Phú Yên hỗ trợ doanh nghiệp thủy sản phục hồi sản xuất kinh doanh
Là địa phương có thế mạnh về khai thác và chế biến thủy sản xuất khẩu, sau khi dịch bệnh từng bước được kiểm soát, tỉnh Phú Yên đang tập trung các giải pháp tháo gỡ khó khăn giúp doanh nghiệp phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu.
Những ngày cuối năm, Công ty Cổ phần Thủy sản Tôm Vàng, ở Khu Công nghiệp An Phú, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên tập trung sản xuất trả đơn hàng sau thời gian gián đoạn vì giãn cách xã hội phòng, chống dịch Covid-19. Coi trọng nâng cao nhận thức cho người lao động về dịch bệnh, công ty duy trì tuyên truyền, khuyến cáo mọi người hạn chế đi lại, tụ tập đông người. Đồng thời, hướng dẫn người lao động khi có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh hoặc có tiếp xúc gần với người có nguy cơ nhiễm bệnh cần chủ động thông báo cho cơ quan y tế để được khám, điều trị kịp thời, tự giác và thực hiện cách ly khi có yêu cầu.
Chị Nguyễn Thị Kiều, công nhân Công ty Cổ phần Thủy sản Tôm Vàng cho biết, để phòng chống dịch, chị phải đeo 2 khẩu trang, mang theo nước uống riêng, không dùng chung.
Công nhân thủy sản Phú Yên tiếp tục làm việc phục hồi sản xuất.
Sau khi kiểm soát được dịch bệnh, quy định về giãn cách xã hội được nới lỏng, đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, các doanh nghiệp chế biến thủy sản tại Phú Yên nhanh chóng lên kế hoạch, triển khai phương án khôi phục hoạt động. Ông Lê Văn Hồng, Giám đốc Công ty Cổ phần Bá Hải, ở thị xã Đông Hòa cho biết, mục tiêu của doanh nghiệp là sớm đưa sản xuất kinh doanh trở lại bình thường, bù đắp những thiệt hại do dịch bệnh gây ra. Hiện công ty vẫn đang bố trí công việc cho công nhân tăng ca, ăn uống lệch giờ lệch ca, làm thêm để bù lại những ngày nghỉ.
Đến nay, UBND tỉnh Phú Yên đã tổ chức hội nghị đối thoại với các doanh nghiệp trên địa bàn nhằm tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất. Tỉnh này cũng thành lập Ban Chỉ đạo hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19. Lãnh đạo tỉnh tổ chức nhiều đoàn công tác trực tiếp đến thăm hỏi từng doanh nghiệp, nắm bắt tâm tư nguyện vọng, tìm giải pháp hỗ trợ hiệu quả nhất.
Ông Nguyễn Tri Phương, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên cho biết: “Sở đã đề xuất kiến nghị các cấp tạo điều kiện không bị đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu cho doanh nghiệp. Còn bên sản xuất khai thác nuôi trồng tiếp tục duy trì được hoạt động của các cảng cá. Với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, lực lượng công an, bộ đội biên phòng và của ngành nên đã duy trì cả 4 cảng cá liên tục đều là vùng xanh. Chính vì vậy mà sản lượng qua bến tính lũy kế đến nay cũng gần 10.000 tấn được lưu thông đến người tiêu dùng và đến nhà máy. Sản lượng nuôi trồng và sản lượng khai thác khác không qua cảng cũng đáp ứng được chuỗi cung ứng tiêu thụ”.
Với những nỗ lực của doanh nghiệp, người lao động và sự hỗ trợ tích cực của các cấp, chế biến xuất khẩu tỉnh Phú Yên đang từng bước phục hồi. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu tháng 11 của tỉnh ước đạt 18,4 triệu USD, tăng 4% so với tháng trước và tăng 19,5% so với tháng cùng kỳ; trong đó, xuất khẩu thủy sản chiếm hơn một nửa.
Để hỗ trợ doanh nghiệp có thêm thông tin về thị trường xuất khẩu, Sở Công Thương tỉnh Phú Yên ra mắt cẩm nang Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA) giúp các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản tìm hiểu về thị trường này để có phương án sản xuất phù hợp.
Bà Nguyễn Thị Kim Bích, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Phú Yên cho biết: "Châu Âu là thị trường rất khắt khe về chất lượng sản phẩm và các điều kiện kèm theo. Vì thế, các doanh nghiệp muốn xuất vào thị trường này phải trang bị kiến thức về thị trường này. Doanh nghiệp cũng phải đầu tư máy móc, thiết bị đáp ứng được điều kiện cũng như chất lượng sản phẩm"./.
Nguồn: Theo VOV
Tôm rộng đường sang thị trường Trung Quốc
Trong khi nhiều nông sản xuất sang Trung Quốc đang gặp khó do chính sách "Zero Covid" của nước bạn thì xuất khẩu tôm lại tăng rất mạnh.
Đẩy mạnh xuất khẩu trà và cà phê sang thị trường Trung Quốc
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu rất tiềm năng cho nhiều mặt hàng của Việt Nam, trong đó có nhóm hàng đồ uống.
Thủy sản thích ứng tốt với "zero Covid"
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 4 tháng đầu năm xuất khẩu thủy sản ước đạt 3,6 tỉ USD, tăng tới hơn 44,5% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu hoa tươi Việt Nam bắt đầu có chỗ đứng ở Nhật Bản
Năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hoa tươi của Nhật Bản là 65,3 tỷ yen (tương đương 528 triệu USD) trong đó nhập khẩu hoa tươi từ Việt Nam là 45 triệu USD.
Xuất khẩu nông sản: Bộ Công Thương khuyến cáo điều gì?
Để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, Bộ Công Thương cho rằng cần sớm chuyển xuất khẩu sang chính ngạch, tức là tuân thủ toàn bộ các quy định của nước nhập khẩu.
Hàng trong nước ế ẩm, rau quả nhập khẩu vẫn tăng
Chỉ trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập 562,1 triệu USD rau quả, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2021.
Xuất khẩu thủy sản tăng mạnh
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thủy sản đạt hơn 1 tỷ USD với mức tăng trưởng 41% so với cùng kỳ năm 2021.
Nông sản Việt mở rộng thị trường xuất khẩu
Trong xu thế phục hồi các ngành kinh tế, xuất khẩu nông sản của Việt Nam tiếp tục cho thấy đà tăng trưởng ấn tượng với mức tăng gần 16% so với 4 tháng đầu năm 2021. Đây cũng là thời điểm, Việt Nam tìm cách mở rộng thị trường, đẩy mạnh việc xuất khẩu.
Thị trường Trung Quốc và Mỹ là động lực chính cho xuất khẩu thuỷ sản quý II
Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục mang về trên 1 tỷ USD với mức tăng trưởng mạnh mẽ 41% so với cùng kỳ năm 2021.
Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU quý I tăng 92,9%
Hiệp định EVFTA đang được các doanh nghiệp tận dụng hiệu quả khi kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU trong Quý I/2022 tăng 92,9%.
Bình luận