Nông dân Trung Quốc hào hứng với giống lúa khổng lồ

Chứng kiến mô hình 1 ha thử nghiệm giống lúa khổng lồ cao 2 mét ở Trùng Khánh, nông dân các tỉnh Hồ Nam, Quảng Đông, Giang Tô, và Quảng Tây đang rất háo hức.

612f38fca310efa1e3b9cbac-111944_396.jpeg

Cánh đồng thử nghiệm giống lúa khổng lồ, cao 2 mét ở huyện Đại Túc, Trùng Khánh phát triển tốt và cho năng suất cao trong các điều kiện thời tiết và biến đổi khí hậu. Ảnh: Chinadaily

Thành tựu mới mang tính đột phá về nghiên cứu, phát triển giống lúa lai ở huyện Đại Túc, thành phố Trùng Khánh không những đã “hiện thực hóa” giấc mơ của cha đẻ lúa lai Viên Long Bình, mà còn đang mở ra một chương mới cho nền nông nghiệp, phát triển nông thôn ở Trung Quốc.

Theo các nhà nghiên cứu hậu duệ của giáo sư- viện sĩ Viên Long Bình, lô giống lúa khổng lồ có chiều cao tới trên 2 mét chuẩn bị cho thu hoạch ở huyện Đại Túc là một giống lai được phát triển thông qua quá trình ưu thế lai, trong đó con lai có ưu thế hơn so với dòng bố mẹ đã thu được thành công ở huyện Đại Túc.

Ông Chen Yangpu cho biết, giống lúa khổng lồ có tỷ suất đẻ nhánh hữu hiệu trung bình và đậu hạt rất cao, với số hạt lúa tối đa trên mỗi bông vào khoảng 500.
Giống lúa lai mới dường như có sự phát triển rất mạnh, bất chấp điều kiện nhiệt độ của khu vực thử nghiệm tương đối cao hơn và thường không phải là nơi lý tưởng cho vụ mùa.

Tuy nhiên giống lúa khổng lồ trên cánh đồng thử nghiệm, dự kiến sẽ được thu hoạch vào cuối tháng này có thể đạt năng suất ước tính là 12 tấn/ha, tăng đáng kể so với của các dòng lúa lai thông thường là 9 tấn/ha. Và điểm đặc biệt nhất chính là cây lai này có chiều cao gấp đôi so với các giống tiêu chuẩn lâu nay.

Chen Yangpu, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Lúa lai Quốc gia Trung Quốc, chi nhánh ở Trùng Khánh cho biết: Giống lúa khổng lồ, có bộ lá thẳng và sẫm màu hơn, hiệu suất quang hợp cũng cao hơn do hấp thu được nhiều năng lượng ánh sáng mặt trời và được chuyển hóa thành năng lượng để tạo ra hợp chất hữu cơ nuôi cây tốt hơn so với các giống lúa thường.

Trong khi đó, ông Luo Zhiqiang, Giám đốc kỹ thuật canh tác của Công ty Phát triển Nông nghiệp Đại Túc Trùng Khánh chia sẻ: “Những khó khăn về kỹ thuật nằm ở độ dày và cứng của thân cuống cây lúa cũng như chất lượng hạt gạo. Chính vì vậy, quá trình hoàn thiện chúng để tạo ra bước đột phá hôm nay đã phải mất tới hơn 10 năm nghiên cứu”.

612f38fca310efa1e3b9cbae-112032_73.jpeg

Năng suất lúa khổng lồ ước tính sẽ đạt 12 tấn/ha, tăng 3 tấn/ha so với các giống lúa thường. Ảnh: Chinadaily

Theo các chuyên gia, các giống lúa bình thường có thể mang lại lợi nhuận dao động từ 930 đến 1.155 USD/ha, nhưng khi kết hợp trồng lúa khổng lồ và nuôi thủy sản sẽ có thể giúp nông dân tăng lợi nhuận lên cao hơn từ 5 đến 6 lần.
Theo đó, giống lúa khổng lồ mới này ngoài khả năng có thể chống chịu được nắng nóng, sâu bệnh tốt hơn, còn phát triển tốt ở các chân ruộng ngập úng, hay đất phèn mặn. Nhờ có bộ thân cây cao và cứng nên khi trỗ chín không bịuốn cong hay gãy đổ sát xuống mặt đất, gây khó khăn cho thu hoạch và thất thoát, giảm năng suất.

Ngoài ra giống lúa lai này còn cung cấp một môi trường sống lý tưởng cho các sinh vật thủy sinh và động vật ở bên dưới, khi phân của chúng sẽ bổ sung chất dinh dưỡng cho cây lúa theo đúng quy trình nông nghiệp tuần hoàn.

Ông Luo tiết lộ, một dự án có diện tích 1.333 ha lúa khổng lồ xen canh với nuôi trồng thủy sản hiện đã được lên kế hoạch tại huyện Đại Túc trong những ngày sắp tới. Mô hình thử nghiệm kết hợp này sẽ được tiến hành tại vùng trũng thấp, có thể chứa được nhiều nước hơn để cá, tôm, cua cùng chung sống theo một chu kỳ vụ lúa.

Theo các chuyên gia, các giống lúa bình thường có thể mang lại lợi nhuận dao động từ 930 đến 1.155 USD/ha, nhưng khi kết hợp trồng lúa khổng lồ và nuôi thủy sản sẽ có thể giúp nông dân tăng lợi nhuận lên cao hơn từ 5 đến 6 lần.

"Hiện đã có rất nhiều nông dân đã thể hiện sự quan tâm đến mô hình sắp tới. Vì vậy, đây có thể là một dự án mới rất phù hợp với chiến lược tái sinh nông thôn của đất nước đã được đề ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19 vào năm 2017, nhằm thúc đẩy việc bảo vệ tài nguyên đất canh tác, các làng nghề truyền thống và cải thiện môi trường sống ở nông thôn”, ông Luo nói.

Ngoài ra, ngành nông nghiệp Trung Quốc cũng có kế hoạch mở rộng diện tích trồng giống lúa lai khổng lồ trên khắp Trùng Khánh cũng như ở các tỉnh Hồ Nam, Quảng Đông và Giang Tô, và ở khu tự trị Choang Quảng Tây.

Ông Luo cho biết, nếu sản xuất đồng loạt giống lúa khổng lồ với diện tích lớn hơn sẽ dễ dàng đưa máy móc, cơ giới hóa và hiệu quả thu được sẽ cao hơn.

 

Bình luận

Vải thiều không hạt ở Trung Quốc

Các chuyên gia về vải và nhãn tại Học viện Khoa học Nông nghiệp Nhiệt đới Trung Quốc cho biết, họ đã giải được bài toán hóc búa: tạo ra trái vải thiều không hạt.

Biến váng đậu phụ bỏ đi thành rượu đắt tiền

Các nhà khoa học Singapore đã ủ váng đậu nành trong quá trình sản xuất đậu phụ bị bỏ đi thành rượu đắt tiền. Hiện một chai 500 ml được bán với giá 26 euro.

Lúa lai lại đạt năng suất kỷ lục ở Tam Á

Cơ sở sản xuất thực nghiệm lúa lai ở Tam Á, Trung Quốc đã cho năng suất 910 kg/ mu (0,067 ha), theo ước tính của các chuyên gia ngay tại ruộng hôm 6/5.

Đến lượt lúa gạo được tăng cường dinh dưỡng

Sau thành công đối với ngô có 90% hàm lượng protein là sữa tách béo và đậu, các nhà khoa học đang thúc đẩy việc sản xuất lúa gạo giàu dưỡng chất sinh học.

Chuyển đổi số làm thay đổi nông nghiệp Nhật Bản

Tại Nhật Bản, phần lớn đồng bằng nông nghiệp trước đây đã dần được đưa vào phát triển đô thị trong khi các sườn núi lại quá dốc để tiến hành canh tác.

Một tương lai không có phân bón tổng hợp?

Áp lực từ chi phí sản xuất tăng mạnh, tính khả dụng, và các vấn đề môi trường đang tiếp tục đẩy phân bón tổng hợp vào một tương lai phức tạp. Nhưng…

Phát minh ra siêu cây biến đổi gen chống biến đổi khí hậu

Khởi nghiệp công nghệ sinh học ở Mỹ đã nghiên cứu thành công một loại cây chống biến đổi khí hậu, có thể hấp thụ lượng carbon nhiều hơn 50% so với cây bình thường.

Trang trại nuôi cá tầm lấy trứng đầu tiên ở xứ nóng

Sản phẩm trứng cá tầm thu được từ trang trại ở Hua Hin được đưa về tiêu thụ tại nhà hàng sang trọng ở thủ đô Bangkok, mỗi hộp có giá lên tới gần 1.000USD.

Chỉnh sửa gen giúp tăng đáng kể năng suất ngô, lúa

Những sản phẩm ngô chỉnh sửa gen có khả năng làm tăng năng suất đáng kể vừa được xin cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học ở Trung Quốc.

Vô tiền khoáng hậu: Thịt làm từ không khí

San Mateo, công ty khởi nghiệp có trụ sở ở California (Mỹ) tạo ra một loại 'thịt' làm từ không khí, trong nỗ lực cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.