Thịt bò Úc được vỗ béo bằng hormone liệu có an toàn?

Thịt bò Úc có thể sớm được bán tại siêu thị ở Anh theo một thỏa thuận thương mại sắp được hoàn tất, nhưng nhiều người lo lắng tác động tới sức khỏe của nó.

2000-092709_730.jpg

Việc dùng hormone để vỗ béo bò đang phổ biến ở Úc. Nhưng chính phủ Anh đã cam kết không cho phép thịt bò đã qua xử lý hormone vào các siêu thị của mình. Ảnh: Dave Hunt/AAP.

Sự gia tăng tiềm năng xuất khẩu thịt bò Úc được bơm hormone sang Anh làm tăng mức nguy cơ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm có thể bị xâm phạm.

Ở Úc, dùng thuốc thú y để vỗ béo gia súc là phổ biến và được các cơ quan quản lý coi là an toàn. Nhưng các chất kích thích tăng trưởng nội tiết tố đã bị cấm từ lâu ở châu Âu, và chính phủ Anh đã cam kết không cho phép bán thịt bò đã qua xử lý hormone vào các siêu thị ở nước này.

Hiện không rõ lệnh cấm đó có còn được duy trì trong bối cảnh một thỏa thuận thương mại tiềm năng giữa Anh và Úc, bao gồm các đề xuất về thịt bò được miễn thuế, vừa được ký.

Vỗ béo bò bằng hormone phổ biến như thế nào?
Thịt bò được xử lý bằng hormone là phổ biến ở Úc: Ước tính khoảng 40% gia súc ở nước này được dùng chất kích thích tăng trưởng để thúc đẩy tăng trọng.

Tuy nhiên, vào năm 2011, chuỗi siêu thị lớn của Úc Coles thông báo rằng họ sẽ ngừng sử dụng chất kích thích tăng trưởng nội tiết tố trong các sản phẩm thịt bò mang thương hiệu riêng của mình.

Peter Wynn, giáo sư trợ giảng tại Trung tâm Graham về Đổi mới Nông nghiệp tại Đại học Charles Sturt cho biết, nhiều nông dân ở Úc phụ thuộc kinh tế vào các chất kích thích tăng trưởng vì chúng cải thiện hiệu quả sản xuất thịt khoảng 15%.

Wynn cho biết động vật cái dường như phát triển nhanh hơn khi chúng được cung cấp hầu hết là nội tiết tố nam và ngược lại. "Chúng tôi không thực sự hiểu tại sao lại như vậy."

Các kích thích tố có thể là tự nhiên hoặc tổng hợp. Các hormone tổng hợp phổ biến bao gồm trenbolone acetate, androgen và estradiol benzoate, bắt chước các oestrogen tự nhiên.

Frederic Leusch, giáo sư tại trường khoa học và môi trường thuộc Đại học Griffith, cho biết các hợp chất tổng hợp tạo ra tác dụng tương tự như các hormone tự nhiên trong cơ thể, nhưng mạnh hơn từ 5 đến 20 lần.

Thịt bò vỗ béo bằng hormone có an toàn để ăn không?
Mặc dù nghe có vẻ như là nguyên nhân gây ra cảnh báo, nhưng lượng hormone cuối cùng là chất tồn dư trong thịt chúng ta tiêu thụ là cực kỳ thấp.

“Những gì con người nhận được từ thịt thấp hơn 1.000 lần so với những gì tạo ra trong cơ thể mình", giáo sư Leusch nói. “Là một vấn đề sức khỏe con người, nó thực sự không có vẻ gì là đáng quan ngại”.

Wynn chỉ ra rằng tất cả thịt bò đều có một lượng nhỏ hormone, bất kể nó đã được xử lý bằng phương pháp cấy ghép hormone hay chưa, thêm nữa chế độ ăn của chúng ta thường chứa nhiều nguồn hormone khác.

“Bạn sẽ nhận được nhiều estrogen từ một quả trứng hơn là từ 10kg thịt bò đã được xử lý bằng phương pháp cấy steroid", ông nói. “Có nhiều estrogen hơn trong sữa đậu nành.”

Các loại rau bao gồm bắp cải và ngô có chứa phytoestrogen - các estrogen thực vật - liên kết với các thụ thể hormone tương tự trong cơ thể chúng ta, ông nói thêm.

Các quy tắc xung quanh việc sử dụng hormone là gì?
Người phát ngôn Cơ quan Thuốc trừ sâu và Thuốc thú y Úc APVMA cho biết trong một tuyên bố: “APVMA thực hiện đánh giá mức độ phơi nhiễm trong chế độ ăn uống tại thời điểm giới hạn dư lượng tối đa được đặt ra để đảm bảo mức không gây nguy hiểm quá mức cho sức khỏe con người.”

Một tuyên bố từ Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm Australia New Zealand khẳng định cơ quan có thể “đóng vai trò hỗ trợ... xác nhận rằng chế độ ăn uống tiếp xúc với bất kỳ chất tồn dư nào không gây rủi ro cho người dân Australia . ”

Tại sao nó bị cấm ở một số nơi?
Việc sử dụng các chất kích thích tăng trưởng nội tiết tố trong sản xuất thịt đã bị cấm ở Liên minh châu Âu từ năm 1989 - và gần đây cũng đã được đưa vào luật của Vương quốc Anh như một phần của việc rút khỏi EU. ]

David Hopkins, giáo sư trợ giảng cũng tại Đại học Charles Sturt, cho biết mọi chất kích thích tăng trưởng nội tiết tố hiện được sử dụng trong chăn nuôi đều phải trải qua quá trình kiểm tra kỹ lưỡng trước khi tung ra thị trường.

“Lệnh cấm đối với loại thịt này [ở EU và Vương quốc Anh] không dựa trên cơ sở khoa học, mà là nhận thức và tiếp thị", giáo sư Hopkins phân tích.

Wynn đồng ý: “Họ thực sự là một hàng rào thương mại phi thuế quan để ngăn chặn các sản phẩm của chúng tôi ngoài thị trường của họ.”

Năm 1996, Mỹ phản đối lệnh cấm của EU với lý do thiếu bằng chứng khoa học về các nguy cơ sức khỏe liên quan đến các chất kích thích tăng trưởng nội tiết tố phổ biến.

Tác động môi trường
Tiến sĩ Mike Williams tại CSIRO cho biết những lo ngại về môi trường cũng có thể là một yếu tố dẫn đến lệnh cấm chất kích thích tăng trưởng ở Anh.

Các hợp chất tổng hợp đặc biệt chậm phân hủy, vì vậy có thể đi qua hệ tiêu hóa và tiết niệu của động vật vào môi trường xung quanh.

Williams nói: “Nếu những hợp chất này được giải phóng và các sinh vật trong môi trường tiếp xúc với chúng ở nồng độ đủ cao, điều đó có thể ảnh hưởng đến sự sinh sản của chúng.

“Tiếp xúc với nồng độ nanogram trên lít thường có thể gây ra những thay đổi trong chức năng nội tiết trong ngắn hạn, sau đó về lâu dài có thể dẫn đến các vấn đề về phát triển và sinh sản”, giáo sư Leusch thông tin.

Thời gian bán hủy của các hợp chất tổng hợp được sử dụng có thể kéo dài tới 200 ngày. 

Tuy nhiên, các chất kích thích tăng trưởng nội tiết tố có lợi cho môi trường.

“Chúng cho phép bạn đưa gia súc ra thị trường nhanh hơn rất nhiều", giáo sư Leusch kết luận. “Do đó, con bò dành ít thời gian hơn trong môi trường, có nghĩa là chúng ta có ít chất dinh dưỡng chảy ra hơn và chúng ta cũng ít phát thải khí nhà kính hơn”.

Bình luận

FAO: Giá lương thực, thực phẩm thế giới giảm trong tháng 4/2022

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) ngày 6/5 thông báo giá lương thực thực phẩm thế giới giảm trong tháng 4/2022 sau khi tăng vọt trong tháng trước đó, dẫn đến giá dầu thực vật và ngũ cốc giảm.

Cần sa đang là cây trồng lợi nhuận thứ 5 ở Mỹ

Với mục đích phục vụ tiêu khiển hiện đã hợp pháp ở 18 bang, cần sa đang là một loại cây hái ra tiền của nông dân và có lợi nhuận chắc chắn tại Mỹ.

Thiếu thức ăn chăn nuôi, Thái Lan hủy lệnh kiểm soát nhập khẩu

Bộ Thương mại Thái Lan vừa đề xuất chính phủ hàng loạt các giải pháp mới nhằm tăng cường nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong thời gian 3 tháng.

Xuất hiện trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm H3N8 đầu tiên trên người

Ủy ban Y tế Trung Quốc xác nhận, lần đầu tiên chủng virus cúm gia cầm H3N8 đã được phát hiện ở người, tại tỉnh Hà Nam, miền Trung nước này.

Vì sao rừng già quan trọng?

Rừng già vừa là điểm nóng sinh thái, vừa cung cấp nước sạch cho con người và là nguồn hút carbon chính giúp chống biến đổi khí hậu.

Giá lương thực tăng vọt có thể để lại hậu quả rất lớn

Một khi không ai có thể biết được cuộc xung đột Nga- Ukraine còn kéo dài bao lâu, các tác động của nó đến phần còn lại của thế giới là sẽ rất nghiêm trọng.

Từ 28/4, Indonesia sẽ cấm xuất khẩu dầu cọ thô và dầu ăn

Bộ Công Thương cho biết, theo tuyên bố của Tổng thổng Indonesia Joko Widodo (Jokowi) vào chiều ngày 24/4/2022, kể từ ngày 28/4/2022 tới đây, nước này sẽ cấm xuất khẩu toàn bộ dầu cọ thô (CPO) và dầu ăn với thời hạn cấm không xác định.

Phân bón truyền thống 'đánh bại' phân bón công nghiệp

Trong cuộc thử nghiệm kiểm tra sức khỏe đất mang tính “đối đầu” giữa phân bón công nghiệp và phân bón truyền thống cho thấy, lối cũ khiến đất đai trở nên màu mỡ hơn.

Đài Loan cấm nhập thuốc trừ sâu chứa hoạt chất chlorpyrifos

Tất cả các sản phẩm thuốc trừ sâu có chứa hoạt chất chlorpyrifos, được cho là gây hại đến hệ thần kinh của trẻ nhỏ sẽ được Đài Loan cấm nhập khẩu và sản xuất.

Các vựa sản xuất lương thực lớn không chỉ lo phân bón

'Hiện vẫn còn quá sớm để đánh giá về thị trường phân bón thế giới ảnh hưởng đến mùa vụ năm nay, nhưng có rất nhiều yếu tố khác khiến nông dân phải lo lắng'.