Triển vọng mô hình nuôi cá “sông trong ao”
Có nhiều ưu điểm hơn so với phương pháp truyền thống, mô hình nuôi cá “sông trong ao” của anh Trần Công Thạo, ở thôn Thủy Ba Đông, xã Vĩnh Thủy (Vĩnh Linh - Quảng Trị) mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế ở địa phương.
Anh Trần Công Thạo giới thiệu mô hình nuôi cá giống “sông trong ao”.
Mạnh dạn đột phá
Anh Thạo cho hay, năm 2020, sau khi được Phòng Nông nghiệp huyện Vĩnh Linh cho đi tham quan, học hỏi mô hình nuôi cá “sông trong ao” tại các tỉnh phía Bắc, nhận thấy hiệu quả kinh tế cao, tháng 6/2020, anh mạnh dạn đầu tư, thử nghiệm nuôi với 2 bể có tổng diện tích 250m2. Kinh phí thực hiện trên 300 triệu đồng, trong đó huyện hỗ trợ 200 triệu đồng.
Trên diện tích này, anh Thạo đổ bờ ao kiên cố bằng bê tông, vị trí trung tâm bố trí hai bể nuôi cá có kích thước chiều dài, chiều rộng, chiều sâu tương ứng 25 x 5 x 2m. Ngăn cách bên ngoài hai bể nuôi là dòng nước chảy lưu thông theo hình tròn. Cách bố trí này là điểm khác biệt lớn so với ao nuôi truyền thống. Mỗi bể nuôi cá có đáy thảm bê tông cứng và được trang bị thêm máy tạo sóng, máy sục khí, máy quạt nước, máy hút chất thải đáy. Các máy này liên tục hoạt động tạo thành trục sông có tường bê tông ngăn nước.
Trong sông có sóng và dòng chảy tuần hoàn, nước luân chuyển khắp ao bảo đảm điều kiện sống tối ưu cho cá. Toàn bộ chất thải của cá theo dòng nước chảy trong bể và đọng lại ở bể tĩnh phía sau. Tại đây, định kỳ 1 lần/tháng các chất thải sẽ được hút, thu gom. Nhờ vậy, môi trường nước ao nuôi luôn giữ được trong, sạch, cá sinh trưởng nhanh và ổn định.
Anh Thạo chia sẻ thêm, ở nhiều địa phương khác, người dân thường nuôi theo hình thức nuôi cá lấy thịt. Nhưng nắm bắt được nhu cầu của người dân trên địa bàn hiện nay cần cung ứng giống nuôi, trong khi đó các cơ sở ương giống cá trên địa bàn rất ít, vì vậy, anh mạnh dạn đầu tư theo hướng nuôi ương cá giống. Đối tượng thả ương là cá chép, cá trắm, cá rô phi, cá lăng, cá trắm đen.
Giống ương được anh mua về ngay lúc mới nở (giai đoạn này gọi là cá bột), được ương trong ao đất 20 ngày, lúc này thức ăn chủ yếu của cá là trứng gà, trứng vịt và bột mì. Đến giai đoạn 2 (giai đoạn này gọi là cá hương), cá có kích thước khoảng 4 phân và vẫn được nuôi ở ao đất, cho đến khi cá phát triển kích thước 10 - 15 phân thì sẽ được chuyển qua “bể sông” để nuôi. Lúc này thức ăn chính của cá là cỏ và bột dành cho cá.
Cũng theo anh Thạo, mô hình nuôi có chu kỳ chăn nuôi ngắn, chỉ 4 - 5 tháng là cá có thể xuất bán. Sau thu hoạch, cho phép thả con giống mới ngay mà không cần phải xử lý đáy ao... Bên cạnh đó, nuôi cá theo cách này, nước bể nuôi luôn sạch, không có mùi tanh, bảo đảm vệ sinh môi trường.
Chia sẻ kinh nghiệm
Năm 2020, anh Thạo xuất bán hơn 3,2 tấn cá giống, trừ chi phí, thu lãi trên 120 triệu đồng. Anh Thạo chia sẻ, trước đây trên diện tích này gia đình luân phiên canh tác theo mô hình lúa - cá nhưng tính tổng thu nhập cũng chỉ đạt 45 triệu đồng/năm, trong khi bỏ ra khá nhiều chi phí cũng như công chăm sóc. Đó là chưa kể có khi thất thu do ảnh hưởng của thời tiết hoặc dịch bệnh. Như vậy, với mô hình này đem lại cho gia đình anh nguồn thu cao gấp nhiều lần. Hiện, anh đang thả nuôi ươm lứa cá thứ hai, cũng đang trong thời kỳ xuất bán.
Với hiệu quả kinh tế mang lại, mô hình nuôi cá theo công nghệ “sông trong ao” của anh Thạo được nhiều người nuôi thủy sản ở trong và ngoài huyện đến tham quan, học tập.
Theo Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Vĩnh Linh Nguyễn Đình Lục, mô hình nuôi cá “sông trong ao” mang lại hiệu quả cao hơn so với hình thức chăn nuôi truyền thống, đặc biệt là đảm bảo được các yếu tố vệ sinh môi trường. Mô hình mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình ở những địa phương vốn có thế mạnh về nuôi trồng thủy sản.
Nguồn: https://kinhtenongthon.vn/
Trồng cà tím Nhật Bản công nghệ cao, lãi nửa tỉ đồng/ha/năm
Mô hình trồng cà tím áp dụng công nghệ cao để xuất khẩu sang Nhật Bản trung bình năng suất khoảng 110 - 120 tấn/ha/năm, cho thu nhập 485 - 540 triệu đồng/ha/năm.
Dừa xiêm, xoài cát làm giàu cho người dân xứ cát
Từ một vùng đất cát bạc màu, hiệu quả thấp, cây dừa xiêm và xoài cát đang dần phủ xanh đất Phù Cát (Bình Định), làm giàu cho nông dân.
Sưu tầm, nhân nuôi giống gà đen bản địa quý của Bắc Kạn
Anh Tú đến từng bản xa xôi ở huyện Chợ Đồn để tìm và chọn lọc những cá thể gà đen có đặc điểm, kiểu hình tốt nhất đem về chăm sóc và nhân giống...
Nam Định: Thành công từ mô hình nuôi cá trắm đen bằng thức ăn công nghiệp
Nhờ kiên trì, chịu khó học hỏi, không chịu lùi bước trước khó khăn, nông dân Trần Thanh Năm, xóm 11, xã Xuân Vinh (Xuân Trường, tỉnh Nam Định) đã thành công với mô hình nuôi cá trắm đen bằng thức ăn công nghiệp.
Nuôi trồng đặc sản, nông dân dễ giàu
Các mô hình nuôi trồng cây, con đặc sản cho thấy, nông sản dễ dàng tìm đầu ra, nông dân dễ làm giàu và luôn có thu nhập ổn định ở mức cao...
Sở hữu giống tre lạ cho măng bốn mùa, lão nông kiếm tiền triệu mỗi ngày
Giống tre ông Cua trồng rất lạ, cho măng quanh năm, kể cả tháng hạn. Tận dụng điểm ưu việt này, ông canh tác măng mùa nghịch, bán được 35.000-40.000 đồng/kg, đút túi tiền triệu mỗi ngày
Khánh Hòa: Từ tay trắng, thành tỷ phú sầu riêng từ vốn vay ngân hàng
Nhiều nông dân huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) từ tay trắng đã trở thành triệu phú, tỷ phú nhờ mạnh dạn sử dụng nguồn vốn của Agribank.
Trên nuôi ếch, dưới nuôi cá rô đồng, cá trê, anh nông dân Hải Dương lãi lớn
Bằng cách thiết kế sàn lưới, cọc tre để nuôi ếch bên trên mặt ao nuôi cá, anh Trần Văn Vinh ở xã Đại Hợp, huyện Tứ Kỳ (tỉnh Hài Dương) đã có nguồn thu hoạch “kép” trên cùng một diện tích ao nuôi thủy sản.
Nông dân Hậu Giang nuôi rắn ri voi trong nhà lầu cho thu nhập cao
Rắn ri voi thường được bà con huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang nơi đây nuôi trong vèo, ao, mương, xô chậu hay bể xi măng. Tuy nhiên gần đây có một hộ dân đã đem loài vật này nuôi trong lồng kính đặt trên tầng 3 ngôi nhà đang ở và mô hình này đã mang lại
Trà Vinh: Nuôi cá bông lau là cá đặc sản có giá trị kinh tế cao
Đó là mô hình nuôi cá bông lau của ông Lâm Văn Binh ở ấp Giồng Bàng, xã Long Vĩnh, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Cá bông lau là một trong những loài cá đặc sản ham bơi lội ở các sông lớn ở ĐBSCL.
Bình luận