Philippines gây tranh cãi vì cấp phép cho gạo vàng

Philipines vừa trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cho phép sản xuất thương mại giống lúa Golden Rice (tạm dịch: Gạo Vàng) biến đổi gien, gây ra nhiều lo ngại về tính an toàn.

img-4634-1530.jpg

Gạo Vàng (phải) có màu sắc hoàn toàn khác các giống gạo thông thường. (Ảnh: NK)

Gạo Vàng là sản phẩm của Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI), trụ sở tại Laguna, phía nam thủ đô Manila, với mục tiêu giải quyết tình trạng thiếu hụt vitamin A ở các quốc gia đang phát triển. Tên của gạo được đặt theo màu vàng đặc trưng của giống mới.

Gạo Vàng được trồng thí điểm ở Philippines từ năm 2013, dưới sự giám sát của Bộ Nông nghiệp và Viện Nghiên cứu lúa gạo Philippines (PhilRice).

Khi Gạo Vàng được chứng nhận an toàn sinh học vào tháng 7 vừa qua, Bộ Nông nghiệp Philippines nói rằng sản phẩm này là dấu ấn về dinh dưỡng của đất nước, và giống mới sẽ được canh tác ở một số tỉnh trong vụ mùa năm 2022.

Khoảng 1/5 trẻ em ở các cộng đồng nghèo khó của Philippines bị thiếu vitamin A, theo số liệu của IRRI. Vitamin A giúp mắt sáng và da khoẻ, và thiếu vitamin A có thể gây ra những vấn đề về thị lực. Gạo Vàng cũng đang trải qua quy trình đánh giá cuối cùng của giới chức Bangladesh.

Tuy nhiên, bước đi của Philippines đang gây ra nhiều tranh cãi khi đang có những lo ngại trên toàn cầu về tính an toàn của các nông sản biến đổi gien.

“Gạo Vàng sẽ đầu độc đất đai của chúng tôi”, Melanie Guavez, một nông dân trồng lúa ở Camarines Sur, nói. Bà là người đi đầu trong phong trào phản đối các giống biến đổi gien.

Tỉnh nhà của bà Guavez là nơi trồng thử nghiệm giống gạo mới từ năm 2013. Tháng 8 năm đó, bà Guavez và hàng trăm nông dân khác đã nhổ bỏ lúa trước khi thu hoạch để phản đối.

“Chính phủ không thông báo cho chúng tôi bất kỳ điều gì về những tác động tiêu cực mà Gạo Vàng có thể gây ra với đất đai và sinh kế của chúng tôi. Họ đánh lừa chúng tôi bằng những biện pháp hỗ trợ và thông tin nửa vời. Họ nói sẽ hỗ trợ chúng tôi thuốc trừ sâu và giống, nhưng họ chỉ đang muốn chúng tôi từ bỏ những phương pháp canh tác truyền thống”, bà nói.

TS Rey Ordonio, trưởng dự án Gạo Vàng tại PhilRice, khẳng định Viện này chỉ cung cấp Gạo Vàng như một giống lai bổ sung và nông dân có thể lựa chọn để canh tác.

“Gạo Vàng được tạo ra để phục vụ con người và chúng tôi phát triển nó như một giống lúa lai thông thường phù hợp với nông dân và người tiêu thụ”, TS Ordonio nói.

Nhà nghiên cứu này bảo đảm rằng Gạo Vàng hoàn toàn an toàn. Ông nói đến báo cáo năm 2016 của Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học quốc gia Mỹ dựa trên gần 900 nghiên cứu và ấn phẩm khẳng định rằng các nông sản biến đổi gien không nguy hiểm.

Bà Guavez nói rằng giống Gạo Vàng đòi hỏi sử dụng rất nhiều thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu mà những người nông dân bình thường không thể chi trả, khiến họ rơi vào cảnh nợ nần và phụ thuộc. Bà cho rằng để trả nợ, họ sẽ phải bán đất cho các tập đoàn nông nghiệp lớn đang rất muốn thâu tóm.

Trong những năm qua, Quỹ Bill and Melinda Gates tài trợ nhiều triệu USD cho IRRI để nghiên cứu lúa gạo. Quỹ này cũng là nhà tài trợ thường xuyên cho các tổ chức mà tập đoàn hoá chất nông nghiệp Syngenta lập ra.

Syngenta và một số bên khác sở hữu bằng sáng chế cho công nghệ tạo ra Gạo Vàng.

Cathy Estavillo, một tổ chức quốc gia của các lao động nông nghiệp và là thành viên của Liên minh phản đối Gạo Vàng, cho rằng chuyện giải quyết tình trạng thiếu vitamin A chỉ là màn che mà các tập đoàn tạo ra để họ có thể kiếm tiền từ giống mới.

Bà Estavillo cho rằng thiếu vitamin A có thể được giải quyết bằng biện pháp khác.

 

Nguồn: Theo báo Tiền phong

Bình luận

Vải thiều không hạt ở Trung Quốc

Các chuyên gia về vải và nhãn tại Học viện Khoa học Nông nghiệp Nhiệt đới Trung Quốc cho biết, họ đã giải được bài toán hóc búa: tạo ra trái vải thiều không hạt.

Biến váng đậu phụ bỏ đi thành rượu đắt tiền

Các nhà khoa học Singapore đã ủ váng đậu nành trong quá trình sản xuất đậu phụ bị bỏ đi thành rượu đắt tiền. Hiện một chai 500 ml được bán với giá 26 euro.

Lúa lai lại đạt năng suất kỷ lục ở Tam Á

Cơ sở sản xuất thực nghiệm lúa lai ở Tam Á, Trung Quốc đã cho năng suất 910 kg/ mu (0,067 ha), theo ước tính của các chuyên gia ngay tại ruộng hôm 6/5.

Đến lượt lúa gạo được tăng cường dinh dưỡng

Sau thành công đối với ngô có 90% hàm lượng protein là sữa tách béo và đậu, các nhà khoa học đang thúc đẩy việc sản xuất lúa gạo giàu dưỡng chất sinh học.

Chuyển đổi số làm thay đổi nông nghiệp Nhật Bản

Tại Nhật Bản, phần lớn đồng bằng nông nghiệp trước đây đã dần được đưa vào phát triển đô thị trong khi các sườn núi lại quá dốc để tiến hành canh tác.

Một tương lai không có phân bón tổng hợp?

Áp lực từ chi phí sản xuất tăng mạnh, tính khả dụng, và các vấn đề môi trường đang tiếp tục đẩy phân bón tổng hợp vào một tương lai phức tạp. Nhưng…

Phát minh ra siêu cây biến đổi gen chống biến đổi khí hậu

Khởi nghiệp công nghệ sinh học ở Mỹ đã nghiên cứu thành công một loại cây chống biến đổi khí hậu, có thể hấp thụ lượng carbon nhiều hơn 50% so với cây bình thường.

Trang trại nuôi cá tầm lấy trứng đầu tiên ở xứ nóng

Sản phẩm trứng cá tầm thu được từ trang trại ở Hua Hin được đưa về tiêu thụ tại nhà hàng sang trọng ở thủ đô Bangkok, mỗi hộp có giá lên tới gần 1.000USD.

Chỉnh sửa gen giúp tăng đáng kể năng suất ngô, lúa

Những sản phẩm ngô chỉnh sửa gen có khả năng làm tăng năng suất đáng kể vừa được xin cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học ở Trung Quốc.

Vô tiền khoáng hậu: Thịt làm từ không khí

San Mateo, công ty khởi nghiệp có trụ sở ở California (Mỹ) tạo ra một loại 'thịt' làm từ không khí, trong nỗ lực cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.