Trung Quốc chi gần 20 triệu USD mua lông gà, lông vịt của Việt Nam để làm gì?
Theo báo cáo của Cục Thú y (Bộ NNPTNT), từ đầu năm đến nay, Cục Thú y đã hỗ trợ 20 doanh nghiệp sản xuất lông vũ (khai thác từ các loại gia cầm như gà, vịt) xuất khẩu 4.000 tấn lông vũ sang thị trường Trung Quốc.
Trung Quốc mua cả lông gà, lông vịt
Theo Cục Thú y, trong 6 tháng đầu năm 2021, Cục đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang nhiều thị trường, trong đó có Trung Quốc.
Đáng chú ý, có những mặt hàng tưởng như giá trị rất thấp hoặc coi như phế liệu như lông gà, lông vịt cũng mang về hàng chục triệu đô la. Cụ thể, nhờ sự hỗ trợ của Cục Thú y, đã có 20 doanh nghiệp sản xuất lông vũ của Việt Nam được phép xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Trung Quốc.
Chỉ tính riêng trong tháng 6/2021, Cục Thú y tiếp tục hỗ trợ 03 doanh nghiệp sản xuất lông. Từ đầu năm 2021 đến nay, các doanh nghiệp đã xuất khẩu khoảng 5.000 tấn lông vũ sang các nước với trị giá hơn 20 triệu USD, trong đó thị trường Trung Quốc mua nhiều nhất, với hơn 4.000 tấn.
Cục Thú y cũng đã đăng ký thành công tài khoản trên hệ thống truy xuất nguồn gốc của EU (Traces Nt) nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu lông vũ vào thị trường EU. Trong năm 2020, các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu thành công 10.000 tấn lông vũ, thu về trên 40 triệu USD. Trong đó, 8.000 tấn được xuất khẩu sang Trung Quốc.
Từ đầu năm 2021 đến nay, các doanh nghiệp đã xuất khẩu khoảng 5.000 tấn lông vũ sang các nước, chủ yếu là Trung Quốc. (Ảnh minh họa).
Theo ông Nguyễn Văn Long, Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NNPTNT), các nước nhập khẩu hiện có yêu cầu rất cao đối với sản phẩm lông vũ xuất khẩu trong điều kiện bảo quản, lưu giữ đáp ứng các tiêu chuẩn về độ đục, độ tiêu hao oxy.
Bên cạnh đó, lông vũ phải được lấy từ gia cầm khoẻ mạnh trong vùng an toàn dịch bệnh và đảm bảo không có tạp chất.
Một số thị trường cao cấp như EU, Mỹ đang có yêu cầu kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu đối với lông vũ đã qua xử lý nhiệt, hóa chất làm phát sinh chi phí và thời gian. Cục Thý y đang nghiên cứu để đàm phán, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp.
Ngoài lông vũ, Cục Thú y cũng hỗ trợ thủ tục để phía Trung Quốc chấp thuận thêm 04 nhà máy của 03 công ty sữa. Đến nay, đã có 9 nhà máy của 6 công ty sữa Việt Nam được Trung Quốc chấp thuận.
Cục cũng trao đổi với Tổng cục Hải quan Trung Quốc xúc tiến việc xuất khẩu tổ yến sang Trung Quốc; hoàn thiện hồ sơ và Liên bang Nga thông báo chính thức cho phép nhập khẩu sản phẩm thịt gà chế biến từ Công ty TNHH CPV Foods Bình Phước; hoàn thiện hồ sơ xuất khẩu thịt gà sang Hàn Quốc, hiện phía Hàn Quốc đã rà soát xong hồ sơ lần 1, hiện đang tiếp tục hoàn thiện bổ sung các thông tin theo yêu cầu của Hàn Quốc.
Đối với xuất khẩu bột cá và dầu cá, hiện Cục Thú y đã hoàn thiện hồ sơ bổ sung cho đăng ký gia hạn xuất khẩu cho 10 nhà máy đang xuất khẩu và hồ sơ đăng ký mới cho 17 nhà máy mới theo yêu cầu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc.
Từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 65.000 tấn bột cá, dầu cá với trị giá khoảng 50 triệu USD, trong đó 45.000 tấn sang Trung Quốc.
6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu lông vũ đạt 20 triệu USD, trong đó chủ yếu bán sang Trung Quốc. Trong ảnh: Một điểm thu mua lông gà, lông vịt. (Ảnh: phelieuviet.com).
Kiểm dịch lông vũ xuất khẩu sang Trung Quốc thế nào?
Sản phẩm lông vũ xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc bắt buộc phải xin giấy chứng nhận kiểm dịch theo yêu cầu của nhà nhập khẩu.
Theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT và thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT, động vật, sản phẩm động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch trước khi xuất khẩu phải được kiểm dịch và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch theo yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc chủ hàng.
Trường hợp nước nhập khẩu hoặc chủ hàng không yêu cầu kiểm dịch thì thực hiện theo quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vận trên cạn vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh.
Cục Thú y thực hiện việc kiểm dịch và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc của chủ hàng.
Việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật được thực hiện tại nơi xuất phát hoặc tại nơi cách ly kiểm dịch ở cửa khẩu theo quy trình, yêu cầu vệ sinh thú y quy định đối với động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu.
Trước khi vận chuyển sản phẩm động vật ra khỏi địa bàn cấp tỉnh chủ hàng phải đăng ký kiểm dịch với cơ quan kiểm dịch động vật nội địa.
Trường hợp sản phẩm động vật không bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch và tiến hành xử lý theo quy định.
Nguồn: Theo báo Dân Việt
Tôm rộng đường sang thị trường Trung Quốc
Trong khi nhiều nông sản xuất sang Trung Quốc đang gặp khó do chính sách "Zero Covid" của nước bạn thì xuất khẩu tôm lại tăng rất mạnh.
Đẩy mạnh xuất khẩu trà và cà phê sang thị trường Trung Quốc
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu rất tiềm năng cho nhiều mặt hàng của Việt Nam, trong đó có nhóm hàng đồ uống.
Thủy sản thích ứng tốt với "zero Covid"
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 4 tháng đầu năm xuất khẩu thủy sản ước đạt 3,6 tỉ USD, tăng tới hơn 44,5% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu hoa tươi Việt Nam bắt đầu có chỗ đứng ở Nhật Bản
Năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hoa tươi của Nhật Bản là 65,3 tỷ yen (tương đương 528 triệu USD) trong đó nhập khẩu hoa tươi từ Việt Nam là 45 triệu USD.
Xuất khẩu nông sản: Bộ Công Thương khuyến cáo điều gì?
Để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, Bộ Công Thương cho rằng cần sớm chuyển xuất khẩu sang chính ngạch, tức là tuân thủ toàn bộ các quy định của nước nhập khẩu.
Hàng trong nước ế ẩm, rau quả nhập khẩu vẫn tăng
Chỉ trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập 562,1 triệu USD rau quả, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2021.
Xuất khẩu thủy sản tăng mạnh
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thủy sản đạt hơn 1 tỷ USD với mức tăng trưởng 41% so với cùng kỳ năm 2021.
Nông sản Việt mở rộng thị trường xuất khẩu
Trong xu thế phục hồi các ngành kinh tế, xuất khẩu nông sản của Việt Nam tiếp tục cho thấy đà tăng trưởng ấn tượng với mức tăng gần 16% so với 4 tháng đầu năm 2021. Đây cũng là thời điểm, Việt Nam tìm cách mở rộng thị trường, đẩy mạnh việc xuất khẩu.
Thị trường Trung Quốc và Mỹ là động lực chính cho xuất khẩu thuỷ sản quý II
Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục mang về trên 1 tỷ USD với mức tăng trưởng mạnh mẽ 41% so với cùng kỳ năm 2021.
Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU quý I tăng 92,9%
Hiệp định EVFTA đang được các doanh nghiệp tận dụng hiệu quả khi kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU trong Quý I/2022 tăng 92,9%.
Bình luận