Thái Lan dự báo xuất khẩu gạo tăng mạnh
Xuất khẩu gạo của Thái Lan dự kiến sẽ tăng trong quý cuối cùng của năm nay và cả năm tiếp theo, do đồng nội tệ đã suy yếu khiến giá gạo của nước này có thể cạnh tranh tốt hơn trên thị trường.
Theo Vụ trưởng Vụ Ngoại thương, Bộ Thương mại Thái Lan Keerati Ruschano, xuất khẩu của Thái Lan đã tăng trưởng kể từ tháng 6/2021 do nhu cầu cao hơn từ các thị trường Trung Quốc, Philíppines và một số nước châu Phi.
Dự kiến, lượng gạo xuất khẩu của Thái Lan sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, với khoảng 700.000 tấn mỗi tháng.
Thái Lan cũng tin tưởng sẽ đạt được mục tiêu xuất khẩu 6 triệu tấn gạo trong năm 2021. Trong giai đoạn 8 tháng đầu năm 2021, sản lượng gạo xuất khẩu của Thái lan đạt 3,18 triệu tấn, giảm 14% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, kể từ tháng 9/2021, lượng gạo xuất đi của quốc gia này đã tăng 124,8% so với năm trước.
Một phần nguyên nhân của việc xuất khẩu gạo Thái Lan tăng đột biến đó là nhờ lực đẩy của đồng nội tệ đang suy yếu so với USD. Ngoài ra, dịch COVID-19 cũng đang suy giảm và các biện pháp nới lỏng đã giúp thuận tiện hơn cho xuất khẩu.
Hiệp hội xuất khẩu gạo Thái Lan cho rằng, việc đồng bạt mất giá 13% so với USD sẽ giúp giá gạo Thái Lan trên thị trường quốc tế giảm mạnh và trở nên có tính cạnh tranh hơn. Giá gạo 5% tấm của Thái Lan đang được báo giá ở mức 400 USD/tấn, thấp hơn 51 USD so với giá của Việt Nam. Hồi đầu năm nay, giá gạo 5% tấm của Thái Lan được chào giá ở mức 520 USD/tấn.
Dự kiến, sản lượng gạo xuất khẩu của Thái Lan sẽ tiếp tục tăng trong năm tới với lượng gạo xay xát ước tính đạt 20 triệu tấn, cao hơn 3 triệu tấn so với năm nay. Năm 2020, Thái Lan đã xuất khẩu tổng cộng 5,7 triệu tấn gạo.
Nguồn: Theo VOV
FAO: Giá lương thực, thực phẩm thế giới giảm trong tháng 4/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) ngày 6/5 thông báo giá lương thực thực phẩm thế giới giảm trong tháng 4/2022 sau khi tăng vọt trong tháng trước đó, dẫn đến giá dầu thực vật và ngũ cốc giảm.
Cần sa đang là cây trồng lợi nhuận thứ 5 ở Mỹ
Với mục đích phục vụ tiêu khiển hiện đã hợp pháp ở 18 bang, cần sa đang là một loại cây hái ra tiền của nông dân và có lợi nhuận chắc chắn tại Mỹ.
Thiếu thức ăn chăn nuôi, Thái Lan hủy lệnh kiểm soát nhập khẩu
Bộ Thương mại Thái Lan vừa đề xuất chính phủ hàng loạt các giải pháp mới nhằm tăng cường nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong thời gian 3 tháng.
Xuất hiện trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm H3N8 đầu tiên trên người
Ủy ban Y tế Trung Quốc xác nhận, lần đầu tiên chủng virus cúm gia cầm H3N8 đã được phát hiện ở người, tại tỉnh Hà Nam, miền Trung nước này.
Vì sao rừng già quan trọng?
Rừng già vừa là điểm nóng sinh thái, vừa cung cấp nước sạch cho con người và là nguồn hút carbon chính giúp chống biến đổi khí hậu.
Giá lương thực tăng vọt có thể để lại hậu quả rất lớn
Một khi không ai có thể biết được cuộc xung đột Nga- Ukraine còn kéo dài bao lâu, các tác động của nó đến phần còn lại của thế giới là sẽ rất nghiêm trọng.
Từ 28/4, Indonesia sẽ cấm xuất khẩu dầu cọ thô và dầu ăn
Bộ Công Thương cho biết, theo tuyên bố của Tổng thổng Indonesia Joko Widodo (Jokowi) vào chiều ngày 24/4/2022, kể từ ngày 28/4/2022 tới đây, nước này sẽ cấm xuất khẩu toàn bộ dầu cọ thô (CPO) và dầu ăn với thời hạn cấm không xác định.
Phân bón truyền thống 'đánh bại' phân bón công nghiệp
Trong cuộc thử nghiệm kiểm tra sức khỏe đất mang tính “đối đầu” giữa phân bón công nghiệp và phân bón truyền thống cho thấy, lối cũ khiến đất đai trở nên màu mỡ hơn.
Đài Loan cấm nhập thuốc trừ sâu chứa hoạt chất chlorpyrifos
Tất cả các sản phẩm thuốc trừ sâu có chứa hoạt chất chlorpyrifos, được cho là gây hại đến hệ thần kinh của trẻ nhỏ sẽ được Đài Loan cấm nhập khẩu và sản xuất.
Các vựa sản xuất lương thực lớn không chỉ lo phân bón
'Hiện vẫn còn quá sớm để đánh giá về thị trường phân bón thế giới ảnh hưởng đến mùa vụ năm nay, nhưng có rất nhiều yếu tố khác khiến nông dân phải lo lắng'.
Bình luận