Việt Nam chi hơn 3 tỷ USD nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

Trong 8 tháng đầu năm, nhập khẩu các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam tăng mạnh với hơn 3,3 tỷ USD.

thucanchannuoi-8944.jpg

Theo Tổng cục Hải quan, 8 tháng năm 2021, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi đã tăng đột biến, tăng 30,9% so với cùng kỳ năm 2020 với kim ngạch nhập khẩu đạt khoảng 3,33 tỷ USD. Trong đó, Argentina tiếp tục là thị trường cung cấp thức ăn chăn nuôi lớn nhất cho Việt Nam, đạt gần 1,14 tỷ USD (tăng 8,5% so với cùng kỳ 2020) và chiếm 34,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước.

8 tháng qua, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi từ Mỹ đạt 552,39 triệu USD, tăng 67,5% so với cùng kỳ, chiếm 16,6% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Đứng thứ 3 là Brazil với 393,49 triệu USD, tăng 57,4% so với cùng kỳ, chiếm 11,8% trong tổng kim ngạch.

Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi từ thị trường EU trong 8 tháng đầu năm cũng tăng mạnh, với trên 55,9% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 273,21 triệu USD. Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi từ thị trường Đông Nam Á tăng 17%, đạt 244,22 triệu USD.

Ở thị trường trong nước, Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết, từ đầu năm đến nay ngành thức ăn chăn nuôi đã có 8 đợt tăng giá, trung bình mỗi lần tăng từ 3-5% (tăng khoảng 30-35%). Đặc biệt, trong bối cảnh giá nhiều loại gia cầm, gia súc như gà, vịt, lợn….đều giảm mạnh, thức ăn chăn nuôi liên tục tăng giá đang vượt quá sức chịu đựng của người chăn nuôi.

Trước tình hình này, Bộ NN&PTNT cho biết đã có văn bản gửi Chính phủ kiến nghị giảm thuế về ngô, đỗ nhập khẩu, các nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi... Theo Bộ NN&PTNT, hiện Bộ Tài chính cũng đã đề xuất giảm thuế nhập khẩu MFN (đối xử tối huệ quốc) của mặt hàng ngô từ 5% xuống 2%, giảm thuế nhập khẩu của lúa mì xuống 0%, nhằm giảm chi phí sản xuất thức ăn chăn nuôi. Nếu đề xuất trên được thông qua, sẽ tác động tích cực tới việc phục hồi hoạt động chăn nuôi của người dân, đảm bảo cung ứng lương thực dịp cuối năm.

 Năm 2020, kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi của Việt Nam khoảng 3,84 tỷ USD.

Nguồn: Theo báo Tiền phong

Bình luận

Tôm rộng đường sang thị trường Trung Quốc

Trong khi nhiều nông sản xuất sang Trung Quốc đang gặp khó do chính sách "Zero Covid" của nước bạn thì xuất khẩu tôm lại tăng rất mạnh.

Đẩy mạnh xuất khẩu trà và cà phê sang thị trường Trung Quốc

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu rất tiềm năng cho nhiều mặt hàng của Việt Nam, trong đó có nhóm hàng đồ uống.

Thủy sản thích ứng tốt với "zero Covid"

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 4 tháng đầu năm xuất khẩu thủy sản ước đạt 3,6 tỉ USD, tăng tới hơn 44,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu hoa tươi Việt Nam bắt đầu có chỗ đứng ở Nhật Bản

Năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hoa tươi của Nhật Bản là 65,3 tỷ yen (tương đương 528 triệu USD) trong đó nhập khẩu hoa tươi từ Việt Nam là 45 triệu USD.

Xuất khẩu nông sản: Bộ Công Thương khuyến cáo điều gì?

Để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, Bộ Công Thương cho rằng cần sớm chuyển xuất khẩu sang chính ngạch, tức là tuân thủ toàn bộ các quy định của nước nhập khẩu.

Hàng trong nước ế ẩm, rau quả nhập khẩu vẫn tăng

Chỉ trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập 562,1 triệu USD rau quả, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu thủy sản tăng mạnh

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thủy sản đạt hơn 1 tỷ USD với mức tăng trưởng 41% so với cùng kỳ năm 2021.

Nông sản Việt mở rộng thị trường xuất khẩu

Trong xu thế phục hồi các ngành kinh tế, xuất khẩu nông sản của Việt Nam tiếp tục cho thấy đà tăng trưởng ấn tượng với mức tăng gần 16% so với 4 tháng đầu năm 2021. Đây cũng là thời điểm, Việt Nam tìm cách mở rộng thị trường, đẩy mạnh việc xuất khẩu.

Thị trường Trung Quốc và Mỹ là động lực chính cho xuất khẩu thuỷ sản quý II

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục mang về trên 1 tỷ USD với mức tăng trưởng mạnh mẽ 41% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU quý I tăng 92,9%

Hiệp định EVFTA đang được các doanh nghiệp tận dụng hiệu quả khi kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU trong Quý I/2022 tăng 92,9%.