Tập huấn hỗ trợ các chủ thể OCOP tiêu thụ sản phẩm: Khai thông kênh bán hàng

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực đến sản xuất, lưu thông hàng hóa. Với 1.054 sản phẩm OCOP đã được công nhận, thành phố Hà Nội đã và đang triển khai rất nhiều giải pháp nhằm khai thông các kênh bán hàng.

Trong đó, có việc tập huấn miễn phí về bán hàng trực tuyến cho các chủ thể tham gia chương trình và các nhà phân phối sản phẩm...

cac-chu-the-ocop-ban-hang-t.jpg

Các chủ thể OCOP bán hàng trực tuyến trong “Ngày hội livestream sản phẩm OCOP”, tháng 6-2021. Ảnh: Diệu Thu

Góp phần duy trì sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

Trong những ngày thực hiện giãn cách xã hội, các sàn thương mại điện tử đã trở thành điểm “đi chợ” của đông đảo người tiêu dùng Hà Nội. Tại đây, các “bà nội trợ” có thể lựa chọn đủ loại thực phẩm từ rau, củ, đồ khô, đồ tươi sống, đặc sản vùng miền với giá cả và thông tin sản phẩm rõ ràng, minh bạch, chi tiết.

Theo Giám đốc Công ty cổ phần Ubofood Việt Nam Đỗ Hoàng Thạch: Hiện tại, đơn vị đang phân phối hơn 1.500 sản phẩm của 200 nhà cung cấp trên địa bàn 30 tỉnh, thành phố, trong đó có gần 100 sản phẩm OCOP chủ yếu của Hà Nội như: Thịt lợn sinh học, gà đồi, mỳ, miến, rau, quả sạch... Do sự tiện lợi, an toàn nên lượng khách hàng mua sản phẩm trong thời gian này tăng cao, doanh thu của Công ty cổ phần Ubofood Việt Nam trong 1 tháng giãn cách xã hội tăng gấp 10 lần so với thời gian trước...

Không chỉ với Công ty cổ phần Ubofood Việt Nam, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều gia đình đã chuyển sang mua hàng qua mạng internet. Đây cũng chính là cơ hội để các chủ thể OCOP, các doanh nghiệp chuyển đổi sang phương thức mua bán trực tuyến.

Tuy nhiên, để gặt hái thành công trong thương mại điện tử đối với người nông dân, hợp tác xã hay các doanh nghiệp nhỏ là cả vấn đề. Để bán hàng trên mạng xã hội, đòi hỏi các chủ thể OCOP cần thành thạo công nghệ; có kỹ năng bán hàng, chụp ảnh, viết bài, trả lời trực tuyến và quan trọng hơn là giữ “chữ tín”. Đặc biệt, với sản phẩm OCOP, để tiêu thụ trên các sàn thương mại điện tử, sản phẩm cần đáp ứng nhiều tiêu chuẩn về chất lượng do các sàn giao dịch đặt ra.

Tổng Giám đốc Công ty cổ phần MD Queens (đơn vị có sản phẩm OCOP Trà xạ đen được UBND thành phố Hà Nội công nhận “4 sao”) Trịnh Kim Thư cho biết: "Bản thân tôi và rất nhiều chủ thể OCOP chưa từng kinh doanh trực tuyến nên có nhiều bỡ ngỡ. Sản phẩm Trà xạ đen trước đây chủ yếu bán trực tiếp, khách hàng được trải nghiệm, dùng thử rồi mới tin tưởng mua. Do vậy, bán hàng trực tuyến là thách thức rất lớn".

Theo Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội, đến hết năm 2020, thành phố có 1.054 sản phẩm OCOP. Trong đó, chiếm số lượng lớn là nhóm ngành nông sản, thực phẩm, đồ uống; hàng thủ công mỹ nghệ... Việc thúc đẩy thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Giải pháp hiệu quả, phù hợp xu thế phát triển

Tham gia thương mại điện tử, bán hàng trực tuyến, livestream (phát hình trực tiếp) quảng bá sản phẩm là giải pháp hữu hiệu giúp chuỗi cung ứng nông sản không bị đứt gãy trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Do vậy, từ tháng 6-2021, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội đã tổ chức “Ngày hội livestream sản phẩm OCOP” hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm OCOP và bước đầu đem lại hiệu quả đáng ghi nhận.

Tiếp tục trợ giúp các chủ thể, các nhà phân phối, bán lẻ sản phẩm OCOP trên thị trường, mới đây, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội tiếp tục tổ chức các chương trình tập huấn trực tuyến miễn phí để nâng cao kiến thức, kỹ năng bán hàng cho các chủ thể của Chương trình OCOP. Qua đó, các doanh nghiệp, hợp tác xã, người sản xuất kết nối với nhau để hình thành các chuỗi cung ứng nông sản thương mại điện tử.

Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội Nguyễn Văn Chí thông tin: “Trong những ngày giãn cách xã hội, chúng tôi đã mở 2 lớp học bán hàng trực tuyến miễn phí cho người dân với thời gian học là 3 buổi; giảng viên là cán bộ của Viện Nghiên cứu chuyển đổi số ASEAN”.

Tổng Giám đốc Công ty cổ phần MD Queens Trịnh Kim Thư cho biết: "Tham gia tập huấn, chúng tôi đã nắm bắt được các kỹ năng xây dựng thương hiệu, bán hàng livestream để đưa sản phẩm OCOP ra thị trường; đồng thời, các chủ thể đã trao đổi, chia sẻ những khó khăn, kinh nghiệm trong việc bán hàng trên hệ thống thương mại điện tử, mạng xã hội… ".

Trên các nền tảng của công nghệ thông tin, những mô hình kinh doanh trực tuyến đã mang lại hiệu quả tích cực trong đời sống xã hội, không chỉ bảo đảm các yêu cầu phòng, chống dịch bệnh trong thời điểm hiện tại mà còn phù hợp với xu hướng phát triển thương mại điện tử trong tương lai.
 

 
 
 

Nguồn: http://www.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Nong-nghiep/1009728/tap-huan-ho-tro-cac-chu-the-ocop-tieu-thu-san-pham-khai-thong-kenh-ban-hang

Bình luận

Lộ diện giải pháp Smart Farm từ Rạng Đông

Phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao, đổi mới khoa học – công nghệ được coi là một trong những giải pháp mang tính then chốt trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Cú hích chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp ở xứ trà

Chính quyền tỉnh Thái Nguyên ưu tiên ứng dụng chuyển đổi số để tạo ra đột phá trong lĩnh vực phát triển kinh tế nông nghiệp.

Đam mê nông nghiệp thuận tự nhiên

Sản xuất hoàn toàn thuận theo tự nhiên, không sử dụng bất kỳ hóa chất nào trong canh tác, sản phẩm của công ty do anh Ngọc làm giám đốc đã khẳng định chỗ đứng.

Sao Mai Super Feed nâng tầm chất lượng cá tra

Hơn 5 năm tham gia ngành hàng thức ăn thủy sản (TATS), Sao Mai Super Feed có mặt trên thị trường, được khách hàng đánh giá cao về chất lượng và giá thành phù hợp.

“Cú huých” cho ngành gỗ từ logistics

Bên cạnh những mặt tích cực đang tạo cơ hội rất lớn cho ngành công nghiệp gỗ là những khó khăn, thách thức đan xen. Ðó là, giá nguyên liệu nhập khẩu tăng cao, nhất là chi phí vận chuyển, logistics tăng liên tục thời gian qua, đến nay vẫn chưa có dấu hiệu

Dâu tây, cà chua, rau thủy canh... 'đón' khách

Với cách làm riêng, khu du lịch canh nông của gia đình ông Trần Huy Đường ở Đà Lạt (Lâm Đồng) luôn tạo điểm nhấn, thu hút khách du lịch.

Sản xuất nông nghiệp chủ động vượt thách thức

Trong 3 tháng đầu năm 2022, sản xuất nông nghiệp cả nước tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức khi giá vật tư nông nghiệp tăng cao và dịch Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu, gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm.

Ngành nông nghiệp Gia Lai mang về lợi nhuận hơn 30.000 tỉ đồng

Ngày 17.4, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai cho hay, ngành chức năng đang đẩy mạnh xây dựng chỉ dẫn địa lý để dễ dàng trong xuất khẩu ra thị trường Châu Âu theo Hiệp định EVFTA và bảo vệ sản phẩm của địa phương.

Tập đoàn Tân Long với mục tiêu 1 triệu tấn gạo chất lượng cao

Tập đoàn Tân Long xác định hợp tác xã là mắt xích đặc biệt quan trọng trong chuỗi giá trị lúa gạo nhằm giảm các khâu trung gian, tăng lợi ích cho nông dân.

Công nghệ - sức bật cho đam mê nông nghiệp: Đầu tư nhiều, gặt hái lớn

Mỗi năm, Unifarm chi số tiền khoảng 3% tổng doanh thu để đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ. Và thành quả thu được cũng tương xứng.