Thị trường Đức nhiều tiềm năng cho nông sản Việt Nam

Hệ thống phân phối sản phẩm Việt Nam rộng khắp nước Đức đồng thời là các đầu mối tiêu thụ và trung chuyển tiềm năng của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam không chỉ trong phạm vi nước Đức.

Tại Hội nghị kết nối tiêu thụ, xúc tiến xuất khẩu nông sản, thuỷ sản, sản phẩm chăn nuôi khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên 2021, ông Bùi Vương Anh, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Đức cho biết, tiềm năng của thị trường Đức còn rất lớn.

Với việc tận dụng tốt các cơ hội mà các cơ chế, khung pháp lý hợp tác giữa hai nước như Hiệp định EVFTA, cơ chế Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế Việt Nam – Đức mang lại, các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu của Việt Nam nói chung, của khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên nói riêng sẽ cơ hội thâm nhập được sâu, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường tương đối khó tính này. Trong khi Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Đức trong các nước ASEAN và là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Đức tại châu Á, chỉ sau Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

hang_viet_o_chau_au_14.jpg

Hàng hóa Việt Nam có mặt tại nhiều hệ thống phân phối tại Đức và châu Âu.

Năm 2020, Việt Nam xuất khẩu sang Đức 196,6 triệu USD các sản phẩm thịt, cá tươi sống và chế biến, chỉ chiếm dưới 1% nhu cầu nhập khẩu của Đức (khoảng 26 tỷ USD); 303 triệu USD sản phẩm qua quả tươi, hoa quả chế biến và các loại hạt, chiếm 2,7% nhu cầu nhập khẩu của Đức (khoảng 11,2 tỷ USD); 429 triệu USD sản phẩm chè, cà phê, gia vị, chiếm 10% nhu cầu nhập khẩu của Đức (khoảng 4,1 tỷ USD).

Theo Tham tán Bùi Vương Anh, một điểm lợi thế nữa của thị trường Đức đó là việc nước Đức có cộng đồng người Việt đông đảo, đang sinh sống, làm việc và kinh doanh, có hệ thống phân phối sản phẩm châu Á, trong đó phần lớn có xuất xứ từ Việt Nam rộng khắp nước Đức, là các đầu mối tiêu thụ và trung chuyển tiềm năng của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam không chỉ trong phạm vi nước Đức.

Thời gian qua, Thương vụ Việt Nam tại Đức cũng như hệ thống Thương vụ Việt Nam tại châu Âu luôn coi trọng công tác xúc tiến thương mại, trong đó, việc hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu trong nước đưa các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường nước ngoài là nhiệm vụ trọng tâm.

Thương vụ Việt Nam tại Đức đã tích cực, phối hợp chặt chẽ với Cục Xúc tiến thương mại, các doanh nghiệp Việt Kiều, doanh nghiệp bản địa, hiệp hội ngành hàng của Đức, tổ chức một cách đồng bộ nhiều hoạt động kết nối cung cầu, tiêu thụ trong nước cũng như hoạt động hỗ trợ xuất khẩu; chú trọng khai thác các lợi thế từ hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam đã ký kết.

Bên cạnh các hoạt động hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu ngay các mặt hàng nông sản, Thương vụ cũng đang phối hợp chặt chẽ với Cục Xúc tiến thương mại thực hiện Đề án phân phối và logistics, qua đó sẽ thiết lập các kênh phân phối lớn giúp mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có cơ hội thâm nhập và khẳng định vị trí tại thị trường Đức cũng như EU, cũng qua đó, hỗ trợ doanh nghiệp có kế hoạch dài hơi nhằm giảm chi phí và tăng mức độ cạnh tranh, tăng tính chủ động về mặt logistics.

Thời gian tới, bên cạnh các hoạt động xúc tiến truyền thống, Thương vụ sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Cục Xúc tiến thương mại để đưa các sản phẩm xuất khẩu tiêu biểu của Việt Nam lên các kênh thương mại uy tín, tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp sử dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc đã được đưa vào thí điểm từ tháng 5 và nhận được nhiều đánh giá tích cực.

“Thông qua trao đổi, các doanh nghiệp đã thấy được tầm quan trọng trong việc cần đa dạng hóa sản phẩm, mẫu mã để đáp ứng được thị hiếu của nhiều đối tượng người tiêu dùng, cũng như sự cần thiết của việc hiện đại hóa công nghệ sản xuất để đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng khắt khe của Đức cũng như các nước EU”, ông Bùi Vương Anh cho biết./.

 

Nguồn: Theo VOV

Bình luận

Tôm rộng đường sang thị trường Trung Quốc

Trong khi nhiều nông sản xuất sang Trung Quốc đang gặp khó do chính sách "Zero Covid" của nước bạn thì xuất khẩu tôm lại tăng rất mạnh.

Đẩy mạnh xuất khẩu trà và cà phê sang thị trường Trung Quốc

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu rất tiềm năng cho nhiều mặt hàng của Việt Nam, trong đó có nhóm hàng đồ uống.

Thủy sản thích ứng tốt với "zero Covid"

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 4 tháng đầu năm xuất khẩu thủy sản ước đạt 3,6 tỉ USD, tăng tới hơn 44,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu hoa tươi Việt Nam bắt đầu có chỗ đứng ở Nhật Bản

Năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hoa tươi của Nhật Bản là 65,3 tỷ yen (tương đương 528 triệu USD) trong đó nhập khẩu hoa tươi từ Việt Nam là 45 triệu USD.

Xuất khẩu nông sản: Bộ Công Thương khuyến cáo điều gì?

Để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, Bộ Công Thương cho rằng cần sớm chuyển xuất khẩu sang chính ngạch, tức là tuân thủ toàn bộ các quy định của nước nhập khẩu.

Hàng trong nước ế ẩm, rau quả nhập khẩu vẫn tăng

Chỉ trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập 562,1 triệu USD rau quả, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu thủy sản tăng mạnh

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thủy sản đạt hơn 1 tỷ USD với mức tăng trưởng 41% so với cùng kỳ năm 2021.

Nông sản Việt mở rộng thị trường xuất khẩu

Trong xu thế phục hồi các ngành kinh tế, xuất khẩu nông sản của Việt Nam tiếp tục cho thấy đà tăng trưởng ấn tượng với mức tăng gần 16% so với 4 tháng đầu năm 2021. Đây cũng là thời điểm, Việt Nam tìm cách mở rộng thị trường, đẩy mạnh việc xuất khẩu.

Thị trường Trung Quốc và Mỹ là động lực chính cho xuất khẩu thuỷ sản quý II

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục mang về trên 1 tỷ USD với mức tăng trưởng mạnh mẽ 41% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU quý I tăng 92,9%

Hiệp định EVFTA đang được các doanh nghiệp tận dụng hiệu quả khi kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU trong Quý I/2022 tăng 92,9%.