Tảo bẹ - loài thực vật biển kỳ diệu, đa tác dụng

Tảo bẹ có thể làm sạch vùng nước ô nhiễm, giải quyết biến đổi khí hậu và phát triển bền vững - nhưng người trồng tảo ở New York cần luật pháp thay đổi trước.

tao-be-141428_441.jpg

Sean Barrett kiểm tra tảo bẹ trong một chuyến đi nghiên cứu ở cảng Montauk, New York. Ảnh: Guardian.

Cảng Montauk nằm tại một làng chài nhỏ ở cuối Long Island, New York. Mặc dù thị trấn được biết đến nhiều hơn như một điểm đến nghỉ dưỡng, đây là cảng cá thương mại lớn nhất của bang.

Hơn 10 năm trước, Sean Barrett, 46 tuổi, đã thành lập Dock to Dish nhằm kết nối các nhà hàng, đầu bếp và người đánh cá, mô hình đầu tiên bán hải sản trực tiếp cho nhà hàng.

Gần đây, ông tập trung vào chuỗi thức ăn dưới đáy đại dương và một loại sinh vật biển khác: tảo bẹ. Đầu năm nay, ông thành lập Công ty cung cấp rong biển Montauk.

Trong dự án mới của mình, Barrett đã lưu tâm đến việc người bản địa sử dụng rong biển như một loại phân bón và đã nghĩ ra một phương pháp cải tạo đất dựa trên tảo bẹ mà những người làm vườn tại nhà và sân gôn có thể sử dụng cho cây trồng của họ thay vì phân bón hóa học. Mô tả tảo bẹ là “cây trồng tái sinh đầu tiên của đại dương”, Barrett tin rằng bằng cách sản xuất rong biển trực tiếp tại New York, ông có thể hồi sinh ngành hàng hải đang gặp khó khăn.

“Tỷ lệ nhập khẩu thủy sản của Mỹ vào khoảng 90%, nhập khẩu Rong biển hơn 94%. Chúng tôi cố gắng đưa tất cả trở lại sản xuất ở địa phương”, Barrett nói. Ông cho biết thêm rằng hầu hết các sản phẩm thủy sản và rong biển đều trải qua 15 nhà cung cấp và ông đang cố gắng “đưa chuỗi hành trình sản phẩm đó đến tay ba người: nông dân, công ty và người tiêu dùng”.

Nhưng buồn thay việc nuôi trồng rong biển ở bang New York là bất hợp pháp, bất chấp những nỗ lực hết mình của các nhà hoạt động.

Alaska và Maine hiện là những bang sản xuất rong biển hàng đầu ở Mỹ vì cả hai bang đều cho phép nuôi trồng rong biển. Trong khi đó, New York đang phải vật lộn để theo kịp, với việc người trồng mất thêm một mùa vụ nữa khi họ chờ đợi sự thay đổi luật.

Mặc dù Dự luật Kelp (Tảo bẹ) đã được cơ quan lập pháp của bang thông qua vào tháng 6, nhưng nó vẫn cần được Thống đốc New York ký thành luật. Việc Thống đốc Andrew Cuomo từ chức gần đây khiến các nhà hoạt động lo ngại dự luật lại bị chậm trễ thông qua hơn nữa.

“Các bang khác dường như đang đi trước chúng tôi,” nghị sĩ Fred Thiele, người đầu tiên đề xuất Dự luật Kelp lên cơ quan lập pháp của bang New York cách đây 5 năm, nói. Dự luật sẽ cho phép các vùng đất đáy biển của tiểu bang ở Vịnh Peconic và Vịnh Gardiners được cho thuê để trồng tảo bẹ thương mại. Một đạo luật tương tự đã khai sinh ra ngành công nghiệp hàu sôi động của bang vào năm 2009, tạo ra hơn một chục doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản trên khắp Long Island.

Ngoài việc thúc đẩy các ngành công nghiệp hàng hải đang gặp khó khăn của bang, loại rau biển màu nâu, dạng sợi còn có tác dụng hấp thụ carbon, bên cạnh khả năng chống lại quá trình axit hóa đại dương.

Các nhà khoa học tại Đại học Khoa học và Công nghệ King Abdullah (KAUST), Trung tâm Nghiên cứu Biển Đỏ ước tính rằng các môi trường sống ven biển và vùng đất ngập nước hấp thụ lượng carbon nhiều hơn 5 lần so với rừng trên cạn.


Đây là một biện pháp quan trọng vì nhiệt độ toàn cầu có khả năng tăng hơn 1,5 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp, theo Báo cáo Quốc tế về Biến đổi Khí hậu gần đây, phần lớn xuất phát từ lượng carbon dư thừa trong khí quyển.

Tiến sĩ Charles Yarish, thuộc Đại học Connecticut, một nhà sinh vật học về rong biển, cho biết: “Rong biển cung cấp cho các nhà khoa học một trong số nhiều công cụ giải quyết các vấn đề về biến đổi khí hậu [liên quan] đến việc gia tăng carbon".

Hoa Kỳ có hơn 154.000 km đường bờ biển – dài thứ hai trên thế giới - và Yarish tin rằng họ có thể trở thành nhà sản xuất hàng đầu cây trồng tái sinh đầu tiên của đại dương. Ông hình dung rằng điều này có thể đạt được bằng cách tạo ra các trang trại quy mô lớn trong vùng đặc quyền kinh tế của Hoa Kỳ, cách xa bờ 200 hải lý.

Nước uống ở khu vực phía đông Long Island là một trong những nguồn nước ngầm chứa nhiều nitơ nhất Hoa Kỳ, nằm trong top 5%. Hầu hết sự ô nhiễm này bắt nguồn từ các hệ thống tự hoại lỗi thời, cũng là nguyên nhân gây ra 60% hiện tượng phú dưỡng trên cửa sông Peconic của Long Island.

Quan chức địa phương đang cố gắng thuyết phục các chủ nhà thay thế hàng nghìn hệ thống tự hoại lỗi thời - nhưng rong biển có thể thúc đẩy những nỗ lực này.

“Nước ngầm bị ô nhiễm được tạo ra vẫn đang len lỏi tới các vịnh và cửa sông”, Tiến sĩ Christopher Gobler của Đại học Stony Brook cho biết.

Làm việc với phòng thí nghiệm của Stony Brook trong một thí nghiệm kéo dài ba năm về axit hóa đại dương, hút carbon và khai thác nitơ của rong biển, phòng thí nghiệm của Gobler phát hiện ra rằng trồng một mẫu tảo bẹ (0,4 hec-ta) trong 6 tháng tương đương với việc thay thế 10–20 hệ thống tự hoại cũ mỗi năm.

Mặc dù các nhà khoa học rất phấn khởi về khả năng của tảo bẹ như một bể chứa carbon, bầu khí quyển chỉ có lợi nếu tảo bẹ được thu hoạch và sử dụng. Nếu rong biển ở lại biển, nó sẽ bị phân hủy dưới ánh nắng mặt trời mùa hè, và giải phóng carbon và nitơ mà nó đã hấp thụ từ đại dương để hòa tan trở lại vào nước.

Không chỉ giúp làm sạch vùng nước ô nhiễm, giải quyết biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, tảo bẹ cũng đang được hướng tới sử dụng như một thực phẩm lành mạnh.

Nhiều người tiêu dùng đã quen thuộc với tảo biển nori trong cuộn sushi và salad rong biển, nhưng ngày càng có nhiều đầu bếp hàng đầu quan tâm tới tảo bẹ. Nhiều cửa hàng tạp hóa thực phẩm sức khỏe bắt đầu tích trữ các sản phẩm như khối tảo bẹ có thể được thêm vào bánh nướng hoặc nước sốt mì ống, bánh quy hoặc súp.

Akua đã ra mắt món bánh mì kẹp thịt tảo bẹ vào đầu năm nay và nhiều nhà hoạt động khí hậu cho rằng đây có thể là một sự thay đổi mới.

 

Bình luận

Vải thiều không hạt ở Trung Quốc

Các chuyên gia về vải và nhãn tại Học viện Khoa học Nông nghiệp Nhiệt đới Trung Quốc cho biết, họ đã giải được bài toán hóc búa: tạo ra trái vải thiều không hạt.

Biến váng đậu phụ bỏ đi thành rượu đắt tiền

Các nhà khoa học Singapore đã ủ váng đậu nành trong quá trình sản xuất đậu phụ bị bỏ đi thành rượu đắt tiền. Hiện một chai 500 ml được bán với giá 26 euro.

Lúa lai lại đạt năng suất kỷ lục ở Tam Á

Cơ sở sản xuất thực nghiệm lúa lai ở Tam Á, Trung Quốc đã cho năng suất 910 kg/ mu (0,067 ha), theo ước tính của các chuyên gia ngay tại ruộng hôm 6/5.

Đến lượt lúa gạo được tăng cường dinh dưỡng

Sau thành công đối với ngô có 90% hàm lượng protein là sữa tách béo và đậu, các nhà khoa học đang thúc đẩy việc sản xuất lúa gạo giàu dưỡng chất sinh học.

Chuyển đổi số làm thay đổi nông nghiệp Nhật Bản

Tại Nhật Bản, phần lớn đồng bằng nông nghiệp trước đây đã dần được đưa vào phát triển đô thị trong khi các sườn núi lại quá dốc để tiến hành canh tác.

Một tương lai không có phân bón tổng hợp?

Áp lực từ chi phí sản xuất tăng mạnh, tính khả dụng, và các vấn đề môi trường đang tiếp tục đẩy phân bón tổng hợp vào một tương lai phức tạp. Nhưng…

Phát minh ra siêu cây biến đổi gen chống biến đổi khí hậu

Khởi nghiệp công nghệ sinh học ở Mỹ đã nghiên cứu thành công một loại cây chống biến đổi khí hậu, có thể hấp thụ lượng carbon nhiều hơn 50% so với cây bình thường.

Trang trại nuôi cá tầm lấy trứng đầu tiên ở xứ nóng

Sản phẩm trứng cá tầm thu được từ trang trại ở Hua Hin được đưa về tiêu thụ tại nhà hàng sang trọng ở thủ đô Bangkok, mỗi hộp có giá lên tới gần 1.000USD.

Chỉnh sửa gen giúp tăng đáng kể năng suất ngô, lúa

Những sản phẩm ngô chỉnh sửa gen có khả năng làm tăng năng suất đáng kể vừa được xin cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học ở Trung Quốc.

Vô tiền khoáng hậu: Thịt làm từ không khí

San Mateo, công ty khởi nghiệp có trụ sở ở California (Mỹ) tạo ra một loại 'thịt' làm từ không khí, trong nỗ lực cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.