Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Thụy Sĩ tăng trưởng tốt

Thụy Sĩ là thị trường tiềm năng cho xuất khẩu hàng hóa. Trong thời gian qua, đây là thị trường luôn mang lại giá trị thặng dư thương mại cao.

thuong-mai-thuy-san.jpg

Trong quan hệ thương mại, thủy sản là mặt hàng xuất khẩu mang lại giá trị lớn tại thị trường Thụy Sĩ. Ảnh: Vũ Long

Thị trường Thụy Sĩ luôn mang lại thặng dư thương mại

Theo số liệu của Hải quan Thụy Sĩ, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước tăng từ 1,53 tỉ USD năm 2015 lên 2,407 tỉ USD năm 2021. Việt Nam luôn duy trì xuất siêu sang thị trường Thụy Sĩ.

Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Thụy Sĩ cũng không ngừng mở rộng. Số lượng các nhóm hàng Việt Nam xuất khẩu sang Thụy Sĩ tính theo mã HS 2 số đã tăng từ 80 nhóm hàng năm 2015 lên 92 nhóm hàng năm 2021.

Năm 2021, xuất khẩu của Việt Nam sang Thụy Sĩ đạt 1,878 tỉ USD. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Thụy Sĩ là máy móc thiết bị điện và linh kiện (chủ yếu điện thoại di động) đạt 485,9 triệu USD; giày dép đạt 427,4 triệu USD; dệt may đạt 413,2 triệu USD; nông sản thực phẩm đạt 143,2 triệu USD; máy móc và thiết bị cơ khí đạt 78,7 triệu USD…

Xuất khẩu nông sản thực phẩm của Việt Nam sang Thụy Sĩ tập trung vào thủy sản (56,1 triệu USD), cà phê (29,8 triệu USD), thực phẩm chế biến (22,6 triệu USD), hạt điều (15,8 triệu USD)... Đây được coi là những mặt hàng còn nhiều tiềm năng tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này.

Theo Bộ Công Thương, những năm qua, quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Thụy Sĩ phát triển tích cực. Đến nay, hành lang pháp lý trong quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam với Thụy Sĩ đã tương đối đầy đủ. Hai nước đã ký kết hiệp định bảo hộ đầu tư, hiệp định tránh đánh thuế hai lần, hiệp định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ...

Đó là những cơ sở pháp lý quan trọng cho phép doanh nghiệp hai nước thúc đẩy hợp tác kinh doanh. Cơ chế quản lý xuất nhập khẩu cũng như các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng hàng hoá của Thụy Sĩ rất tương đồng với những quy định của Châu Âu (EU). Thụy Sĩ vẫn dành cho Việt Nam chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP khi xuất khẩu hàng hoá sang Thụy Sĩ.

Cũng theo Bộ Công Thương, tại Việt Nam hiện có hơn 100 công ty Thuỵ Sĩ đang hoạt động, trong đó có nhiều tên tuổi lớn như Nestle, ABB, Novatis, Roche, Holcim… Nhiều doanh nghiệp Thuỵ Sĩ đang rất quan tâm tới mở rộng các cơ hội hợp tác kinh doanh với Việt Nam trong thời gian tới.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu sang Thụy Sĩ

Thực hiện Chương trình cấp quốc gia về Xúc tiến thương mại năm 2022, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức Phiên tư vấn xuất khẩu sang thị trường Thụy Sĩ vào ngày 20.4.2022. Sự kiện sẽ diễn ra trực tiếp tại TPHCM kết hợp trực tuyến trên nền tảng Zoom và phổ biến trên fanpage Cục Xúc tiến thương mại.

Tại Phiên tư vấn, ông Nguyễn Đức Thương - Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Thụy Sĩ sẽ thông tin về tình hình quan hệ thương mại Việt Nam – Thuỵ Sĩ; giới thiệu tổng quan thị trường, vấn đề áp dụng quy định, tiêu chuẩn, điều kiện xuất khẩu sản phẩm chế biến (từ nông sản, thực phẩm…) sang thị trường Thụy Sĩ. Tiếp đó, bà Nguyễn Thị Thục - Chủ tịch Nhịp cầu Kinh doanh Việt Nam – Thuỵ Sĩ sẽ tư vấn cho các doanh nghiệp Việt Nam các biện pháp, cách thức phù hợp để tiếp cận thị trường Thuỵ Sĩ đối với các mặt hàng nông sản, thực phẩm...

Ông Lê Hoàng Tài - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại nhấn mạnh: Để tăng cường xuất khẩu sang Thụy Sĩ, các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ thị trường giàu tiềm năng này. Việc tham gia Phiên tư vấn xuất khẩu sang thị trường Thụy Sĩ sẽ là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam có được những thông tin hữu ích liên quan đến việc xuất, nhập khẩu hàng hóa với thị trường này. 

 

 

Nguồn: Theo báo Lao động

Bình luận

Tôm rộng đường sang thị trường Trung Quốc

Trong khi nhiều nông sản xuất sang Trung Quốc đang gặp khó do chính sách "Zero Covid" của nước bạn thì xuất khẩu tôm lại tăng rất mạnh.

Đẩy mạnh xuất khẩu trà và cà phê sang thị trường Trung Quốc

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu rất tiềm năng cho nhiều mặt hàng của Việt Nam, trong đó có nhóm hàng đồ uống.

Thủy sản thích ứng tốt với "zero Covid"

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 4 tháng đầu năm xuất khẩu thủy sản ước đạt 3,6 tỉ USD, tăng tới hơn 44,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu hoa tươi Việt Nam bắt đầu có chỗ đứng ở Nhật Bản

Năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hoa tươi của Nhật Bản là 65,3 tỷ yen (tương đương 528 triệu USD) trong đó nhập khẩu hoa tươi từ Việt Nam là 45 triệu USD.

Xuất khẩu nông sản: Bộ Công Thương khuyến cáo điều gì?

Để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, Bộ Công Thương cho rằng cần sớm chuyển xuất khẩu sang chính ngạch, tức là tuân thủ toàn bộ các quy định của nước nhập khẩu.

Hàng trong nước ế ẩm, rau quả nhập khẩu vẫn tăng

Chỉ trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập 562,1 triệu USD rau quả, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu thủy sản tăng mạnh

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thủy sản đạt hơn 1 tỷ USD với mức tăng trưởng 41% so với cùng kỳ năm 2021.

Nông sản Việt mở rộng thị trường xuất khẩu

Trong xu thế phục hồi các ngành kinh tế, xuất khẩu nông sản của Việt Nam tiếp tục cho thấy đà tăng trưởng ấn tượng với mức tăng gần 16% so với 4 tháng đầu năm 2021. Đây cũng là thời điểm, Việt Nam tìm cách mở rộng thị trường, đẩy mạnh việc xuất khẩu.

Thị trường Trung Quốc và Mỹ là động lực chính cho xuất khẩu thuỷ sản quý II

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục mang về trên 1 tỷ USD với mức tăng trưởng mạnh mẽ 41% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU quý I tăng 92,9%

Hiệp định EVFTA đang được các doanh nghiệp tận dụng hiệu quả khi kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU trong Quý I/2022 tăng 92,9%.