian 3 tháng.

Xuất hiện trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm H3N8 đầu tiên trên người

Ủy ban Y tế Trung Quốc xác nhận, lần đầu tiên chủng virus cúm gia cầm H3N8 đã được phát hiện ở người, tại tỉnh Hà Nam, miền Trung nước này.

Vì sao rừng già quan trọng?

Rừng già vừa là điểm nóng sinh thái, vừa cung cấp nước sạch cho con người và là nguồn hút carbon chính giúp chống biến đổi khí hậu.

Giá lương thực tăng vọt có thể để lại hậu quả rất lớn

Một khi không ai có thể biết được cuộc xung đột Nga- Ukraine còn kéo dài bao lâu, các tác động của nó đến phần còn lại của thế giới là sẽ rất nghiêm trọng.

Từ 28/4, Indonesia sẽ cấm xuất khẩu dầu cọ thô và dầu ăn

Bộ Công Thương cho biết, theo tuyên bố của Tổng thổng Indonesia Joko Widodo (Jokowi) vào chiều ngày 24/4/2022, kể từ ngày 28/4/2022 tới đây, nước này sẽ cấm xuất khẩu toàn bộ dầu cọ thô (CPO) và dầu ăn với thời hạn cấm không xác định.

Phân bón truyền thống 'đánh bại' phân bón công nghiệp

Trong cuộc thử nghiệm kiểm tra sức khỏe đất mang tính “đối đầu” giữa phân bón công nghiệp và phân bón truyền thống cho thấy, lối cũ khiến đất đai trở nên màu mỡ hơn.

Đài Loan cấm nhập thuốc trừ sâu chứa hoạt chất chlorpyrifos

Tất cả các sản phẩm thuốc trừ sâu có chứa hoạt chất chlorpyrifos, được cho là gây hại đến hệ thần kinh của trẻ nhỏ sẽ được Đài Loan cấm nhập khẩu và sản xuất.

Các vựa sản xuất lương thực lớn không chỉ lo phân bón

'Hiện vẫn còn quá sớm để đánh giá về thị trường phân bón thế giới ảnh hưởng đến mùa vụ năm nay, nhưng có rất nhiều yếu tố khác khiến nông dân phải lo lắng'.