Trung Quốc nuôi cấy thịt lợn đen bản địa thành công

Thịt nuôi cấy từ tế bào cơ lợn đen bản địa trong phòng lab sẽ giảm đáng kể tác động đến môi trường, tránh được các vấn đề phúc lợi động vật và bệnh tật.

screenshot_1634051496-0959_20211013_712-101051.jpeg

Rất đông người tiêu dùng hiếu kỳ đến tham quan và nếm thử thịt lợn nuôi cấy trong phòng lab của công ty CellX. Ảnh: Reuters

Công ty khởi nghiệp CellX tại thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) vừa chọn lọc thành công được thịt lợn được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, đồng thời cho biết họ đang đặt mục tiêu sản xuất thịt thân thiện với môi trường hơn với giá thành cạnh tranh tại quốc gia tiêu thụ thịt hàng đầu thế giới vào năm 2025.

Tại buổi tiệc ra mắt sản phẩm vừa qua, các nhà đầu tư đã được mời nếm thử một trong những nguyên mẫu thịt lợn được sản xuất tại phòng thí nghiệm ở Thượng Hải từ các tế bào lợn đen bản địa đặc sản của Trung Quốc.

Li Peiyang, một vị khách mời đã nếm thử món thịt lợn được Công ty CellX nuôi cấy nhân tạo trộn với protein thực vật chia sẻ cảm giác rằng: “Hương vị thịt hơi nhạt… nhưng nhìn chung thì không tệ”.

Những người ủng hộ sản phẩm mới thì ca ngợi hết lời khi cho rằng, thịt nuôi cấy hoặc thịt nhân nuôi từ tế bào cơ động vật trong phòng thí nghiệm sẽ làm giảm đáng kể tác động đến môi trường lại rất sạch và lành mạnh, đồng thời tránh được các vấn đề về phúc lợi động vật và bệnh tật.

Đặc biệt là trong bối cảnh ngành chăn nuôi lợn ở quốc gia đông dân số nhất thế giới vẫn chưa thoát khỏi dịch tả lợn châu Phi hoành hành từ năm 2018 đến nay, cũng như nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang phải nỗ lực cắt giảm phát thải carbon để đạt các mục tiêu phát triển bền vững.

screenshot_1634051476-1000_20211013_117-101052.jpeg

Miếng thịt lợn nuôi cấy trong phòng thí nghiệm lấy tế bào cơ từ lợn đen bản địa của công ty CellX được trưng bày tại lễ ra mắt tại Thượng Hải hôm 3 tháng 9. Ảnh: Reuters

Khởi nghiệp CellX cho biết, thịt được nuôi trong phòng thí nghiệm đang hy vọng có thể dần tạo được nguồn cung cấp thực phẩm ổn định hơn cho một thị trường đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt và biến động lớn sau dịch tả lợn châu Phi. Nhưng cái khó lớn nhất hiện nay là chi phí sản xuất thịt nuôi cấy trong ngành công nghiệp non trẻ này vẫn cao hơn nhiều, so với phương cách sản xuất thịt truyền thống. Chính điều này khiến các nhà phân tích cho rằng, người tiêu dùng có thể chùn bước khi chọn mua thịt nhân tạo.

Tuy nhiên ông Yang Ziliang, người sáng lập Công ty CellX nói với Reuters, ở Trung Quốc hiện nay có rất nhiều người tiêu dùng muốn nếm thử thịt nhân tạo được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Ông Yang cũng từ chối bình luận về chi phí sản xuất thịt nhân tạo từ tế bào cơ lợn đen bản địa của công ty hiện nay, nhưng cho biết công ty mới thành lập năm ngoái và đang đặt mục tiêu cạnh tranh về giá với thịt truyền thống vào năm 2025.

Một báo cáo gần đây của hãng tư vấn toàn cầu McKinsey tính toán và đưa ra dự báo: Thịt nuôi cấy trong phòng thí nghiệm có thể đạt giá thành ngang bằng với thịt thông thường vào năm 2030, khi ngành công nghiệp này tăng quy mô và tinh chỉnh khâu nghiên cứu và phát triển (R&D).

Vào năm ngoái, sản phẩm thịt gà nuôi cấy trong phòng thí nghiệm của công ty khởi nghiệp Mỹ Eat Just, mang tên Good Meat đã lần đầu tiên được bán cho người tiêu dùng ở Singapore, nhưng hiện tại nó vẫn chưa được phép bán vào thị trường Trung Quốc.

Đại diện Công ty CellX cho biết, họ đã huy động được trên 4,3 triệu đô la và hiện đang tìm kiếm thêm nguồn vốn mới, thậm chí cũng đang để mắt đến thị trường toàn cầu. “Tầm nhìn của chúng tôi là thay đổi cách sản xuất thịt. Đây không chỉ là vấn đề của Trung Quốc mà là vấn đề toàn cầu, vì vậy để đạt được mục tiêu của mình, chúng tôi cần phải trở thành một công ty toàn cầu”, ông Yang nói.

Theo giới chuyên gia, để có nguồn cung cấp thịt nuôi cấy ổn định cho thị trường tiêu thụ thịt khổng lồ 1,3 tỷ dân thì câu trả lời vẫn còn ở phía trước. Con số thống kê cho thấy trong năm 2020, người dân Trung Quốc đã tiêu thụ tổng cộng 86 triệu tấn thịt các loại, chiếm khoảng 30% nhu cầu toàn thế giới

 

Bình luận

Vải thiều không hạt ở Trung Quốc

Các chuyên gia về vải và nhãn tại Học viện Khoa học Nông nghiệp Nhiệt đới Trung Quốc cho biết, họ đã giải được bài toán hóc búa: tạo ra trái vải thiều không hạt.

Biến váng đậu phụ bỏ đi thành rượu đắt tiền

Các nhà khoa học Singapore đã ủ váng đậu nành trong quá trình sản xuất đậu phụ bị bỏ đi thành rượu đắt tiền. Hiện một chai 500 ml được bán với giá 26 euro.

Lúa lai lại đạt năng suất kỷ lục ở Tam Á

Cơ sở sản xuất thực nghiệm lúa lai ở Tam Á, Trung Quốc đã cho năng suất 910 kg/ mu (0,067 ha), theo ước tính của các chuyên gia ngay tại ruộng hôm 6/5.

Đến lượt lúa gạo được tăng cường dinh dưỡng

Sau thành công đối với ngô có 90% hàm lượng protein là sữa tách béo và đậu, các nhà khoa học đang thúc đẩy việc sản xuất lúa gạo giàu dưỡng chất sinh học.

Chuyển đổi số làm thay đổi nông nghiệp Nhật Bản

Tại Nhật Bản, phần lớn đồng bằng nông nghiệp trước đây đã dần được đưa vào phát triển đô thị trong khi các sườn núi lại quá dốc để tiến hành canh tác.

Một tương lai không có phân bón tổng hợp?

Áp lực từ chi phí sản xuất tăng mạnh, tính khả dụng, và các vấn đề môi trường đang tiếp tục đẩy phân bón tổng hợp vào một tương lai phức tạp. Nhưng…

Phát minh ra siêu cây biến đổi gen chống biến đổi khí hậu

Khởi nghiệp công nghệ sinh học ở Mỹ đã nghiên cứu thành công một loại cây chống biến đổi khí hậu, có thể hấp thụ lượng carbon nhiều hơn 50% so với cây bình thường.

Trang trại nuôi cá tầm lấy trứng đầu tiên ở xứ nóng

Sản phẩm trứng cá tầm thu được từ trang trại ở Hua Hin được đưa về tiêu thụ tại nhà hàng sang trọng ở thủ đô Bangkok, mỗi hộp có giá lên tới gần 1.000USD.

Chỉnh sửa gen giúp tăng đáng kể năng suất ngô, lúa

Những sản phẩm ngô chỉnh sửa gen có khả năng làm tăng năng suất đáng kể vừa được xin cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học ở Trung Quốc.

Vô tiền khoáng hậu: Thịt làm từ không khí

San Mateo, công ty khởi nghiệp có trụ sở ở California (Mỹ) tạo ra một loại 'thịt' làm từ không khí, trong nỗ lực cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.