Trung Quốc đột nhiên tăng mua gạo từ Việt Nam

Theo Bộ NNPTNT, xuất khẩu gạo trong tháng 1/2022 đạt 321.000 tấn, trị giá 162 triệu USD. Hiện, Trung Quốc, Philippines và nhiều thị trường có nhu cầu nhập khẩu gạo cao nên thị trường xuất khẩu gạo ngay từ đầu năm đã khởi sắc.

gao-xk.jpg

Xuất khẩu gạo khởi sắc do nhu cầu từ Trung Quốc, Philippines, EU... tăng
Theo thông tin mới nhất từ Bộ NNPTNT, ước tính, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 1/2022 đạt 321.000  tấn với trị giá 162 triệu USD.

Trước đó, năm 2021, sản lượng lúa đạt 43,86 triệu tấn; khối lượng gạo xuất khẩu năm 2021 đạt 6,24 triệu tấn với giá trị 3,29 tỷ USD, giảm 0,2% về khối lượng nhưng tăng 5,3% về trị giá so với năm 2020.

 “Sản lượng lúa gạo hiện nay đáp ứng đầy đủ cho tiêu dùng trong nước, chế biến, sử dụng làm thức ăn chăn nuôi và xuất khẩu các tháng đầu năm 2022, bao gồm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022”, đại diện Bộ NNPTNT cho biết.

Bà Đặng Thị Liên, Giám đốc Công ty Lương thực thực phẩm Long An nhận định, năm 2022 có nhiều cơ hội cho xuất khẩu gạo Việt bởi nhu cầu của thế giới tăng. Bên cạnh đó, chất lượng gạo Việt Nam được người tiêu dùng trên nhiều nước ưa chuộng.

Đáng chú ý, ngoài các thị trường truyền thống như Philippines, Trung Quốc, Malaysia, Mỹ, các nước châu Phi, Hàn Quốc..., xuất khẩu gạo sang EU dự báo sẽ tăng mạnh trong năm 2022 bởi hỗ trợ của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA).

Đáng chú ý, hiện Trung Quốc đang có nhu cầu tăng nhập khẩu gạo do giá trong nước tăng mạnh và thời tiết bất lợi. 

Nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc sẽ là cơ hội tốt cho Việt Nam trong thời gian tới, giá gạo xuất khẩu sẽ không giảm vì nhiều khách hàng đang có nhu cầu nhập khẩu. 

Tuy nhiên, theo Tham tán Thương mại Việt Nam tại Trung Quốc, gạo là một trong những nông sản chính Việt Nam xuất khẩu số lượng lớn sang Trung Quốc nhưng đây cũng là mặt hàng chịu sự cạnh tranh cao từ các quốc gia khác và từ chính sản phẩm của Trung Quốc. 

Ngoài ra, gạo Việt cũng phải chịu sự cạnh tranh với sản phẩm của Campuchia. Trong năm 2021, Trung Quốc tiếp tục là nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Campuchia với 309.709 tấn, chiếm 50,19% tổng khối lượng gạo xuất khẩu cả nước.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) nhận định, lượng xuất khẩu gạo Việt Nam trong năm 2022 vẫn đảm bảo trên 6 triệu tấn, ước tính sẽ ở mức 6,3 triệu tấn.

Đảm bảo kế hoạch gieo cấy phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu gạo

Bộ NNPTNT cho biết, tính từ đầu năm đến ngày 4/2/2022, diện tích lúa đã thu hoạch đạt 391.800ha, bằng 104,9% cùng kỳ năm trước. 

Sản lượng trên diện tích thu hoạch đạt 2,08 triệu tấn, bằng 106% so với cùng kỳ năm trước. Năng suất bình quân đạt 53,2 tạ/ha, bằng 101% so với cùng kỳ năm trước.

Tính đến ngày 02/02/2022, cả nước đã gieo cấy được 1.926,8 nghìn ha lúa đông xuân, bằng 104,2% so cùng kỳ năm trước. 

Diện tích lúa đã thu hoạch đạt 391.800 ha, bằng 104,9% cùng kỳ; sản lượng ước trên diện tích thu hoạch đạt 2,08 triệu tấn, bằng 106% so với cùng kỳ; năng suất bình quân đạt 53,2 tạ/ha, bằng 101% cùng kỳ. 

Để đảm bảo cung cấp đủ nước phục vụ gieo cấy, Bộ đã chủ trì, phối hợp với Tập đoàn điện lực Việt Nam và các địa phương điều tiết các hồ chứa thủy điện thượng nguồn cung cấp nước cho hạ du 2 đợt.

 Hiện nay, các địa phương đang tiếp tục lấy nước từ nguồn đã tích trữ trong hệ thống kênh mương, ao, hồ, vùng trũng, trạm bơm dã chiến...

.Dự kiến, đến thời điểm gieo cấy tập trung, hầu hết các địa phương sẽ hoàn thành kế hoạch lấy nước, trừ Thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục có nhu cầu lấy nước đợt 03.

 

 

Nguồn: Theo báo Dân Việt

Bình luận

Tôm rộng đường sang thị trường Trung Quốc

Trong khi nhiều nông sản xuất sang Trung Quốc đang gặp khó do chính sách "Zero Covid" của nước bạn thì xuất khẩu tôm lại tăng rất mạnh.

Đẩy mạnh xuất khẩu trà và cà phê sang thị trường Trung Quốc

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu rất tiềm năng cho nhiều mặt hàng của Việt Nam, trong đó có nhóm hàng đồ uống.

Thủy sản thích ứng tốt với "zero Covid"

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 4 tháng đầu năm xuất khẩu thủy sản ước đạt 3,6 tỉ USD, tăng tới hơn 44,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu hoa tươi Việt Nam bắt đầu có chỗ đứng ở Nhật Bản

Năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hoa tươi của Nhật Bản là 65,3 tỷ yen (tương đương 528 triệu USD) trong đó nhập khẩu hoa tươi từ Việt Nam là 45 triệu USD.

Xuất khẩu nông sản: Bộ Công Thương khuyến cáo điều gì?

Để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, Bộ Công Thương cho rằng cần sớm chuyển xuất khẩu sang chính ngạch, tức là tuân thủ toàn bộ các quy định của nước nhập khẩu.

Hàng trong nước ế ẩm, rau quả nhập khẩu vẫn tăng

Chỉ trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập 562,1 triệu USD rau quả, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu thủy sản tăng mạnh

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thủy sản đạt hơn 1 tỷ USD với mức tăng trưởng 41% so với cùng kỳ năm 2021.

Nông sản Việt mở rộng thị trường xuất khẩu

Trong xu thế phục hồi các ngành kinh tế, xuất khẩu nông sản của Việt Nam tiếp tục cho thấy đà tăng trưởng ấn tượng với mức tăng gần 16% so với 4 tháng đầu năm 2021. Đây cũng là thời điểm, Việt Nam tìm cách mở rộng thị trường, đẩy mạnh việc xuất khẩu.

Thị trường Trung Quốc và Mỹ là động lực chính cho xuất khẩu thuỷ sản quý II

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục mang về trên 1 tỷ USD với mức tăng trưởng mạnh mẽ 41% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU quý I tăng 92,9%

Hiệp định EVFTA đang được các doanh nghiệp tận dụng hiệu quả khi kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU trong Quý I/2022 tăng 92,9%.