Thanh long Việt Nam mới chỉ có ở các khách sạn và các buổi tiệc ở Ấn Độ
Trái thanh long Việt Nam không xuất hiện nhiều trong các nhà hàng và đặc biệt là tại các siêu thị, quầy bán hàng hoa quả và bán hàng rong ở Ấn Độ nên đây vẫn là thị trường còn rất nhiều tiềm năng.
Hướng đến việc mở rộng thị trường xuất khẩu thanh long, nếu nhìn lại quá trình xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ từ năm 2014 đến nay có thể thấy, sản phẩm thanh long ngày càng được ưa chuộng tại Ấn Độ. Số liệu của Bộ Công Thương cho thấy, thị phần xuất khẩu thanh long của Việt Nam sang Ấn Độ tăng mạnh từ 27% trong năm tài chính 2014 - 2015 lên 52% năm 2018 – 2019. Thanh long nhập khẩu từ Việt Nam đã chiếm gần 90% tổng lượng thanh long nhập khẩu của Ấn Độ trong 7 tháng gần đây.
Nhận định về thị trường Ấn Độ, Bộ Công Thương cho rằng, đây là thị trường có nhu cầu cao về hoa quả trái cây, nhạy cảm với các biến động về giá. Trong bối cảnh hiện nay, trước những khó khăn khi xuất khẩu thanh long sang Trung Quốc, chính là cơ hội để các DN có thể nghiên cứu đẩy mạnh xuất khẩu sang địa bàn Ấn Độ trước mắt và lâu dài.
Thanh long Việt Nam là mặt hàng xuất khẩu chủ lực được nhiều thị trường ưa chuộng.
Đánh giá về thị trường này, ông Đỗ Quốc Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á – châu Phi (Bộ Công Thương) cho biết, Ấn Độ là thị trường trọng điểm của khu vực Nam Á - nơi hội tụ đầy đủ các yếu tố để trở thành đích đến tiềm năng cho trái thanh long Việt Nam.
“Việt Nam và Ấn Độ có nền tảng quan hệ tốt đẹp với bề dày 50 năm lịch sử, quan hệ đối tác chiến lược toàn diện có những bước phát triển vượt bậc. Đặc biệt, thị trường Ấn Độ có dung lượng gần 1,4 tỷ dân; số lượng người ăn chay, có thói quen ăn uống với trái cây đông đảo. Ấn Độ nhập khẩu 95% từ Thái Lan, Malaysia, Việt Nam và Sri Lanka, trong đó Việt Nam chiếm tỷ lệ chủ yếu. Người Ấn Độ đánh giá khá tốt trái thanh long vì có lợi cho sức khỏe, hương vị thơm và nhiều chất dinh dưỡng”, ông Hưng cho biết.
Mặc dù hiện nay Ấn Độ cũng đã bắt đầu triển khai trồng thanh long tại một số bang trong nước với diện tích khoảng 3.000 - 4.000 ha, sản lượng đạt khoảng 12.000 tấn/năm, song ông Bùi Trung Thướng, Tham tán thương mại Việt Nam tại Ấn Độ cho biết, nhìn chung sản lượng thanh long của Ấn Độ vẫn rất thấp, chất lượng không ngon và ngọt như thanh long Việt Nam.
Trong những năm qua, Bộ Công Thương cùng với Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ luôn chú trọng tạo thuận lợi cho việc đưa trái thanh long vào thị trường Ấn Độ, hỗ trợ DN kết nối với nhà nhập khẩu Ấn Độ, xúc tiến quảng bá trái thanh long Việt Nam với người tiêu dùng Ấn Độ.
Cụ thể, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ đã hỗ trợ nhiều đoàn DN trong nước sang xúc tiến quảng bá thanh long tại Ấn Độ. Hiện tại, có nhiều DN Việt Nam đã và đang xuất khẩu sang thị trường nhiều tiềm năng này. Sau các chương trình quảng bá và xúc tiến thương mại, người dân Ấn Độ đã biết đến và ưa chuộng thanh long Việt Nam nhiều hơn, lượng xuất khẩu từ Việt Nam sang Ấn Độ không ngừng tăng.
Ông Đỗ Thanh Hải, Tham tán Công sứ, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ cho rằng, mặc dù kim ngạch xuất khẩu thanh long sang Ấn Độ liên tục tăng trong thời gian qua nhưng còn dưới tiềm năng và nhu cầu của Ấn Độ. Ông Hải kêu gọi các DN Việt Nam cùng đồng hành với cơ quan nhà nước thực hiện các chương trình quảng cáo quy mô lớn tại Ấn Độ như thuê người nổi tiếng, quảng bá về lợi ích của của thanh long với sức khỏe con người.
Nhằm thúc đẩy tiêu thụ thanh long Việt Nam tại Ấn Độ, ông Bùi Trung Thướng, Tham tán Thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ kiến nghị các cơ quan ban ngành, DN cần quan tâm đúng mức thị trường Ấn Độ, từ đó có sự đầu tư thời gian, công sức và tài chính đối với công tác xúc tiến thương mại, các chương trình quảng bá lớn, đa dạng về hình thức để trái thanh long đến được đông đảo người dân Ấn Độ.
“Trên thực tế, trái thanh long Việt Nam mới chủ yếu xuất hiện ở các khách sạn và các buổi tiệc, không xuất hiện nhiều trong các nhà hàng và đặc biệt là tại các siêu thị, quầy bán hàng hoa quả và bán hàng rong. Nhiều người dân Ấn Độ không biết cách ăn cũng như chế biến loại quả này”, ông Thướng lưu ý.
DN xuất khẩu thanh long Việt Nam quan tâm hơn nữa đến thị trường Ấn Độ.
Với những hạn chế hiện hữu, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ khuyến nghị các hiệp hội, DN xuất khẩu thanh long Việt Nam quan tâm hơn nữa đến thị trường Ấn Độ, từ đó có sự nghiên cứu thị trường và tương tác nhiều hơn với các đối tác Ấn Độ, phát huy tinh thần chủ động, tự lực là chính và tham khảo sự hỗ trợ, tư vấn của cơ quan Thương vụ.
“Các hiệp hội, DN cần phát huy tinh thần đoàn kết, hợp tác, xây dựng mức giá hợp lý tại thị trường Ấn Độ, không cạnh tranh lẫn nhau về giá; kinh doanh phải đảm bảo chữ tín và chất lượng sản phẩm; ký kết hợp đồng đảm bảo chặt chẽ nhất là điều khoản về chất lượng, kiểm tra hàng và điều khoản thanh toán, không chấp nhận thanh toán trả sau”, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Ấn Độ chỉ rõ./.
Nguồn: Theo VOV
Tôm rộng đường sang thị trường Trung Quốc
Trong khi nhiều nông sản xuất sang Trung Quốc đang gặp khó do chính sách "Zero Covid" của nước bạn thì xuất khẩu tôm lại tăng rất mạnh.
Đẩy mạnh xuất khẩu trà và cà phê sang thị trường Trung Quốc
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu rất tiềm năng cho nhiều mặt hàng của Việt Nam, trong đó có nhóm hàng đồ uống.
Thủy sản thích ứng tốt với "zero Covid"
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 4 tháng đầu năm xuất khẩu thủy sản ước đạt 3,6 tỉ USD, tăng tới hơn 44,5% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu hoa tươi Việt Nam bắt đầu có chỗ đứng ở Nhật Bản
Năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hoa tươi của Nhật Bản là 65,3 tỷ yen (tương đương 528 triệu USD) trong đó nhập khẩu hoa tươi từ Việt Nam là 45 triệu USD.
Xuất khẩu nông sản: Bộ Công Thương khuyến cáo điều gì?
Để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, Bộ Công Thương cho rằng cần sớm chuyển xuất khẩu sang chính ngạch, tức là tuân thủ toàn bộ các quy định của nước nhập khẩu.
Hàng trong nước ế ẩm, rau quả nhập khẩu vẫn tăng
Chỉ trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập 562,1 triệu USD rau quả, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2021.
Xuất khẩu thủy sản tăng mạnh
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thủy sản đạt hơn 1 tỷ USD với mức tăng trưởng 41% so với cùng kỳ năm 2021.
Nông sản Việt mở rộng thị trường xuất khẩu
Trong xu thế phục hồi các ngành kinh tế, xuất khẩu nông sản của Việt Nam tiếp tục cho thấy đà tăng trưởng ấn tượng với mức tăng gần 16% so với 4 tháng đầu năm 2021. Đây cũng là thời điểm, Việt Nam tìm cách mở rộng thị trường, đẩy mạnh việc xuất khẩu.
Thị trường Trung Quốc và Mỹ là động lực chính cho xuất khẩu thuỷ sản quý II
Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục mang về trên 1 tỷ USD với mức tăng trưởng mạnh mẽ 41% so với cùng kỳ năm 2021.
Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU quý I tăng 92,9%
Hiệp định EVFTA đang được các doanh nghiệp tận dụng hiệu quả khi kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU trong Quý I/2022 tăng 92,9%.
Bình luận