Úc 'săn trộm' lao động nông nghiệp của New Zealand
Hỗ trợ và ‘săn trộm’ nhân công đang trở nên phổ biến trong lĩnh vực nông nghiệp khi nông dân tuyệt vọng tìm kiếm lao động nhập cư cho mùa cao điểm.
Chủ tịch Hiệp hội nông dân liên bang Southland (New Zealand), Jason Herrick, cho biết nạn "săn trộm" lao động diễn ra trong toàn ngành nông nghiệp. Ảnh: Stuff.
Chính phủ Úc hiện cung cấp hỗ trợ tái định cư lên tới 2.000 USD cho người New Zealand và những người có thị thực lao động hợp lệ làm việc tại các trang trại. Ở Victoria, khoản hỗ trợ lên tới 2.430 USD cho tám tuần làm việc.
Chủ tịch Hiệp hội nông dân liên bang Southland (New Zealand), Jason Herrick, cho biết những ưu đãi này cùng với con đường đoàn tụ gia đình nhanh hơn đã khiến những người nông dân nhập cư rời New Zealand tới Úc hoặc Canada.
“Không thể trách Úc vì họ đã nắm bắt cơ hội ngay khi bong bóng du lịch mở ra. Công nhân ở New Zealand có thể nghỉ việc và bắt đầu [làm việc tại Úc] ba hoặc bốn ngày sau đó”.
Jason Herrick nói đã biết về hai công nhân sữa nhập cư Southland trong tuần qua rời đi tới Canada hoặc Úc, và con số này đang tăng lên trong tuần.
“Tôi luôn nghe thấy tin tức về chuyện này. Nhiều người ra đi, mọi thời điểm", Herrick thông tin.
Leonie Falconer, người vắt sữa theo hợp đồng cho Waikaka cho biết cô và chồng đã quảng cáo tìm lao động phụ tá trang trại nói chung từ tháng 4 và chỉ mới tìm được một công nhân.
Cô cũng tuyển dụng chị gái của mình, thường làm công việc kỹ thuật viên về thú y, để có đủ nhân sự trong mùa cao điểm gia súc sinh sản.
Cô cho biết đã có nhiều lần kể từ tháng 4, họ bắt đầu tìm kiếm công nhân mới, nhưng không thành công do những khó khăn về xét nghiệm ma túy hoặc công nhân không đủ giấy phép làm việc tại nông trại.
Sự thiếu hụt có nghĩa là chồng cô và một công nhân hiện tại của họ phải làm việc nhiều giờ hơn và không có thời gian nghỉ.
"Tôi biết, với chồng tôi, những ngày nghỉ của anh ấy không còn là ngày nghỉ. Chồng tôi vẫn phải đi ra ngoài và làm việc", Falconer chia sẻ.
Một vấn đề khác đối với họ, đó là nạn "săn trộm" công nhân giữa các trang trại, "chúng tôi buộc phải trả mức lương cao hơn", cô nói.
“Nhân viên ngày càng đòi hỏi nhiều tiền lương hơn và đó là một vấn đề rất lớn, đặc biệt là đối với những người vắt sữa theo hợp đồng hoặc mang sữa đi phân phối. Điều đó đã ảnh hưởng đến chúng tôi ngay trong năm nay”.
Đồng tình với Falconer, Herrick cho biết việc "săn trộm" lao động đang diễn ra trong toàn ngành nông nghiệp.
“Mọi người đang 'săn trộm' nhân viên của nhau. Tình hình ngày càng trở nên tệ hại", ông nói.
Cuộc khảo sát niềm tin mới nhất của nông trại New Zealand được công bố hôm 9/8 cho thấy gần một nửa trong số 1.422 nông dân được khảo sát vào tháng 7 gặp khó khăn trong việc tuyển dụng nhân công có kỹ năng, tăng 13 % so với 35 % nông dân cho rằng lực lượng lao động thiếu hụt trong tháng 1.
Một cuộc khảo sát do Dairy NZ và Federated Farm thực hiện hồi đầu năm cho thấy thiếu khoảng 49% nông dân chăn nuôi bò sữa, trong đó gần 25% vị trí không thể lấp chỗ trống trong hơn sáu tháng.
Tổng giám đốc chịu trách nhiệm mảng sữa của DairyNZ là Jenny Cameron cho biết các chủ trang trại ở Southland cũng phải tham gia làm việc, nhiều thanh thiếu niên được huy động về hỗ trợ cho gia đình ở nông trại. Chưa hết, các trang trại phải lập ra danh sách bán thời gian và lịch vắt sữa thay thế sau giờ học với hy vọng tìm được người làm kiểu cuốn chiếu.
Bà Cameron lo ngại về sự căng thẳng của tình trạng thiếu lao động đối với những người nông dân đang chịu đựng chồng chất các quy định mới về môi trường.
Cuộc khảo sát "View from the cow shed" (Nhìn từ phía chuồng bò) do DairyNZ thực hiện cho thấy căng thẳng tinh thần của những người nông dân là rất lớn và đã tăng lên kể từ thời điểm này năm ngoái.
Cameron nghĩ rằng chưa thể giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động ngay lập tức.
Herrick đồng ý và bổ sung, "New Zealand khó có thể cung cấp các ưu đãi tương tự như Úc quảng cáo vì sự chờ đợi ở khu cách ly đã ngăn cản người lao động nhập cảnh".
Ông cho rằng chính phủ New Zealand cần lắng nghe các cử tri đại diện nông nghiệp nói về vấn đề nhập cư.
"Người New Zeland không muốn làm việc quá xa về phía nam, Southland đang phải trải qua gánh nặng của việc mất lao động nhập cư", Herrick phân tích.
Ông dự đoán ở Soutland chỉ có 2.000 trong số 4.000 công nhân nông nghiệp trên toàn quốc, nhưng thực tế con số này có thể ít hơn nhiều.
FAO: Giá lương thực, thực phẩm thế giới giảm trong tháng 4/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) ngày 6/5 thông báo giá lương thực thực phẩm thế giới giảm trong tháng 4/2022 sau khi tăng vọt trong tháng trước đó, dẫn đến giá dầu thực vật và ngũ cốc giảm.
Cần sa đang là cây trồng lợi nhuận thứ 5 ở Mỹ
Với mục đích phục vụ tiêu khiển hiện đã hợp pháp ở 18 bang, cần sa đang là một loại cây hái ra tiền của nông dân và có lợi nhuận chắc chắn tại Mỹ.
Thiếu thức ăn chăn nuôi, Thái Lan hủy lệnh kiểm soát nhập khẩu
Bộ Thương mại Thái Lan vừa đề xuất chính phủ hàng loạt các giải pháp mới nhằm tăng cường nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong thời gian 3 tháng.
Xuất hiện trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm H3N8 đầu tiên trên người
Ủy ban Y tế Trung Quốc xác nhận, lần đầu tiên chủng virus cúm gia cầm H3N8 đã được phát hiện ở người, tại tỉnh Hà Nam, miền Trung nước này.
Vì sao rừng già quan trọng?
Rừng già vừa là điểm nóng sinh thái, vừa cung cấp nước sạch cho con người và là nguồn hút carbon chính giúp chống biến đổi khí hậu.
Giá lương thực tăng vọt có thể để lại hậu quả rất lớn
Một khi không ai có thể biết được cuộc xung đột Nga- Ukraine còn kéo dài bao lâu, các tác động của nó đến phần còn lại của thế giới là sẽ rất nghiêm trọng.
Từ 28/4, Indonesia sẽ cấm xuất khẩu dầu cọ thô và dầu ăn
Bộ Công Thương cho biết, theo tuyên bố của Tổng thổng Indonesia Joko Widodo (Jokowi) vào chiều ngày 24/4/2022, kể từ ngày 28/4/2022 tới đây, nước này sẽ cấm xuất khẩu toàn bộ dầu cọ thô (CPO) và dầu ăn với thời hạn cấm không xác định.
Phân bón truyền thống 'đánh bại' phân bón công nghiệp
Trong cuộc thử nghiệm kiểm tra sức khỏe đất mang tính “đối đầu” giữa phân bón công nghiệp và phân bón truyền thống cho thấy, lối cũ khiến đất đai trở nên màu mỡ hơn.
Đài Loan cấm nhập thuốc trừ sâu chứa hoạt chất chlorpyrifos
Tất cả các sản phẩm thuốc trừ sâu có chứa hoạt chất chlorpyrifos, được cho là gây hại đến hệ thần kinh của trẻ nhỏ sẽ được Đài Loan cấm nhập khẩu và sản xuất.
Các vựa sản xuất lương thực lớn không chỉ lo phân bón
'Hiện vẫn còn quá sớm để đánh giá về thị trường phân bón thế giới ảnh hưởng đến mùa vụ năm nay, nhưng có rất nhiều yếu tố khác khiến nông dân phải lo lắng'.
Bình luận