Rau quả Việt vào Hàn Quốc tăng

Luỹ kế 8 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu rau quả sang Hàn Quốc đạt 107,25 triệu USD, tăng 3,47% so với cùng kỳ 2020.

Riêng tháng 8, số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, giá trị xuất khẩu mặt hàng rau quả của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc đạt 11,1 triệu USD, tăng 13,66% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trung tâm phát triển Thương mại điện tử dẫn số liệu từ Bộ Công Thương cho thấy, có 6 loại trái cây tươi của Việt Nam đã được phép xuất khẩu chính thức vào thị trường Hàn Quốc gồm: dừa, dứa, thanh long ruột trắng, thanh long ruột đỏ, xoài, chuối.

Tuy nhiên, lượng trái cây này sang Hàn Quốc còn thấp. Trong đó, sản lượng chuối Việt Nam chỉ chiếm xấp xỉ 2% thị phần của Hàn Quốc và đang cạnh tranh mạnh với chuối Philippines (chiếm 75,8% sản lượng nhập khẩu loại quả này của Hàn Quốc).

thuy-jpg-1634011624-9746-1634011774.jpg


Chị Thuỷ ở Hàm Thuận Nam thu hoạch thanh long trong vườn. Ảnh: Việt Quốc

Dừa của Việt Nam cũng chỉ chiếm khoảng 2,6%, dứa chiếm 0,62%, trong khi dứa Philippines chiếm 93% tổng lượng nhập khẩu loại quả này của Hàn Quốc...

Theo Trung tâm phát triển Thương mại điện tử, dù thị trường rau quả của Hàn Quốc còn nhiều dư địa cho doanh nghiệp Việt Nam nhưng là thị trường khó tính, mức độ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cao và rào cản kỹ thuật nghiêm ngặt.

Đối với các sản phẩm trái cây, hoa quả nhập khẩu vào Hàn Quốc, doanh nghiệp cần tìm hiểu và tuân thủ quy định hệ thống danh mục thuốc bảo vệ thực vật của nước này áp dụng từ năm 2019. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam phải tự thay đổi phương thức sản xuất hàng hóa từ đầu vào đến đầu ra để có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật, cũng như quy định nhập khẩu từ thị trường này.

Ngoài ra, Việt Nam cần hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho nông sản, như New Zealand có thương hiệu kiwi, Hà Lan có thương hiệu cam, Philippines có thương hiệu chuối, ...

Việt Nam đang thúc đẩy các cơ quan Hàn Quốc mở cửa thị trường thêm cho nhiều loại trái cây khác như bưởi, chanh leo, vải, chôm chôm, nhãn, ...

Hiện các hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi của Hàn Quốc chiếm 60%, chợ truyền thống 20%, còn lại qua bán lẻ trực tuyến. Vì thế, doanh nghiệp Việt muốn xuất khẩu bền vững, cần tìm cách đưa hàng qua các hệ thống phân phối, siêu thị bán lẻ, cửa hàng tiện ích

Nguồn: Theo Vnexpress.net

Bình luận

Tôm rộng đường sang thị trường Trung Quốc

Trong khi nhiều nông sản xuất sang Trung Quốc đang gặp khó do chính sách "Zero Covid" của nước bạn thì xuất khẩu tôm lại tăng rất mạnh.

Đẩy mạnh xuất khẩu trà và cà phê sang thị trường Trung Quốc

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu rất tiềm năng cho nhiều mặt hàng của Việt Nam, trong đó có nhóm hàng đồ uống.

Thủy sản thích ứng tốt với "zero Covid"

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 4 tháng đầu năm xuất khẩu thủy sản ước đạt 3,6 tỉ USD, tăng tới hơn 44,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu hoa tươi Việt Nam bắt đầu có chỗ đứng ở Nhật Bản

Năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hoa tươi của Nhật Bản là 65,3 tỷ yen (tương đương 528 triệu USD) trong đó nhập khẩu hoa tươi từ Việt Nam là 45 triệu USD.

Xuất khẩu nông sản: Bộ Công Thương khuyến cáo điều gì?

Để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, Bộ Công Thương cho rằng cần sớm chuyển xuất khẩu sang chính ngạch, tức là tuân thủ toàn bộ các quy định của nước nhập khẩu.

Hàng trong nước ế ẩm, rau quả nhập khẩu vẫn tăng

Chỉ trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập 562,1 triệu USD rau quả, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu thủy sản tăng mạnh

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thủy sản đạt hơn 1 tỷ USD với mức tăng trưởng 41% so với cùng kỳ năm 2021.

Nông sản Việt mở rộng thị trường xuất khẩu

Trong xu thế phục hồi các ngành kinh tế, xuất khẩu nông sản của Việt Nam tiếp tục cho thấy đà tăng trưởng ấn tượng với mức tăng gần 16% so với 4 tháng đầu năm 2021. Đây cũng là thời điểm, Việt Nam tìm cách mở rộng thị trường, đẩy mạnh việc xuất khẩu.

Thị trường Trung Quốc và Mỹ là động lực chính cho xuất khẩu thuỷ sản quý II

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục mang về trên 1 tỷ USD với mức tăng trưởng mạnh mẽ 41% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU quý I tăng 92,9%

Hiệp định EVFTA đang được các doanh nghiệp tận dụng hiệu quả khi kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU trong Quý I/2022 tăng 92,9%.