Trung Quốc phát triển công nghệ nhận dạng khuôn mặt... dê

Một trang trại dê sinh thái ở miền đông Trung Quốc đang phát triển hệ thống nhận dạng khuôn mặt mới - không phải cho nhân viên mà cho những con dê của họ.

z2926261754218_a7f1e03195b75e0433b298ac57ecaa7f-204517_992.jpg

Nuôi dê là bước tiến tiếp theo trong ứng dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt ở Trung Quốc. Ảnh: Weixin.

Trang trại dê sinh thái Vert City có trụ sở tại Thượng Hải là trang trại nuôi dê trắng hữu cơ duy nhất tại Trung Quốc, đã bắt đầu phát triển hệ thống nhận dạng khuôn mặt dành cho dê từ năm 2019 và dự kiến ​​đưa vào sử dụng vào năm sau (2022).

Hệ thống này sử dụng camera an ninh được lắp đặt trong trang trại để giám sát đàn dê, theo một bài báo từ trang web của chính quyền quận Chongming, Thượng Hải. 

Huang Zhen, Chủ tịch Hội đồng quản trị của trang trại Vert City, cũng là Chủ tịch Tập đoàn phát triển công nghệ Wanhe nói với cổng thông tin địa phương The Paper: Các camera được thiết kế để nhận ra đặc điểm của từng con dê, bao gồm hành vi, hình dạng cơ thể và các kiểu hoạt động, từ đó dễ dàng phân biệt từng con dê một.

“Máy ảnh cũng có thể nhận ra các triệu chứng của các căn bệnh, bao gồm đau miệng và tiêu chảy. Máy ảnh sử dụng tia hồng ngoại để đo nhiệt độ cơ thể của dê và sẽ cảnh báo cho các bác sĩ thú y trang trại nếu nhiệt độ chúng tăng trên 40 độ C”, Huang thông tin.

Đồng thời, chất lượng chăn nuôi có thể được cải thiện bằng cách phối giống khoa học theo hệ thống nhận dạng khuôn mặt. "Chúng tôi đang làm việc với Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Động vật địa phương trong việc cải thiện chăn nuôi dê trắng", Huang cho biết.

Công nghệ nhận dạng khuôn mặt có thể giúp tránh giao phối cận huyết giữa các con dê, vì hệ thống ghi lại hoạt động sinh sản chúng. Kĩ thuật nhận dạng khuôn mặt cũng có thể cho biết liệu một con dê có mang thai hay không và giúp các bác sĩ thú y chuẩn bị.

Hiện tại, khoảng 1.000 con dê đã được cấy chip để cho phép trí tuệ nhân tạo tìm hiểu về hành vi của chúng cũng như thử nghiệm các mô hình dự đoán trên máy tính, chính quyền tại quận Chongming cho hay.


Hệ thống đang thu thập dữ liệu và tìm hiểu cách xác định xem một con dê có các triệu chứng tiêu chảy hoặc khi đã sẵn sàng để phối giống dựa trên hình ảnh và video. Trong tương lai, Huang cho biết ông hy vọng hệ thống thậm chí có thể đưa ra dự đoán về trọng lượng của từng con dê dựa trên chế độ ăn uống và tốc độ tăng trưởng của chúng.

Công nghệ nhận dạng khuôn mặt cũng có thể giúp giảm tải công việc của nhân viên. Hiện tại, khi không có công nghệ, quản lý và bác sĩ thú y cần phải tuần tra nhiều lần trong ngày để quan sát sức khỏe của những con dê. "Nhưng với công nghệ nhận dạng khuôn mặt, các nhà quản lý có thể nhận được thông tin cập nhật trên điện thoại của họ", Huang nêu ưu điểm.

"Công nhân không phải theo dõi tình trạng dê tại chỗ. Ví dụ, chúng tôi hiện có 11 người quản lý 3.000 con dê. Hệ thống có thể hiển thị thông tin của từng con dê trên màn hình máy tính, bao gồm giới tính, tuổi, trọng lượng, cũng như tình trạng sức khỏe, tiêm phòng và mang thai", Huang bổ sung. "Nhưng với sự hỗ trợ của công nghệ nhận dạng khuôn mặt, trang trại chỉ cần thuê 7 người để quản lý 10.000 con dê".

Trang trại của Huang dự kiến ​​sẽ trở thành trang trại nuôi dê lớn nhất ở miền Đông Trung Quốc sau khi mở rộng và cải tạo trang trại lần thứ ba vào năm 2022.

Công nghệ nhận dạng khuôn mặt được sử dụng thường xuyên ở Trung Quốc để giám sát mọi người tại sân bay, nhận biết vi phạm giao thông và thậm chí truy bắt tội phạm tại các buổi hòa nhạc. Tuy nhiên công nghệ nhận dạng khuôn mặt dành cho động vật vẫn đang ở giai đoạn phát triển ban đầu.

Đầu năm nay, một nhóm nghiên cứu từ Đại học Tây Bắc ở Tây An đã phát triển tính năng nhận dạng khuôn mặt cho khỉ để xác định hàng nghìn con khỉ mũi hếch vàng Tứ Xuyên ở núi Tần Lĩnh thuộc tỉnh Thiểm Tây, miền Trung Trung Quốc.

Công nghệ này trích xuất thông tin về đặc điểm khuôn mặt của con khỉ để xác định danh tính của chúng dựa trên cơ sở dữ liệu về từng cá thể khỉ, Tân Hoa xã đưa tin.

Hiện tại, hệ thống thí nghiệm có thể xác định khoảng 200 con khỉ vàng ở núi Qinling, hỗ trợ các nỗ lực bảo tồn.

 

Bình luận

FAO: Giá lương thực, thực phẩm thế giới giảm trong tháng 4/2022

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) ngày 6/5 thông báo giá lương thực thực phẩm thế giới giảm trong tháng 4/2022 sau khi tăng vọt trong tháng trước đó, dẫn đến giá dầu thực vật và ngũ cốc giảm.

Cần sa đang là cây trồng lợi nhuận thứ 5 ở Mỹ

Với mục đích phục vụ tiêu khiển hiện đã hợp pháp ở 18 bang, cần sa đang là một loại cây hái ra tiền của nông dân và có lợi nhuận chắc chắn tại Mỹ.

Thiếu thức ăn chăn nuôi, Thái Lan hủy lệnh kiểm soát nhập khẩu

Bộ Thương mại Thái Lan vừa đề xuất chính phủ hàng loạt các giải pháp mới nhằm tăng cường nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong thời gian 3 tháng.

Xuất hiện trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm H3N8 đầu tiên trên người

Ủy ban Y tế Trung Quốc xác nhận, lần đầu tiên chủng virus cúm gia cầm H3N8 đã được phát hiện ở người, tại tỉnh Hà Nam, miền Trung nước này.

Vì sao rừng già quan trọng?

Rừng già vừa là điểm nóng sinh thái, vừa cung cấp nước sạch cho con người và là nguồn hút carbon chính giúp chống biến đổi khí hậu.

Giá lương thực tăng vọt có thể để lại hậu quả rất lớn

Một khi không ai có thể biết được cuộc xung đột Nga- Ukraine còn kéo dài bao lâu, các tác động của nó đến phần còn lại của thế giới là sẽ rất nghiêm trọng.

Từ 28/4, Indonesia sẽ cấm xuất khẩu dầu cọ thô và dầu ăn

Bộ Công Thương cho biết, theo tuyên bố của Tổng thổng Indonesia Joko Widodo (Jokowi) vào chiều ngày 24/4/2022, kể từ ngày 28/4/2022 tới đây, nước này sẽ cấm xuất khẩu toàn bộ dầu cọ thô (CPO) và dầu ăn với thời hạn cấm không xác định.

Phân bón truyền thống 'đánh bại' phân bón công nghiệp

Trong cuộc thử nghiệm kiểm tra sức khỏe đất mang tính “đối đầu” giữa phân bón công nghiệp và phân bón truyền thống cho thấy, lối cũ khiến đất đai trở nên màu mỡ hơn.

Đài Loan cấm nhập thuốc trừ sâu chứa hoạt chất chlorpyrifos

Tất cả các sản phẩm thuốc trừ sâu có chứa hoạt chất chlorpyrifos, được cho là gây hại đến hệ thần kinh của trẻ nhỏ sẽ được Đài Loan cấm nhập khẩu và sản xuất.

Các vựa sản xuất lương thực lớn không chỉ lo phân bón

'Hiện vẫn còn quá sớm để đánh giá về thị trường phân bón thế giới ảnh hưởng đến mùa vụ năm nay, nhưng có rất nhiều yếu tố khác khiến nông dân phải lo lắng'.