Việt Nam chi gần 3 tỷ USD nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

Trong vòng 7 tháng, Việt Nam chi tới 2,93 tỷ USD để nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu và khoảng 3,095 tỷ USD để nhập ngô, đậu tương, lúa mỳ, dầu mỡ động thực vật .

thuc-an-chan-nuoi-6916.jpg

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 7, Việt Nam nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu với giá trị khoảng 476,98 triệu USD (tăng 50,4% so với tháng 7/2020).

Tính đến hết 7 tháng, Việt Nam chi khoảng trên 2,93 tỷ USD, (tăng 37,1% so với cùng kỳ năm 2020) để nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu. Ngoài ra, trong 7 tháng qua, Việt Nam cũng chi 3,095 tỷ USD để nhập ngô, đậu tương, lúa mỳ, dầu mỡ động thực vật .

Argentina là thị trường Việt Nam nhập khẩu thức ăn chăn nuôi lớn nhất. Riêng nhập khẩu từ thị trường này đã chiếm 35,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt 1,03 tỷ USD (tăng 19,6%).

 Theo Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam, thời gian qua ngành chăn nuôi trong nước tăng trưởng mạnh đã đưa Việt Nam trở thành quốc gia đứng số 1 khu vực Đông Nam Á và thứ 10 thế giới về sản lượng thức ăn chăn nuôi, với mức tăng trưởng bình quân 13-15%/năm.

Tuy nhiên, việc sản xuất và tiêu thụ thức ăn chăn nuôi phải phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài (nhập 70-85% nguyên liệu). Đây chính là nguyên nhân đẩy giá thức ăn chăn nuôi trong nước tăng cao mỗi khi giá thức ăn chăn nuôi thế giới biến động mạnh. Ngoài ra, hơn 60% thị phần thức ăn chăn nuôi trong nước đang nằm trong tay các doanh nghiệp FDI.

 Dự báo, nhu cầu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam trong thời gian tới vẫn sẽ tiếp tục tăng, Việt Nam sẽ cần khoảng 28- 30 triệu tấn/năm trong 5 năm tới, trị giá 12-13 tỷ USD với mức tăng trưởng trung bình 11 – 12%/năm.

Các chuyên gia cho rằng, đã đến lúc Việt Nam cần có một chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu thức ăn trong nước một cách căn cơ, bài bản. Trong đó, cần tận dụng nguồn nguyên liệu phụ phẩm các ngành sản xuất, chăn nuôi trong nước như ngành thủy hải sản, ngành công nghiệp chế biến...; đồng thời hoàn thiện chính sách, cơ chế hoạt động của doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi…

Ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết, thời gian qua, giá thức ăn chăn nuôi trong nước liên tục tăng cao, đang vượt quá sức chịu đựng của người chăn nuôi. Từ cuối năm 2020 đến nay, giá thức ăn chăn nuôi tăng từ 30-35%, với trung bình mỗi tháng/lần tăng. Mới đây nhất, vào đầu tháng 8, các doanh nghiệp tiếp tục thông báo điều chỉnh tăng giá bán với mức tăng từ 3-5%.

Theo ông Trọng, với tình hình hiện nay, sắp tới giá thức ăn chăn nuôi khả năng còn tiếp tục tăng.

Nguồn: Theo báo Tiền phong

Bình luận

Tôm rộng đường sang thị trường Trung Quốc

Trong khi nhiều nông sản xuất sang Trung Quốc đang gặp khó do chính sách "Zero Covid" của nước bạn thì xuất khẩu tôm lại tăng rất mạnh.

Đẩy mạnh xuất khẩu trà và cà phê sang thị trường Trung Quốc

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu rất tiềm năng cho nhiều mặt hàng của Việt Nam, trong đó có nhóm hàng đồ uống.

Thủy sản thích ứng tốt với "zero Covid"

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 4 tháng đầu năm xuất khẩu thủy sản ước đạt 3,6 tỉ USD, tăng tới hơn 44,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu hoa tươi Việt Nam bắt đầu có chỗ đứng ở Nhật Bản

Năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hoa tươi của Nhật Bản là 65,3 tỷ yen (tương đương 528 triệu USD) trong đó nhập khẩu hoa tươi từ Việt Nam là 45 triệu USD.

Xuất khẩu nông sản: Bộ Công Thương khuyến cáo điều gì?

Để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, Bộ Công Thương cho rằng cần sớm chuyển xuất khẩu sang chính ngạch, tức là tuân thủ toàn bộ các quy định của nước nhập khẩu.

Hàng trong nước ế ẩm, rau quả nhập khẩu vẫn tăng

Chỉ trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập 562,1 triệu USD rau quả, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu thủy sản tăng mạnh

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thủy sản đạt hơn 1 tỷ USD với mức tăng trưởng 41% so với cùng kỳ năm 2021.

Nông sản Việt mở rộng thị trường xuất khẩu

Trong xu thế phục hồi các ngành kinh tế, xuất khẩu nông sản của Việt Nam tiếp tục cho thấy đà tăng trưởng ấn tượng với mức tăng gần 16% so với 4 tháng đầu năm 2021. Đây cũng là thời điểm, Việt Nam tìm cách mở rộng thị trường, đẩy mạnh việc xuất khẩu.

Thị trường Trung Quốc và Mỹ là động lực chính cho xuất khẩu thuỷ sản quý II

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục mang về trên 1 tỷ USD với mức tăng trưởng mạnh mẽ 41% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU quý I tăng 92,9%

Hiệp định EVFTA đang được các doanh nghiệp tận dụng hiệu quả khi kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU trong Quý I/2022 tăng 92,9%.