Việt Nam phải nhập gạo, điều, hạt tiêu... con số gây 'choáng'

Năm 2021, kim ngạch nhập khẩu nông sản tăng cao chưa từng có. Đáng nói, những con số về nhập khẩu gạo, hạt điều, tiêu,... còn gây choáng, lần đầu tiên ghi nhận trong lịch sử xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam.

Theo báo cáo của Bộ NN-PTNT, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng nông lâm thuỷ sản 11 tháng năm 2021 ước khoảng 39,2 tỷ USD, tăng 39,0% so với cùng kỳ năm 2020. Đây cũng là năm có giá trị kim ngạch nhập khẩu cao nhất từ trước tới nay.

Trong đó, giá trị nhập khẩu các mặt hàng nông sản chính đạt 24,9 tỷ USD, tăng 54,2%; trừ nhập khẩu nhóm sản phẩm chăn nuôi không tăng, đạt trên 3,1 tỷ USD, còn nhóm hàng thủy sản ước khoảng 1,8 tỷ USD, tăng 11%, nhóm lâm sản chính khoảng 2,88 tỷ USD, tăng 18,6% và nhóm đầu vào sản xuất trên 6,6 tỷ USD, tăng 33,6%.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan nhận định, kim ngạch nhập khẩu nông lâm thuỷ sản năm nay tăng kỷ lục một phần nguyên nhân do giá nguyên liệu các mặt hàng này trên thế giới tăng mạnh.

Trên thực tế, nhiều con số về nhập khẩu các mặt hàng nông sản được công bố trong năm 2021 gây bất ngờ.

Chi 4 tỷ USD, Việt Nam lần đầu nhập siêu hạt điều

Theo Tổng cục Hải quan, từ đầu năm đến giữa tháng 12, Việt Nam đã chi khoảng 4,119 triệu USD để nhập khẩu 2,83 triệu tấn điều thô - con số cao nhất lịch sử sau nhiều năm nước ta xuất nhập khẩu điều.

Đáng nói, với giá trị nhập khẩu điều thô lên tới hơn 4,1 tỷ USD, trong khi xuất khẩu chỉ đạt khoảng 3,5 tỷ USD thì 2021 trở thành năm nhập siêu mặt hàng này. Đây cũng là năm nhập siêu đầu tiên trong hơn 30 năm Việt Nam xuất khẩu điều nhân ra thế giới.

hat-dieu.jpg

 Việt Nam lần đầu nhập siêu hạt điều (ảnh: TL)

Giữa tháng 5 năm nay, Hải quan công bố con số 836.712 tấn, tương ứng khoảng 1,4 tỷ USD nhập khẩu điều từ Campuachia chỉ trong 4 tháng năm 2021 khiến nhiều người bất ngờ. Bởi, so với cùng kỳ năm 2019, năm 2020, số điều nhập từ Campchia lần lượt là 152.000 tấn và 161.000 tấn.

Với số lượng nhập khẩu điều tăng cao bất thường, chính các nhà sản xuất điều ở nước ta cũng thấy “choáng” và thừa nhận doanh nghiệp cũng như Hiệp hội Điều Việt Nam cần phân tích câu chuyện phía sau để có ứng phó hợp lý với thị trường.

Việt Nam nhập gạo Ấn Độ tăng gấp 3.200 lần

Là nước xuất khẩu gạo top đầu thế giới, thông tin nhập khẩu gạo từ Ấn Độ về Việt Nam tăng đột biến cũng gây bất ngờ không kém.

Theo số liệu của Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ, chỉ trong ba tháng năm 2021, xuất khẩu gạo của Ấn Độ sang Việt Nam đã đạt gần 247 nghìn tấn, trị giá 74,8 triệu USD, tăng đột biến hơn 3.250 lần về lượng và tăng gần hơn 554 lần về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Đây là lượng gạo nhiều nhất từ trước đến nay mà Ấn Độ đã xuất khẩu sang Việt Nam.

Trước đó, giai đoạn từ năm 2019 trở về trước, xuất khẩu gạo của Ấn Độ sang Việt Nam chỉ đạt mức khiêm tốn từ 500 tấn cho đến vài nghìn tấn.

Một số chuyên gia trong ngành lúa gạo cho rằng, gạo của Ấn Độ có giá rẻ hơn gạo của Việt Nam. Các doanh nghiệp tranh thủ nhập về để phục vụ nhu cầu chế biến ra các sản phẩm từ gạo và phục vụ nhu cầu chăn nuôi. Thế nên, lượng gạo nhập khẩu mới tăng đột biến.

gao.jpg

Nhập khẩu gạo Ấn Độ tăng cao bất thường (ảnh minh hoạ)

Song, trước con số nhập khẩu tăng bất thường này, Bộ Công Thương lập đoàn công tác, kiểm tra việc thi hành pháp luật về xuất nhập khẩu gạo tại 5 doanh nghiệp liên quan đến nhập khẩu gạo Ấn Độ. 

Nhập khẩu tiêu từ Campuchia tăng 111%

Cũng giống như gạo, Việt Nam là nước có sản lượng và kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu top 1 thế giới. Song, ghi nhận từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), trong 11 tháng năm 2021 nhập khẩu hồ tiêu từ Campuchia tăng 111% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ông Nguyễn Nam Hải, nguyên Chủ tịch VPA, cho biết, sản lượng hồ tiêu ở các tỉnh biên giới Campuchia giáp Việt Nam ước đạt 30.000 tấn/năm, chủ yếu bán sang Việt Nam theo đường tiểu ngạch. Hai năm nay, do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên một lượng hồ tiêu Campuchia chuyển sang xuất khẩu chính ngạch. Các doanh nghiệp của Việt Nam chủ yếu nhập hồ tiêu để chế biến xuất khẩu.

Theo báo cáo của Thương vụ Campuchia tại Việt Nam, hầu hết các loại nông sản của quốc gia này xuất khẩu sang nước ta đều tăng từ 20-400% so với cùng kỳ 2020.

Đơn cử, trong 11 tháng qua, Campuchia xuất khẩu 3,1 triệu tấn thóc sang Việt Nam, tăng hơn 75% so với cùng kỳ năm ngoái; hạt điều xuất sang khoảng 912.000 tấn; ngô hạt trên 134.000 tấn; đậu xanh khoảng 26.000 tấn; đậu tương 66.200 tấn...

Còn báo cáo của Bộ NN-PTNT nêu rõ, vượt xa Trung Quốc, Campuchia trở thành nhà cung cấp nông sản lớn thứ hai cho Việt Nam với kim ngạch đạt 3,3 tỷ USD, chiếm 8,5% thị phần (mặt hàng điều chiếm gần 61,7%), chỉ đứng sau Mỹ.

 

Nguồn: Theo Vietnamnet.vn

Bình luận

Tôm rộng đường sang thị trường Trung Quốc

Trong khi nhiều nông sản xuất sang Trung Quốc đang gặp khó do chính sách "Zero Covid" của nước bạn thì xuất khẩu tôm lại tăng rất mạnh.

Đẩy mạnh xuất khẩu trà và cà phê sang thị trường Trung Quốc

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu rất tiềm năng cho nhiều mặt hàng của Việt Nam, trong đó có nhóm hàng đồ uống.

Thủy sản thích ứng tốt với "zero Covid"

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 4 tháng đầu năm xuất khẩu thủy sản ước đạt 3,6 tỉ USD, tăng tới hơn 44,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu hoa tươi Việt Nam bắt đầu có chỗ đứng ở Nhật Bản

Năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hoa tươi của Nhật Bản là 65,3 tỷ yen (tương đương 528 triệu USD) trong đó nhập khẩu hoa tươi từ Việt Nam là 45 triệu USD.

Xuất khẩu nông sản: Bộ Công Thương khuyến cáo điều gì?

Để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, Bộ Công Thương cho rằng cần sớm chuyển xuất khẩu sang chính ngạch, tức là tuân thủ toàn bộ các quy định của nước nhập khẩu.

Hàng trong nước ế ẩm, rau quả nhập khẩu vẫn tăng

Chỉ trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập 562,1 triệu USD rau quả, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu thủy sản tăng mạnh

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thủy sản đạt hơn 1 tỷ USD với mức tăng trưởng 41% so với cùng kỳ năm 2021.

Nông sản Việt mở rộng thị trường xuất khẩu

Trong xu thế phục hồi các ngành kinh tế, xuất khẩu nông sản của Việt Nam tiếp tục cho thấy đà tăng trưởng ấn tượng với mức tăng gần 16% so với 4 tháng đầu năm 2021. Đây cũng là thời điểm, Việt Nam tìm cách mở rộng thị trường, đẩy mạnh việc xuất khẩu.

Thị trường Trung Quốc và Mỹ là động lực chính cho xuất khẩu thuỷ sản quý II

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục mang về trên 1 tỷ USD với mức tăng trưởng mạnh mẽ 41% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU quý I tăng 92,9%

Hiệp định EVFTA đang được các doanh nghiệp tận dụng hiệu quả khi kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU trong Quý I/2022 tăng 92,9%.