Tiềm năng nuôi thỏ Newzealand
Với nghề nuôi thỏ Newzealand sinh sản, chỉ cho ăn rau, cỏ, lá cây, mà một nông dân ở Lai Châu thu cả trăm triệu đồng mỗi năm. Đó là chị Đỗ Thị Hà, tổ 5 (phường Quyết Tiến, thành phố Lai Châu).
Gia đình chị Hà có "của ăn, của để" một phần là nhờ vào nuôi đàn thỏ tai dài, mắn đẻ đó.
Trại nuôi thỏ của chị Hà nằm ở bản Sin Páo Chải (xã Sùng Phài, thành phố Lai Châu). Khi chúng tôi đến, chị Hà đang cặm cụi cắt cây chó đẻ trong vườn làm thức ăn cho đàn thỏ của gia đình.
Cắp chiếc sọt nhựa đầy ắp cây chó đẻ hoa vàng (hay còn gọi là cỏ đĩ) vừa mới cắt, chị Hà rảo bước tiền về căn nhà cấp 4 cũ kĩ.
Bước theo chị Hà vào căn nhà cũ, chúng tôi được "mục sở thị" đàn thỏ mấy chục con, trông như những "cục bông" di động, ngoan ngoãn bên trong lồng sắt. Hai dãy lồng sắt được đặt cao ngang lưng người lớn,ngăn thành từng ô nhỏ để cho đàn thỏ ở.
Vừa cho thỏ ăn, vừa tiếp chuyện phóng viên, chị Hà vui vẻ cho biết, sau một thời gian tìm hiểu, nhận thấy nuôi thỏ sinh sản mang lại hiệu quả kinh tế cao, nên tôi đã quyết định "thử sức" với đàn vật nuôi mới mẻ này.
"Năm 2019, tôi thuê thợ sửa lại căn nhà cấp 4, làm lồng sắt và mua 9 con thỏ cái, 2 con thỏ đực về nuôi. Tôi nuôi giống thỏ Newzealand. Từ đó đến nay, tôi vẫn duy trì đều đặn 9 con thỏ sinh sản, chứ không nhân đàn thỏ mẹ. Thỏ con sau sinh được tôi giữ lại nuôi và bán thương phẩm", chị Hà cho hay.
Chị Đỗ Thị Hà, tổ 5 (phường Quyết Tiến, thành phố Lai Châu) nuôi thỏ sinh sản từ năm 2019. (Ảnh: Thanh Ngân)
Qua câu chuyện với chị Hà, được biết, sở dĩ chị chọn nuôi thỏ sinh sản là vì chi phí đầu tư nuôi thỏ thấp, thời gian thu hồi vốn nhanh. Hơn nữa, nuôi thỏ không đòi hỏi khắt khe về kĩ thuật.
Được cho ăn đủ dinh dưỡng, đàn thỏ của gia đình chị Hà luôn sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh. (Ảnh: Thanh Ngân)
"Thỏ rất dễ nuôi. Chuồng nuôi thỏ phải đảm bảo thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Loài vật nuôi này ưa sạch nên cần phải dọn dẹp vệ sinh chuồng trại mỗi ngày. Thỏ có thể ăn được các loại: Cỏ voi, lá rau, lá chuối, cỏ đĩ...", chị Hà tiết lộ.
Mỗi ngày, chị Hà cho đàn thỏ ăn 2 bữa, với các loại thức ăn như: Cỏ voi, lá rau, ngô, thóc. (Ảnh: Thanh Ngân)
Theo chị Hà, thức ăn, nước uống cho thỏ cũng phải sạch để hạn chế bệnh tật xảy ra. Thỏ thường mắc bệnh ghẻ, nên trong quá trình chăm sóc cần phải chú ý quan sát.
Khi phát hiện thỏ bị ghẻ thì phải bôi thuốc trị ghẻ cho nó. Có như vậy thỏ mới sinh trưởng, phát triển tốt...
Mỗi ngày, chị Hà cho đàn thỏ ăn 2 lần vào buổi sáng và buổi tối. Ngoài cho ăn cỏ voi, lá rau, chị Hà còn cho đàn thỏ ăn bổ sung thức ăn tinh như: Lúa, ngô. Nhờ chăm sóc, cho ăn cẩn thận, đàn thỏ nhà chị Hà luôn sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh.
Theo chị Hà, giống thỏ này không chỉ dễ nuôi, mà còn mắn đẻ. Chúng đẻ rất dày, thường thì mỗi năm thỏ đẻ từ 6 – 7 lứa, mỗi lứa từ 8 – 12 con. Tùy vào khả năng nuôi dưỡng của thỏ mẹ, mà chị Hà quyết định giữ lại số lượng thỏ con cho thỏ mẹ nuôi. Chị Hà thường giữ từ 8 – 10 con cho thỏ mẹ nuôi dưỡng.
"Trước khi đẻ, thỏ mẹ thường nhổ lông để làm ổ cho con. Khi thỏ cái có biểu hiện đó, tôi đặt chiếc rổ tre vào chuồng để cho nó làm ổ. Ngay sau khi thỏ đẻ, tôi mang rổ đựng thỏ con ra ngoài, chứ không để ở đó, tránh tình trạng thỏ mẹ giẫm chết thỏ con...", chị Hà bổ sung.
Theo chị Hà, vào buổi sáng mỗi ngày, tôi lại đặt rổ đựng thỏ con vào để thỏ mẹ cho bú, sau đó lại đưa ra.
Cứ như vậy chừng 20 ngày, thì chị cho thỏ mẹ và thỏ con ở chung lồng. 10 ngày sau đó, chị mới tách đàn và cho thỏ mẹ phối giống. Khoảng độ 1 tháng sau khi phối giống thành công, thỏ mẹ lại cho "ra lò" lứa tiếp theo...
Trong 2 chuồng nuôi của gia đình chị Hà, mỗi chuồng thường có từ 60 – 80 con thỏ ở các độ tuổi khác nhau.
Vì nuôi gối đầu nên lúc nào chị Hà cũng có thỏ thịt bán ra thị trường. Chị Hà thường bán thỏ thương phẩm cho các tiểu thương ở các chợ và các nhà hàng, quán ăn trên địa bàn thành phố Lai Châu.
Mỗi năm, bán ra thị trường khoảng 1,5 tấn thỏ hơi, với giá bình quân khoảng 90.000 đồng/kg, chị Hà thu hơn 100 triệu đồng. Trừ chi phí, mỗi năm chị Hà lãi hơn 60 triệu đồng từ bán thỏ thương phẩm ra thị trường.
Nguồn: Theo báo Dân Việt
Trồng cà tím Nhật Bản công nghệ cao, lãi nửa tỉ đồng/ha/năm
Mô hình trồng cà tím áp dụng công nghệ cao để xuất khẩu sang Nhật Bản trung bình năng suất khoảng 110 - 120 tấn/ha/năm, cho thu nhập 485 - 540 triệu đồng/ha/năm.
Dừa xiêm, xoài cát làm giàu cho người dân xứ cát
Từ một vùng đất cát bạc màu, hiệu quả thấp, cây dừa xiêm và xoài cát đang dần phủ xanh đất Phù Cát (Bình Định), làm giàu cho nông dân.
Sưu tầm, nhân nuôi giống gà đen bản địa quý của Bắc Kạn
Anh Tú đến từng bản xa xôi ở huyện Chợ Đồn để tìm và chọn lọc những cá thể gà đen có đặc điểm, kiểu hình tốt nhất đem về chăm sóc và nhân giống...
Nam Định: Thành công từ mô hình nuôi cá trắm đen bằng thức ăn công nghiệp
Nhờ kiên trì, chịu khó học hỏi, không chịu lùi bước trước khó khăn, nông dân Trần Thanh Năm, xóm 11, xã Xuân Vinh (Xuân Trường, tỉnh Nam Định) đã thành công với mô hình nuôi cá trắm đen bằng thức ăn công nghiệp.
Nuôi trồng đặc sản, nông dân dễ giàu
Các mô hình nuôi trồng cây, con đặc sản cho thấy, nông sản dễ dàng tìm đầu ra, nông dân dễ làm giàu và luôn có thu nhập ổn định ở mức cao...
Sở hữu giống tre lạ cho măng bốn mùa, lão nông kiếm tiền triệu mỗi ngày
Giống tre ông Cua trồng rất lạ, cho măng quanh năm, kể cả tháng hạn. Tận dụng điểm ưu việt này, ông canh tác măng mùa nghịch, bán được 35.000-40.000 đồng/kg, đút túi tiền triệu mỗi ngày
Khánh Hòa: Từ tay trắng, thành tỷ phú sầu riêng từ vốn vay ngân hàng
Nhiều nông dân huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) từ tay trắng đã trở thành triệu phú, tỷ phú nhờ mạnh dạn sử dụng nguồn vốn của Agribank.
Trên nuôi ếch, dưới nuôi cá rô đồng, cá trê, anh nông dân Hải Dương lãi lớn
Bằng cách thiết kế sàn lưới, cọc tre để nuôi ếch bên trên mặt ao nuôi cá, anh Trần Văn Vinh ở xã Đại Hợp, huyện Tứ Kỳ (tỉnh Hài Dương) đã có nguồn thu hoạch “kép” trên cùng một diện tích ao nuôi thủy sản.
Nông dân Hậu Giang nuôi rắn ri voi trong nhà lầu cho thu nhập cao
Rắn ri voi thường được bà con huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang nơi đây nuôi trong vèo, ao, mương, xô chậu hay bể xi măng. Tuy nhiên gần đây có một hộ dân đã đem loài vật này nuôi trong lồng kính đặt trên tầng 3 ngôi nhà đang ở và mô hình này đã mang lại
Trà Vinh: Nuôi cá bông lau là cá đặc sản có giá trị kinh tế cao
Đó là mô hình nuôi cá bông lau của ông Lâm Văn Binh ở ấp Giồng Bàng, xã Long Vĩnh, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Cá bông lau là một trong những loài cá đặc sản ham bơi lội ở các sông lớn ở ĐBSCL.
Bình luận