Trung Quốc tăng cường đổi mới công nghệ khoa học nông nghiệp

Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc vừa công bố chương trình hành động Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-2025) nhằm tăng cường đổi mới công nghệ khoa học nông nghiệp.

b6fdee7f82774f3c8668dcf303255580-090431_777.jpeg

Một chiếc drone (máy bay không người lái) đang làm nhiệm vụ thụ phấn cho cánh đồng mận ở Nanchong, tỉnh Tứ Xuyên phía tây nam Trung Quốc, ngày 22 tháng 2 năm 2021. Ảnh: CGTN

Theo đó, trọng tâm của chương trình đổi mới công nghệ khoa học nông nghiệp bao gồm các chủ đề liên quan đến an ninh lương thực, dinh dưỡng và sức khỏe, bảo tồn đất canh tác, phòng chống và kiểm soát dịch bệnh, phát triển xanh, ứng dụng máy móc nông nghiệp thông minh, nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu biên giới và liên ngành, tài nguyên dữ liệu và phát triển khu vực.

Đến năm 2020, tỷ lệ đóng góp của phát triển công nghệ khoa học nông nghiệp vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã đạt trên 60% và tỷ lệ bao phủ của các giống cây trồng cải tiến đã đạt trên 96%, Tang Huajun, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS) cho biết.

Song song đó, tỷ lệ giống vật nuôi cũng được cải thiện và có thêm nhiều sản phẩm gia súc, gia cầm và thủy sản nội địa hóa đang tăng lên qua từng năm. Ông Tang cho biết thêm, khoa học và công nghệ đã trở thành một trong những động lực quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nông nghiệp của đất nước.

Trong thời gian tới, CAAS sẽ tập trung phát triển các vấn đề nghiên cứu khoa học cơ bản, bao gồm cố định nitơ sinh học, sinh sản vô tính, nghiên cứu cơ chế gây bệnh và lây truyền bệnh trên động vật, và các công nghệ tiên tiến khác như chỉnh sửa gen, sinh học tổng hợp, giám sát dịch hại và cảnh báo sớm.

“Một nhiệm vụ quan trọng nữa của chương trình đổi mới công nghệ khoa học nông nghiệp cũng sẽ được tập trung nguồn lực để phát triển là chọn tạo các loại cây ngũ cốc có năng suất và chất lượng cao nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia”, ông Tang nói.

Bình luận

Vải thiều không hạt ở Trung Quốc

Các chuyên gia về vải và nhãn tại Học viện Khoa học Nông nghiệp Nhiệt đới Trung Quốc cho biết, họ đã giải được bài toán hóc búa: tạo ra trái vải thiều không hạt.

Biến váng đậu phụ bỏ đi thành rượu đắt tiền

Các nhà khoa học Singapore đã ủ váng đậu nành trong quá trình sản xuất đậu phụ bị bỏ đi thành rượu đắt tiền. Hiện một chai 500 ml được bán với giá 26 euro.

Lúa lai lại đạt năng suất kỷ lục ở Tam Á

Cơ sở sản xuất thực nghiệm lúa lai ở Tam Á, Trung Quốc đã cho năng suất 910 kg/ mu (0,067 ha), theo ước tính của các chuyên gia ngay tại ruộng hôm 6/5.

Đến lượt lúa gạo được tăng cường dinh dưỡng

Sau thành công đối với ngô có 90% hàm lượng protein là sữa tách béo và đậu, các nhà khoa học đang thúc đẩy việc sản xuất lúa gạo giàu dưỡng chất sinh học.

Chuyển đổi số làm thay đổi nông nghiệp Nhật Bản

Tại Nhật Bản, phần lớn đồng bằng nông nghiệp trước đây đã dần được đưa vào phát triển đô thị trong khi các sườn núi lại quá dốc để tiến hành canh tác.

Một tương lai không có phân bón tổng hợp?

Áp lực từ chi phí sản xuất tăng mạnh, tính khả dụng, và các vấn đề môi trường đang tiếp tục đẩy phân bón tổng hợp vào một tương lai phức tạp. Nhưng…

Phát minh ra siêu cây biến đổi gen chống biến đổi khí hậu

Khởi nghiệp công nghệ sinh học ở Mỹ đã nghiên cứu thành công một loại cây chống biến đổi khí hậu, có thể hấp thụ lượng carbon nhiều hơn 50% so với cây bình thường.

Trang trại nuôi cá tầm lấy trứng đầu tiên ở xứ nóng

Sản phẩm trứng cá tầm thu được từ trang trại ở Hua Hin được đưa về tiêu thụ tại nhà hàng sang trọng ở thủ đô Bangkok, mỗi hộp có giá lên tới gần 1.000USD.

Chỉnh sửa gen giúp tăng đáng kể năng suất ngô, lúa

Những sản phẩm ngô chỉnh sửa gen có khả năng làm tăng năng suất đáng kể vừa được xin cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học ở Trung Quốc.

Vô tiền khoáng hậu: Thịt làm từ không khí

San Mateo, công ty khởi nghiệp có trụ sở ở California (Mỹ) tạo ra một loại 'thịt' làm từ không khí, trong nỗ lực cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.