Pháp dọa trả đũa Anh do bị từ chối cấp giấy phép đánh bắt cá

Pháp tức giận, đe dọa sẽ có hành động trả đũa khi các tàu thuyền nước này không được cấp phép đánh bắt cá trong vùng biển của Anh ở eo biển Manche.

gettyimages-1230067228-1320x880-135654_260.jpg

Một chiếc thuyền đánh cá rời cảng đánh cá Bridlington Harbour vào Biển Bắc ở Bridlington, đông bắc nước Anh. Ảnh: Getty.

Cụ thể, Pháp đã đe dọa có "hành động trả đũa" sau khi Vương quốc Anh từ chối 3/4 tổng số đơn xin đánh cá của các tàu thuyền Pháp trong vùng biển của Quần đảo Channel.

Hôm 28/9, Chính phủ Anh thông báo chỉ cấp phép cho 12 chiếc thuyền nhỏ trong tổng số 47 chiếc sẽ được phép đánh bắt cá ở vùng biển ven bờ của Vương quốc Anh, còn lại 35 chiếc không được cấp giấy phép.

Chính phủ Anh cho biết những chiếc thuyền này bị từ chối do không đáp ứng yêu cầu của Địa hạt Jersey về cung cấp đủ bằng chứng hồ sơ theo dõi đánh bắt trong vùng biển từ năm 2012 đến năm 2016, như được quy định trong thỏa thuận thương mại Brexit.

Theo Bộ Hàng hải của Pháp, tính tất cả các giấy phép do Vương quốc Anh cấp trước đây, 100 giấy phép trong tổng số 175 giấy phép đã được cấp.

Trước tuyên bố của Anh vào hôm 28/9, người phát ngôn chính phủ Pháp Gabriel Attal cho biết: “Những quyết định này là hoàn toàn không thể chấp nhận được vì chúng là những quyết định trái với tuyên bố đã được ký kết trong khuôn khổ Brexit”.

Ông cho biết phán quyết này đi ngược lại Hiệp định Thương mại và Hợp tác (TCA) mà Anh đã ký với EU và rằng Pháp sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ từ Brussel về "các biện pháp trả đũa" tiềm năng.

Bộ trưởng Bộ châu Âu của Pháp Clément Beaune cáo buộc Anh không tuân thủ các điều khoản của thỏa thuận, nói rằng Paris “sẽ không ngần ngại thực hiện hành động trả đũa tập thể”.

“Chúng tôi hiểu và chia sẻ nỗi bức xúc của ngư dân chúng tôi. Chúng tôi không thể tự tin hợp tác với Vương quốc Anh cho đến khi thỏa thuận được thực hiện”, ông nói với đài phát thanh RTL.

Cuộc tranh cãi về giấy phép đánh bắt nổ ra trong tháng 5/2021 và cả hai bên đã điều tàu tuần tra đến hòn đảo tự quản Jersey. Ngoài ra, Pháp đe dọa ngừng cung cấp điện cho Jersey. Hiện tranh cãi đang tiếp tục gia tăng vào thời điểm nhạy cảm đối với quan hệ Anh-Pháp.

Paris trước đó tức giận trước việc Anh tham gia vào liên minh quốc phòng AUKUS với Mỹ và Australia, liên minh này khiến Australia từ bỏ thỏa thuận tàu ngầm trị giá hàng tỷ euro với Pháp.

Bộ trưởng Hàng hải Pháp Annick Girardin, cho biết việc đánh cá của các cộng đồng ngư dân Pháp “không thể bị người Anh nắm giữ làm lợi thế vì mục đích chính trị”.

“Đó là một sự bác bỏ mới của người Anh trong việc áp dụng các điều kiện của thỏa thuận Brexit bất chấp tất cả các công việc đã được thực hiện cùng nhau", bà nói. “Bắt đầu từ ngày mai, tôi sẽ gặp gỡ những người liên quan trong lĩnh vực này để hỗ trợ họ theo dõi các quyết định này và xây dựng phản ứng phù hợp”.

Jean-Pierre Pont, một thành viên quốc hội đại diện cho thị trấn ven biển Boulogne-sur-Mer, cho biết các cảng và Đường hầm Kênh đào có thể là mục tiêu trong phản ứng đáp trả của ngư dân "sau chín tháng kiên nhẫn vô ích".

Kể từ Brexit, Vương quốc Anh đã cấp giấy phép đánh bắt cá trong khu vực 12-200 hải lý của Anh cho gần 1.700 tàu, nhưng tranh cãi chủ yếu tập trung vào các tàu thuyền dưới 12 mét muốn đánh cá trong khu vực 6-12 hải lý trong vùng biển của Anh.

Michel Barnier, cựu trưởng đoàn đàm phán Brexit của EU hiện đang tranh cử Tổng thống Pháp, cho rằng quyết định của Anh có thể có tác động đáng kể đến mối quan hệ của nước này với Pháp vào thời điểm mức độ tin cậy thấp kỷ lục.

“Brexit đã xong. Một vấn đề quan trọng đối với chúng tôi ở Pháp… là về việc thực hiện đúng những gì chúng tôi đã thỏa thuận với người Anh, không chỉ về hòa bình ở [Bắc] Ireland mà còn về nghề cá. Điểm này rất quan trọng”, ông nói tại một sự kiện ở London hôm 28/9.

Người phát ngôn của chính phủ Vương quốc Anh cho biết cách tiếp cận của Anh là "hợp lý và hoàn toàn phù hợp" với các cam kết của quốc gia này như được đề ra ở Hiệp định Thương mại và Hợp tác EU-Vương quốc Anh.

Hôm 24/9, trong một nỗ lực để xoa dịu người Pháp, chính quyền tự trị của đảo Jersey thông báo rằng họ sẽ cấp giấy phép tạm thời cho các tàu của EU và gia hạn giấy phép tạm thời hết hạn vào hôm nay (30/9) cho đến ngày 31/1/2022, cho những người vẫn thiếu bằng chứng cần thiết.

Bộ trưởng quan hệ đối ngoại Ian Gorst của địa hạt Jersey đã bảo vệ cách thức mà các giấy phép đã được trao khi nói rằng họ đã áp dụng “một cách tiếp cận thực dụng, hợp lý và dựa trên bằng chứng”.

Ông cho biết chính quyền của hòn đảo đã gia hạn các thỏa thuận chuyển tiếp trong một số trường hợp mặc dù họ không bắt buộc phải làm như vậy theo Hiệp định Thương mại và Hợp tác TCA.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục rộng mở thêm cơ hội để tiếp cận thêm dữ liệu và bằng chứng về hoạt động đánh bắt, bao gồm cả các tàu đã được xem xét, và chúng tôi mong muốn được hợp tác để giải quyết các vấn đề phức tạp còn lại”.

Các cộng đồng ngư dân Pháp bị ảnh hưởng bởi Brexit dự kiến ​​sẽ nhận được 100 triệu euro tiền của EU từ quỹ Dự trữ Điều chỉnh Brexit của khối này.

Ủy ban Châu Âu cho biết họ “rất tiếc vì đã không thể chấm dứt vấn đề này ngay bây giờ” mặc dù đã có “bằng chứng đầy đủ do EU cung cấp”.

“Chúng tôi sẽ yêu cầu Vương quốc Anh tiết lộ đầy đủ phương pháp luận của họ và sẽ tiếp quan tâm nhiều hơn tới lợi ích của ngư dân và phụ nữ của chúng tôi để các giấy phép tiếp theo sẽ được cung cấp”, một người phát ngôn cho biết.

 

Bình luận

FAO: Giá lương thực, thực phẩm thế giới giảm trong tháng 4/2022

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) ngày 6/5 thông báo giá lương thực thực phẩm thế giới giảm trong tháng 4/2022 sau khi tăng vọt trong tháng trước đó, dẫn đến giá dầu thực vật và ngũ cốc giảm.

Cần sa đang là cây trồng lợi nhuận thứ 5 ở Mỹ

Với mục đích phục vụ tiêu khiển hiện đã hợp pháp ở 18 bang, cần sa đang là một loại cây hái ra tiền của nông dân và có lợi nhuận chắc chắn tại Mỹ.

Thiếu thức ăn chăn nuôi, Thái Lan hủy lệnh kiểm soát nhập khẩu

Bộ Thương mại Thái Lan vừa đề xuất chính phủ hàng loạt các giải pháp mới nhằm tăng cường nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong thời gian 3 tháng.

Xuất hiện trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm H3N8 đầu tiên trên người

Ủy ban Y tế Trung Quốc xác nhận, lần đầu tiên chủng virus cúm gia cầm H3N8 đã được phát hiện ở người, tại tỉnh Hà Nam, miền Trung nước này.

Vì sao rừng già quan trọng?

Rừng già vừa là điểm nóng sinh thái, vừa cung cấp nước sạch cho con người và là nguồn hút carbon chính giúp chống biến đổi khí hậu.

Giá lương thực tăng vọt có thể để lại hậu quả rất lớn

Một khi không ai có thể biết được cuộc xung đột Nga- Ukraine còn kéo dài bao lâu, các tác động của nó đến phần còn lại của thế giới là sẽ rất nghiêm trọng.

Từ 28/4, Indonesia sẽ cấm xuất khẩu dầu cọ thô và dầu ăn

Bộ Công Thương cho biết, theo tuyên bố của Tổng thổng Indonesia Joko Widodo (Jokowi) vào chiều ngày 24/4/2022, kể từ ngày 28/4/2022 tới đây, nước này sẽ cấm xuất khẩu toàn bộ dầu cọ thô (CPO) và dầu ăn với thời hạn cấm không xác định.

Phân bón truyền thống 'đánh bại' phân bón công nghiệp

Trong cuộc thử nghiệm kiểm tra sức khỏe đất mang tính “đối đầu” giữa phân bón công nghiệp và phân bón truyền thống cho thấy, lối cũ khiến đất đai trở nên màu mỡ hơn.

Đài Loan cấm nhập thuốc trừ sâu chứa hoạt chất chlorpyrifos

Tất cả các sản phẩm thuốc trừ sâu có chứa hoạt chất chlorpyrifos, được cho là gây hại đến hệ thần kinh của trẻ nhỏ sẽ được Đài Loan cấm nhập khẩu và sản xuất.

Các vựa sản xuất lương thực lớn không chỉ lo phân bón

'Hiện vẫn còn quá sớm để đánh giá về thị trường phân bón thế giới ảnh hưởng đến mùa vụ năm nay, nhưng có rất nhiều yếu tố khác khiến nông dân phải lo lắng'.