Nữ giám đốc với hành trình 30 năm kiên định làm miến sạch, đưa hàng sang Âu - Mỹ

Lập nghiệp với nghề làm miến dong - một đặc sản của quê hương Côn Minh (huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn), chị Nguyễn Thị Hoan - Giám đốc HTX Tài Hoan đã gặp phải không ít khó khăn.

Thế nhưng với tâm huyết và sự nỗ lực không ngừng nghỉ, thương hiệu miến dong Tài Hoan ngày càng được nhiều người biết đến.

Nữ giám đốc tận tâm với nghề làm miến dong
Bắc Kạn được mệnh danh là thủ phủ của dong riềng. Côn Minh (huyện Na Rì) là nơi có nghề làm miến dong lâu đời nhất tỉnh Bắc Kạn. Miến được làm thủ công với nguyên liệu hoàn toàn từ tinh bột củ dong riềng nên sợi miến dai, giòn, vị ngọt mát, thơm ngon rất đặc trưng.

Thấy được tiềm năng của sản phẩm này, năm 1991, chị Nguyễn Thị Hoan cùng gia đình bắt tay vào trồng cây dong riềng và mua sắm dụng cụ để làm miến.

Nhớ lại những ngày đầu lập nghiệp, chị Hoan cho biết sản phẩm của chị làm ra rất được ưa chuộng, nhưng do làm thủ công nên công suất mỗi ngày chỉ đạt được 40 - 50kg, không đủ đáp ứng nhu cầu của người mua. 

Bằng sự quyết đoán, chị Hoan thành lập HTX sản xuất miến dong Tài Hoan để có thể tăng năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm. Với sự hỗ trợ của Hội Liên hiệp Phụ nữ, chị Hoan mạnh dạn vay vốn ngân hàng để đầu tư thêm máy móc, thuê nhân công.

anh-1-16401711570331436763766.jpg

Chị Nguyễn Thị Hoan giới thiệu sản phẩm miến dong. Ảnh: C.L

Đến nay, sau hơn 30 năm gắn bó với công việc này, chị Hoan vẫn kiên định với tiêu chí chất lượng.

Theo chị Hoan, khi đã chọn sản xuất bất kỳ mặt hàng thực phẩm nào, người sản xuất cũng phải quan tâm đến vấn đề an toàn, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Đó cũng là lý do vì sao HTX Tài Hoan luôn chú trọng làm tốt từng khâu trong chuỗi sản xuất, từ chọn nguyên liệu, quy trình sản xuất đến phân loại, đóng gói. 

Để có được nguồn nguyên liệu tốt nhất, HTX liên kết với các vùng trồng tại địa phương để canh tác dong riềng theo quy trình an toàn. Miến dong Tài Hoan được sản xuất theo phương pháp truyền thống, quy trình khép kín với 100% từ tinh bột dong riềng, tuyệt đối không pha trộn thêm bất cứ loại bột nào khác.

anh-2-1640171157056358924783.jpg

Miến dong Tài Hoan được sản xuất theo phương pháp truyền thống, quy trình khép kín với 100% từ tinh bột dong riềng, không pha trộn thêm bất cứ loại bột nào khác. Ảnh: C.L

Để đáp ứng nhu cầu sản xuất lớn, những năm qua HTX Tài Hoan xây dựng thêm nhà xưởng mới trên diện tích 6.000m2, đẩy mạnh cơ giới hóa với nhiều loại máy móc hiện đại. Thành viên làm việc trong HTX là những người có tay nghề, nhiều kinh nghiệm và nghiêm túc thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn vệ sinh lao động. Sản phẩm miến dong được quan tâm đầu tư hoàn thiện từ bao bì, nhãn mác, mã vạch đến chứng nhận về chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định.

Đưa hương miến bay xa

Hơn 3 thập kỷ giữ nghề truyền thống, chị Hoan có biết bao lần khóc, cười cùng nghề. Khi nhắc lại kỷ niệm lần đầu tiên sản phẩm miến dong của HTX được xuất khẩu sang châu Âu, chị Hoan vẫn không khỏi xúc động, bởi với chị, đó là một cột mốc vô cùng quan trọng trên hành trình tạo dựng thương hiệu miến dong Tài Hoan.

anh-3-16401711570621271375423.jpg

Sản phẩm miến dong của HTX đã được xuất khẩu sang châu Âu.
 
"Tôi hy vọng sản phẩm miến dong Tài Hoan sẽ luôn được thị trường đón nhận, tạo động lực để người nông dân yên tâm sản xuất. Qua đó, giúp phát triển kinh tế, tạo việc làm ổn định, nâng cao đời sống cho bà con cũng như góp phần gìn giữ nghề làm miến truyền thống của địa phương- chị Nguyễn Thị Hoan- - Giám đốc HTX Tài Hoan
Cuối năm 2019, theo chân lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn, sản phẩm miến dong Tài Hoan được chính thức giới thiệu với người tiêu dùng tại châu Âu.

"Tiếng lành đồn xa", một doanh nhân đã đến tận nơi để tìm hiểu hoạt động sản xuất của cơ sở. Chứng kiến quy trình làm ra sản phẩm, vị doanh nhân này đã ngỏ lời hỗ trợ đưa miến dong Tài Hoan ra thị trường quốc tế.


Việc chuẩn bị hồ sơ, thủ tục vốn phức tạp, với người lần đầu tiên tiếp xúc lại càng thêm rối ren. Chị Hoan nhiều lúc nản chí, nhưng được lãnh đạo địa phương động viên, nhiệt tình hỗ trợ, chị lại cố gắng đi tiếp. 

Ngày 15/7/2020, hợp đồng cung cấp miến dong cho Cộng hòa Séc chính thức được ký kết với tổng giá trị đơn hàng gần 15.000 USD. Giữa tháng 8/2020, hơn 5 tấn miến dong của HTX Tài Hoan đã được xuất khẩu sang Cộng hòa Séc.

Đây là sản phẩm OCOP đầu tiên của tỉnh Bắc Kạn vươn tới thị trường châu Âu. Đến tận bây giờ, chị Hoan vẫn còn nhớ như in cảm giác thấp thỏm hồi hộp vào trước ngày xuất khẩu lô hàng đầu tiên.

Sự kiện sản phẩm miến dong của HTX Tài Hoan vượt qua những tiêu chuẩn khắt khe để vào thị trường châu Âu là khởi đầu tốt đẹp để sản phẩm này tiếp tục thâm nhập những thị trường khó tính. Mới đây, HTX Tài Hoan cũng đã thông qua một trung gian để xuất khẩu 1,5 tấn miến dong sang thị trường Mỹ để thăm dò thị trường.

Tại thị trường trong nước, HTX đã ký hợp đồng phân phối với 30 doanh nghiệp, đại lý trên cả nước, đồng thời sản phẩm miến dong Tài Hoan cũng có mặt trên nhiều sàn thương mại điện tử lớn. Với sự nhạy bén của vị nữ giám đốc, HTX chú trọng đẩy mạnh đa dạng kênh bán hàng để đưa sản phẩm đến với đông đảo người tiêu dùng. Năm 2020, sản lượng miến dong tiêu thụ trên thị trường của HTX đạt 250 tấn.

Năm 2021, HTX dự kiến nâng sản lượng miến dong gần 300 tấn. HTX còn tạo việc làm cho hàng chục lao động địa phương với thu nhập đạt 6 - 7 triệu đồng/người/tháng. Dẫu vậy, chị Hoan vẫn luôn trăn trở làm thế nào để có thể giúp đỡ thêm nhiều người hơn nữa.

Với quyết tâm đưa thương hiệu miến dong Tài Hoan đến gần hơn với người tiêu dùng, lại là người có tinh thần ham học hỏi, chị Hoan luôn cố gắng cập nhật thông tin để nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện thêm về bao bì, mẫu mã sao cho đa dạng, tiện lợi, phù hợp với thị hiếu khách hàng. Mặt khác, nâng cao năng lực quản lý, tiếp thị nhằm đáp ứng các yêu cầu mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ, đặc biệt là thị trường xuất khẩu. Từng bước, từng bước, miến dong Tài Hoan đang ngày càng vươn xa. 

 

Nguồn: Theo báo Dân Việt

Bình luận

Trồng cà tím Nhật Bản công nghệ cao, lãi nửa tỉ đồng/ha/năm

Mô hình trồng cà tím áp dụng công nghệ cao để xuất khẩu sang Nhật Bản trung bình năng suất khoảng 110 - 120 tấn/ha/năm, cho thu nhập 485 - 540 triệu đồng/ha/năm.

Dừa xiêm, xoài cát làm giàu cho người dân xứ cát

Từ một vùng đất cát bạc màu, hiệu quả thấp, cây dừa xiêm và xoài cát đang dần phủ xanh đất Phù Cát (Bình Định), làm giàu cho nông dân.

Sưu tầm, nhân nuôi giống gà đen bản địa quý của Bắc Kạn

Anh Tú đến từng bản xa xôi ở huyện Chợ Đồn để tìm và chọn lọc những cá thể gà đen có đặc điểm, kiểu hình tốt nhất đem về chăm sóc và nhân giống...

Nam Định: Thành công từ mô hình nuôi cá trắm đen bằng thức ăn công nghiệp

Nhờ kiên trì, chịu khó học hỏi, không chịu lùi bước trước khó khăn, nông dân Trần Thanh Năm, xóm 11, xã Xuân Vinh (Xuân Trường, tỉnh Nam Định) đã thành công với mô hình nuôi cá trắm đen bằng thức ăn công nghiệp.

Nuôi trồng đặc sản, nông dân dễ giàu

Các mô hình nuôi trồng cây, con đặc sản cho thấy, nông sản dễ dàng tìm đầu ra, nông dân dễ làm giàu và luôn có thu nhập ổn định ở mức cao...

Sở hữu giống tre lạ cho măng bốn mùa, lão nông kiếm tiền triệu mỗi ngày

Giống tre ông Cua trồng rất lạ, cho măng quanh năm, kể cả tháng hạn. Tận dụng điểm ưu việt này, ông canh tác măng mùa nghịch, bán được 35.000-40.000 đồng/kg, đút túi tiền triệu mỗi ngày

Khánh Hòa: Từ tay trắng, thành tỷ phú sầu riêng từ vốn vay ngân hàng

Nhiều nông dân huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) từ tay trắng đã trở thành triệu phú, tỷ phú nhờ mạnh dạn sử dụng nguồn vốn của Agribank.

Trên nuôi ếch, dưới nuôi cá rô đồng, cá trê, anh nông dân Hải Dương lãi lớn

Bằng cách thiết kế sàn lưới, cọc tre để nuôi ếch bên trên mặt ao nuôi cá, anh Trần Văn Vinh ở xã Đại Hợp, huyện Tứ Kỳ (tỉnh Hài Dương) đã có nguồn thu hoạch “kép” trên cùng một diện tích ao nuôi thủy sản.

Nông dân Hậu Giang nuôi rắn ri voi trong nhà lầu cho thu nhập cao

Rắn ri voi thường được bà con huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang nơi đây nuôi trong vèo, ao, mương, xô chậu hay bể xi măng. Tuy nhiên gần đây có một hộ dân đã đem loài vật này nuôi trong lồng kính đặt trên tầng 3 ngôi nhà đang ở và mô hình này đã mang lại

Trà Vinh: Nuôi cá bông lau là cá đặc sản có giá trị kinh tế cao

Đó là mô hình nuôi cá bông lau của ông Lâm Văn Binh ở ấp Giồng Bàng, xã Long Vĩnh, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Cá bông lau là một trong những loài cá đặc sản ham bơi lội ở các sông lớn ở ĐBSCL.