Quảng Nam khánh thành Khu trung tâm sâm Ngọc Linh

“Kể từ giờ phút này, huyện Nam Trà My đã có nơi tổ chức Lễ hội Sâm núi Ngọc Linh hằng năm, các phiên chợ sâm hàng tháng rộng rãi, thoáng đãng, đàng hoàng, đúng công năng và mục đích...” - Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My Trần Duy Dũng vui mừng.

Ngày 01/3, UBND huyện Nam Trà My (Quảng Nam) tổ chức Lễ khánh thành công trình Khu trung tâm giới thiệu, tổ chức Hội chợ, Phiên chợ sâm Ngọc Linh và khai mạc Phiên chợ sâm Ngọc Linh tháng 3 năm 2022 tại thôn 1, xã Trà Mai.
 
Cây sâm Ngọc Linh (sâm Việt Nam) đã có từ bao đời nay tại vùng núi Ngọc Linh thuộc địa phận huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam và huyện TuMơRông tỉnh Kon Tum. Là một loại cây dược liệu đặc biệt quý hiếm, nó chứa đến 52 hợp chất saponin, là 1 trong 5 loại sâm quý nhất trên thế giới.

1.jpg

Cắt băng khánh thành Khu trung tâm sâm Ngọc Linh

Những năm gần đây và nhất là khi Thủ tướng Chính phủ thông qua Đề án bảo tồn và phát triển cây sâm Núi Ngọc Linh (Sâm Việt Nam) thì công tác bảo tồn và phát triển cây sâm Núi Ngọc Linh ngày càng phát triển mạnh. Các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương đã vào cuộc một cách quyết liệt, đem lại nhiều kết quả quan trọng.
 
Ông Trần Duy Dũng, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My chia sẻ: Số hộ trồng sâm không ngừng tăng lên, đã di thực sang trồng tại một số địa phương có điều kiện tự nhiên tương đồng, giá cả cây sâm Ngọc Linh tăng lên theo giá trị thực của thị trường, các nhà khoa học, các doanh nghiệp đã tập trung vào việc đầu tư nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng sâm, sản xuất sản phẩm từ sâm. Nhận thức của bà con đồng bào các dân tộc vùng trồng sâm được nâng lên, người dân đã biết bảo vệ rừng, phục hồi rừng để trồng sâm.
 
Để tôn vinh, quảng bá, giới thiệu về cây sâm Ngọc Linh, các loại cây dược liệu trên địa bàn huyện Nam Trà My đến với du khách trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho các cơ sở làng nghề trong tỉnh giới thiệu các sản phẩm OCOP, bà con nhân dân các huyện miền núi và có cơ hội giới thiệu, quảng bá sản phẩm đặc trưng vùng, miền và cùng giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động trồng trọt, SX kinh doanh, UBND huyện Nam Trà My đã tổ chức Lễ hội sâm Ngọc Linh vào ngày 01 tháng 8 hằng năm và Phiên chợ sâm Ngọc Linh và hàng nông sản đặc trưng miền núi định kỳ vào ngỳ 01 đến ngày 03 hằng tháng, phiên chợ đầu tiên được tổ chức vào tháng 10 năm 2017.

2.jpg

Các gian hàng trưng bày giới thiệu cây sâm Ngọc Linh và sản phẩm OCOP của huyện Nam Trà My.

Huyện Nam Trà My đã lập dự án đầu tư và dự án: Khu trung tâm giới thiệu, tổ chức hội chợ, phiên chợ Sâm Ngọc Linh đã được đầu tư xây dựng, khởi công vào ngày 26/6/2020.
 
Việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu trung tâm giới thiệu, tổ chức hội chợ, phiên chợ Sâm Ngọc Linh có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, nhằm mục tiêu bảo hộ quyền lợi đối với người trồng, SX chế biến và tiêu dùng; góp phần xây dựng thương hiệu Sâm Ngọc Linh trở thành Sâm quốc gia của Việt Nam; xúc tiến quảng bá, giới thiệu hình ảnh, công dụng của các sản phẩm được chế biến từ Sâm Ngọc Linh ra thị trường.
 
Công trình có tổng diện tích: 3 ha, với các hạng mục đầu tư gồm: Khối nhà chính: diện tích xây dựng 1.650 m2, có các phân khu: khu gian hàng trong nhà; khu trưng bày nông, lâm sản ngoài nhà; khu điều hành - kiểm định; khu ăn uống - giải trí và không gian công cộng; kết cấu nhà 01 tầng bằng khung thép, kết hợp tường xây, vách kính, mái tôn, nền, tường hoàn thiện, hệ thống điện, chống sét, điều hòa không khí, PCCC đầy đủ.
 
Các hạng mục khác gồm: Khu tổ chức lễ hội ngoài trời diện tích 4.000 m2, khu bãi xe diện tích 3.000 m2; Khu nhà vệ sinh công cộng, bể chứa nước sinh hoạt chung và PCCC; sân bê tông, các đường đi nội bộ, cây xanh, thảm cỏ. Tổng dự toán công trình 24,581 tỷ đồng, được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ và ngân sách huyện đối ứng.

3.jpg

  Sâm Ngọc Linh (sâm Việt Nam) ngày càng được nhiều người tin dùng

“Kể từ giờ phút này, huyện Nam Trà My đã có nơi tổ chức Lễ hội Sâm núi Ngọc Linh hằng năm, các Phiên chợ Sâm hằng tháng rộng rãi, thoáng đãng, đàng hoàng, đúng công năng và mục đích. Từ nền móng ban đầu này, sẽ hình thành nên khu trung tâm thương mại - dịch vụ tổng hợp tại trung tâm hành chính huyện; nâng cao, khẳng định giá trị và thương hiệu sâm Ngọc Linh; góp phần quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh; thúc đẩy nhanh quá trình xóa đói giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện, đem lại cuộc sống âm no cho đồng bào các dân tộc thiểu số huyện thông qua việc trồng, chế biến, buôn bán các sản phẩm từ cây Sâm Ngọc Linh, các cây dược liệu bản địa và các ngành nghề du lịch, dịch vụ khác. Huyện xác định Phiên chợ sâm Ngọc Linh hằng tháng là Phiên chợ không khói thuốc lá, không rác thải nhựa” - ông Trần Duy Dũng nói.

 

 

Nguồn: https://kinhtenongthon.vn/

Bình luận

Lộ diện giải pháp Smart Farm từ Rạng Đông

Phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao, đổi mới khoa học – công nghệ được coi là một trong những giải pháp mang tính then chốt trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Cú hích chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp ở xứ trà

Chính quyền tỉnh Thái Nguyên ưu tiên ứng dụng chuyển đổi số để tạo ra đột phá trong lĩnh vực phát triển kinh tế nông nghiệp.

Đam mê nông nghiệp thuận tự nhiên

Sản xuất hoàn toàn thuận theo tự nhiên, không sử dụng bất kỳ hóa chất nào trong canh tác, sản phẩm của công ty do anh Ngọc làm giám đốc đã khẳng định chỗ đứng.

Sao Mai Super Feed nâng tầm chất lượng cá tra

Hơn 5 năm tham gia ngành hàng thức ăn thủy sản (TATS), Sao Mai Super Feed có mặt trên thị trường, được khách hàng đánh giá cao về chất lượng và giá thành phù hợp.

“Cú huých” cho ngành gỗ từ logistics

Bên cạnh những mặt tích cực đang tạo cơ hội rất lớn cho ngành công nghiệp gỗ là những khó khăn, thách thức đan xen. Ðó là, giá nguyên liệu nhập khẩu tăng cao, nhất là chi phí vận chuyển, logistics tăng liên tục thời gian qua, đến nay vẫn chưa có dấu hiệu

Dâu tây, cà chua, rau thủy canh... 'đón' khách

Với cách làm riêng, khu du lịch canh nông của gia đình ông Trần Huy Đường ở Đà Lạt (Lâm Đồng) luôn tạo điểm nhấn, thu hút khách du lịch.

Sản xuất nông nghiệp chủ động vượt thách thức

Trong 3 tháng đầu năm 2022, sản xuất nông nghiệp cả nước tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức khi giá vật tư nông nghiệp tăng cao và dịch Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu, gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm.

Ngành nông nghiệp Gia Lai mang về lợi nhuận hơn 30.000 tỉ đồng

Ngày 17.4, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai cho hay, ngành chức năng đang đẩy mạnh xây dựng chỉ dẫn địa lý để dễ dàng trong xuất khẩu ra thị trường Châu Âu theo Hiệp định EVFTA và bảo vệ sản phẩm của địa phương.

Tập đoàn Tân Long với mục tiêu 1 triệu tấn gạo chất lượng cao

Tập đoàn Tân Long xác định hợp tác xã là mắt xích đặc biệt quan trọng trong chuỗi giá trị lúa gạo nhằm giảm các khâu trung gian, tăng lợi ích cho nông dân.

Công nghệ - sức bật cho đam mê nông nghiệp: Đầu tư nhiều, gặt hái lớn

Mỗi năm, Unifarm chi số tiền khoảng 3% tổng doanh thu để đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ. Và thành quả thu được cũng tương xứng.