Thái Nguyên: Có vốn trồng chè, nuôi dê, hộ nghèo ngày càng có thu nhập cao hơn

Nguồn vốn vay ưu đãi Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) đã tạo điều kiện cho các hộ nghèo, đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đổi đời và phát triển sản xuất, kinh doanh. Trong đó, các mô hình trồng chè, chăn nuôi dê, trâu bò...

Từng bước đổi đời

Anh Hoàng Văn Nhu (ở xóm Tân Thành, xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ) là một trong những điển hình thoát nghèo nhờ sử dụng hiệu quả vốn vay Ngân hàng CSXH. Được Ngân hàng CSXH cho vay vốn ưu đãi, anh Nhu đã mạnh dạn san đồi để trồng chè lai, nuôi trâu sinh sản. Chăm chỉ làm ăn, chỉ trong vòng 4 năm gia đình anh Nhu không chỉ thoát nghèo, mà đến nay anh có trên 7 sào chè và 10 con trâu nái, cho thu nhập hơn 150 triệu đồng/năm.

tr8-16249653955421568069734.jpg

Mô hình nuôi dê sinh sản của gia đình ông Hứa Văn Xoan ở thôn ở thôn Bãi Bình, xã Bảo Cường, huyện Định Hoá, Thái Nguyên. Ảnh: Trung Nguyễn

Ông Trương Công Hiền - Chủ tịch UBND xã Văn Lăng cho biết: Là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Đồng Hỷ, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, những năm qua nguồn vốn ưu đãi Ngân hàng CSXH đã trợ lực hiệu quả cho bà con nhân dân trong xã. Theo đó, hiện xã có trên 640 hộ nghèo và cận nghèo được Ngân hàng CSXH hỗ trợ vay vốn phát triển kinh tế, với tổng số tiền trên 45 tỷ đồng.

"Với mục tiêu cụ thể trong năm 2021 và trong cuộc hành trình lâu dài của tín dụng chính sách, tỉnh phấn đấu bảo đảm 100% hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có đủ điều kiện, đủ nhu cầu đều được Ngân hàng CSXH đáp ứng "giao dịch tại nhà, giải ngân tại xã".

Ông Nguyễn Quang Thịnh - Giám đốc Ngân hàng CSXH Thái Nguyên

Lãnh đạo Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Đồng Hỷ cho biết: Đến nay, tổng dư nợ cho vay trên địa bàn huyện đạt trên 424 tỷ đồng, với trên 14.000 hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay, trong đó vốn cho vay hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo chiếm 58,5%. Qua đó, góp phần quan trọng vào công cuộc giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Năm 2020, toàn huyện đã có 10/13 xã về đích nông thôn mới; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 8,54%.

Dốc sức đưa vốn đến tay hộ nghèo

tr8-1-162496539552255808177.jpg

 Mô hình trồng chè VietGAP của nông dân huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên. Ảnh: Đức Thịnh

Tại huyện miền núi Định Hóa còn 2/3 số xã nằm trong vùng đặc biệt khó khăn và 29,5% hộ nghèo vào thời điểm 10 năm trước, nhưng nay đã thụ hưởng hơn 537 tỷ đồng thuộc 14 chương trình tín dụng chính sách. Nhờ vậy, các hộ nghèo là đồng bào dân tộc đã chủ động phát triển chăn nuôi trâu, bò, dê, lợn, thâm canh đồi chè, ruộng lúa đạt năng suất, sản lượng cao.

Đó là gia đình ông Hứa Văn Xoan (ở thôn ở thôn Bãi Bình, xã Bảo Cường, huyện Định Hoá) đã sử dụng 20 triệu đồng vốn tín dụng chính sách đầu tư nuôi dê sinh sản. Đàn dê phát triển tốt đã giúp gia đình ông thoát cảnh nghèo.

Hay hộ chị Hòa Thị Liên (ở xóm Thống Phong, xã Kim Phụng) vay 50 triệu đồng của Ngân hàng CSXH huyện Định Hóa mua vật tư phân bón, giống cây tốt đầu tư làm kinh tế vườn… Với 1,5 mẫu vườn trồng cây ăn quả như: Cam, chanh leo, đạt năng suất cao, cho thu nhập 400-500 triệu đồng/năm. Mới đây, giữa mùa dịch Covid - 19 tháng 5/2021, chị Liên đã trả hết nợ vay đợt trước và được vay tiếp 100 triệu đồng vốn chính sách theo quy định mới về nâng mức vay, thời hạn vay dùng cho hộ có phương án đầu tư đối với các dự án sản xuất, kinh doanh dài hạn.

Tính đến 31/5/2021, Ngân hàng CSXH tỉnh Thái Nguyên đã cho vay hơn 3.800 tỷ đồng, với hơn 107.000 khách hàng đang còn dư nợ. Đặc biệt những cán bộ tín dụng chính sách trên mảnh đất "đệ nhất danh trà" này chẳng quản ngại khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra, đã bền bỉ, dốc sức chuyển tải 581 tỷ đồng đến tận tay 15.925 hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn tạo điều kiện thuận lợi để họ yên tâm phát triển sản xuất kinh doanh, ổn định cuộc sống. 

 

Nguồn: https://danviet.vn/thai-nguyen-co-von-trong-che-nuoi-de-ho-ngheo-ngay-cang-co-thu-nhap-cao-hon-20210629182158753.htm

Bình luận

Trồng cà tím Nhật Bản công nghệ cao, lãi nửa tỉ đồng/ha/năm

Mô hình trồng cà tím áp dụng công nghệ cao để xuất khẩu sang Nhật Bản trung bình năng suất khoảng 110 - 120 tấn/ha/năm, cho thu nhập 485 - 540 triệu đồng/ha/năm.

Dừa xiêm, xoài cát làm giàu cho người dân xứ cát

Từ một vùng đất cát bạc màu, hiệu quả thấp, cây dừa xiêm và xoài cát đang dần phủ xanh đất Phù Cát (Bình Định), làm giàu cho nông dân.

Sưu tầm, nhân nuôi giống gà đen bản địa quý của Bắc Kạn

Anh Tú đến từng bản xa xôi ở huyện Chợ Đồn để tìm và chọn lọc những cá thể gà đen có đặc điểm, kiểu hình tốt nhất đem về chăm sóc và nhân giống...

Nam Định: Thành công từ mô hình nuôi cá trắm đen bằng thức ăn công nghiệp

Nhờ kiên trì, chịu khó học hỏi, không chịu lùi bước trước khó khăn, nông dân Trần Thanh Năm, xóm 11, xã Xuân Vinh (Xuân Trường, tỉnh Nam Định) đã thành công với mô hình nuôi cá trắm đen bằng thức ăn công nghiệp.

Nuôi trồng đặc sản, nông dân dễ giàu

Các mô hình nuôi trồng cây, con đặc sản cho thấy, nông sản dễ dàng tìm đầu ra, nông dân dễ làm giàu và luôn có thu nhập ổn định ở mức cao...

Sở hữu giống tre lạ cho măng bốn mùa, lão nông kiếm tiền triệu mỗi ngày

Giống tre ông Cua trồng rất lạ, cho măng quanh năm, kể cả tháng hạn. Tận dụng điểm ưu việt này, ông canh tác măng mùa nghịch, bán được 35.000-40.000 đồng/kg, đút túi tiền triệu mỗi ngày

Khánh Hòa: Từ tay trắng, thành tỷ phú sầu riêng từ vốn vay ngân hàng

Nhiều nông dân huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) từ tay trắng đã trở thành triệu phú, tỷ phú nhờ mạnh dạn sử dụng nguồn vốn của Agribank.

Trên nuôi ếch, dưới nuôi cá rô đồng, cá trê, anh nông dân Hải Dương lãi lớn

Bằng cách thiết kế sàn lưới, cọc tre để nuôi ếch bên trên mặt ao nuôi cá, anh Trần Văn Vinh ở xã Đại Hợp, huyện Tứ Kỳ (tỉnh Hài Dương) đã có nguồn thu hoạch “kép” trên cùng một diện tích ao nuôi thủy sản.

Nông dân Hậu Giang nuôi rắn ri voi trong nhà lầu cho thu nhập cao

Rắn ri voi thường được bà con huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang nơi đây nuôi trong vèo, ao, mương, xô chậu hay bể xi măng. Tuy nhiên gần đây có một hộ dân đã đem loài vật này nuôi trong lồng kính đặt trên tầng 3 ngôi nhà đang ở và mô hình này đã mang lại

Trà Vinh: Nuôi cá bông lau là cá đặc sản có giá trị kinh tế cao

Đó là mô hình nuôi cá bông lau của ông Lâm Văn Binh ở ấp Giồng Bàng, xã Long Vĩnh, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Cá bông lau là một trong những loài cá đặc sản ham bơi lội ở các sông lớn ở ĐBSCL.