Vùng chè di sản khổng lồ: Rừng chè Shan tuyết gia truyền

Hỏi về cây chè Shan tuyết, Chủ tịch UBND xã Cao Bồ giới thiệu tôi đến gặp ông Đặng Văn Minh, người được ví như 'cây chè già' của núi rừng Tây Côn Lĩnh.

watermark_z3118747372385_45c7f15e574a850518ab0b1f1925ff50-1156_20220118_573-154047.jpeg

Ngôi nhà của ông Minh ở cao nhất, cũng là điểm cuối của xã Cao Bồ. Ảnh: Đào Thanh.

Nối nghiệp chè Shan tuyết
Từ khi ông Đặng Văn Minh lấy vợ, ra ở riêng sáng nào ông cũng dậy sớm, nhóm bếp lửa đun nước pha một ấm chè đặc, nhâm nhi thưởng thức hương chè quê hương rồi mới bắt đầu vào công việc.

Với ông cũng như nhiều người già ở Lùng Tao, hương chè, vị chè Shan tuyết đã ngấm vào từng thớ thịt giúp họ có sức khỏe, thêm sức sống mà sinh tồn với giông bão cuộc đời giống như dễ của cây chè đâm sâu vào lòng đất của đỉnh Tây Côn Lĩnh mà nuôi dưỡng thân, cho đời thức uống hảo hạng dễ gây nghiện.

Nhà của ông Minh ở cao nhất, cũng là điểm cuối của xã Cao Bồ, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Ngôi nhà sàn của ông to và đẹp nhất ở thôn Lùng Tao. Ông Minh năm nay đã 70 tuổi là từng ấy năm ông gắn bó với cây chè. Khi ông lớn lên, cha ông bảo của để dành cả đời ông chỉ là rừng chè chia đều cho 4 anh em trai, mỗi người một khoảnh rừng khoảng 4ha.

Khi chia rừng chè cho các con, cha ông dặn phải biết chăm sóc, giữ gìn vì cây chè giúp nuôi ấm cái bụng, giống như người Dao áo dài luôn biết giữ cho bếp lửa nhà mình được bập bùng đỏ sưởi ấm nếp nhà sàn.

watermark_z3118525512735_7c05e0522366c99b1931cc078a9025c7-1151_20220118_178-154048.jpeg

Vùng chè Shan tuyết cổ thụ của gia đình ông Đặng Văn Minh. Ảnh: Đào Thanh.

Ông Minh neo con, chỉ có mình anh Đặng Văn Dũng. Trước kia ông có 1 đứa con gái, nhưng lên 8 tuổi thì yểu mệnh rồi bỏ ông mà đi. Theo phong tục của người Dao quê ông, người sau khi chết sẽ được hỏa táng. Nhưng đó là người đàn ông khi đã được cấp sắc, người phụ nữ khi đã được có đám dạm hỏi. Còn đứa con gái xấu số của ông mới 8 tuổi chưa có đám dạm hỏi, ông đành mang thi hài của con trôn cất trên ngọn núi nơi có những cây chè già quanh năm vẫn sừng sững ở đó.

Từ ngày đứa con gái ông mất, ông càng thêm yêu thương thằng con trai duy nhất của mình. Ông bảo Dũng lấy vợ sớm để ông sớm có cháu bế, cháu bồng; kịp truyền cho nó bí quyết lấy được búp chè ngon; sao chè được nước, được vị, được hương.

Nghe lời bố, 18 tuổi Dũng đã biết tìm hiểu các cô gái ở bản gần, bản xa. Khi cái nhìn của Dũng với người con gái tên Tráng Thị Phương cùng làng như đám cỏ tranh ngày hanh khô gặp được ngọn lửa thì họ nên vợ, nên chồng. Ngày cưới của Dũng, ông Minh chọn những gói chè ngon nhất được vợ chồng ông cất công lấy về từ những cây chè già nhất cho búp ngon nhất trên dãy rừng già để làm quà biếu thông gia; pha nước mời bà con làng trên, xóm dưới.

watermark_dsc_3076-1157_20220118_778-154050.jpeg

Ông Minh cùng cháu nội giới thiệu sản phẩm chè Shan tuyết của gia đình. Ảnh: Đào Thanh.

Hơn 20 năm lấy nhau, giờ đây vợ chồng Dũng đã có 2 mặt con, đã có 1 đứa cháu nội. Những đứa con anh cũng gắn bó với cây chè Shan tuyết từ những ngày còn tấm bé. Chúng đã bắt đầu biết chăm sóc, hái và chế biến chè. Nhờ cây chè Shan tuyết, kinh tế nhà Dũng dần khám khá, vợ chồng anh mua thêm 2ha những vạt rừng có nhiều cây chè cổ để đến mùa thu hoạch được thêm nhiều tiền.

Anh Dũng bảo: 2 thằng con anh thằng 18 mới lớn; thằng 23 tuổi đã có gia đình nhưng vẫn lo lắm, lo chúng không làm ăn tu chí mà bán đi rừng chè cổ mà đời cụ kị ông cha để lại thì chẳng còn kế sinh nhai mà sống. Như thế Dũng sẽ hổ thẹn với ông bà tổ tiên.

Anh Dũng nói thế cả 2 đứa con anh đều chăm chú lắng nghe. Chúng cũng rất hăng say làm chè. Nếu ông nội hay Dũng bố chúng chỉ biết làm chè sao suốt đơn thuần thì chúng đã biết làm những giống chè đặc sản cao cấp như chè Phổ nhĩ, chè móng rồng, bạch trà, chè ống lam; chúng biết lên mạng bán hàng online mời khách hàng ở tận thành phố Hồ Chí Minh đặt mua vài tạ mỗi vụ chè rộ; giá chè bán lên cả vài triệu đồng/kg.

Bên ánh lửa bập bùng, 4 thế hệ gia đình ông Minh ngồi quây quần cạnh ấm trà nóng hổi, khói nghi ngút thoang thoảng hương. Ông Minh không nói gì, nhưng tỏ vẻ rất hài lòng vì thằng con trai đã trưởng thành. Đã cho ông lên chức cụ từ năm ngoái.

watermark_dsc_3055-1144_20220118_11-154052.jpeg

Ông Đặng Văn Minh cùng các con cháu. Ảnh: Đào Thanh.

Hiện nay, mỗi năm rừng chè cổ thụ của gia đình ông Minh cho thu về hơn 30 tạ chè búp tươi các loại; ngoài ra ông và các con, các cháu ông còn thu mua chè của địa phương khoảng 2 tấn chè búp tươi. Cuối năm 2021 vừa rồi, gia đình ông đã xây dựng được 1 cái xưởng nhỏ để chế biến chè đặc sản; sản phẩm chè của gia đình ông được đóng gói bao bì đẹp mắt và đã có nhiều khách nước ngoài ghé mua.

Ông Đặng Văn Minh bộc bạch: Xét cho cùng thì người dân, nhất lại là người Dao ở vùng sâu, vùng xa trong bản làng quê ông tư duy có tiến bộ đến mấy thì cái nhìn cũng chỉ vượt qua bờ rào nhà mình. Bởi vậy, cây chè dù có quý đến mấy cũng mãi chưa phát triển bứt phá được. Vùng chè cổ cần những người có cái nhìn xa hơn con đường cái, cao như ngọn núi Tây Côn Lĩnh thì cây chè mới hi vọng có đường lớn, chạy bon bon ra khỏi huyện, khỏi tỉnh, ra khỏi lãnh thổ Việt Nam được.

2 anh em ruột nhưng chưa trọn vẹn là anh em
Ông Đặng Văn Minh dẫn tôi đến nhà ông Đặng Văn Tài, người mà ông tâm sự rằng: Đó là em trai ruột của ông nhưng lại không hẳn được trọn vẹn làm em.

watermark_z3118529817651_b3fa56a822c8f32aacbe5bf02073cfc1-1159_20220118_980-154054.jpeg

Chúng tôi đến gia đình ông Đặng Văn Tài, em trai ông Minh trời vẫn mưa nặng hạt. Ảnh: Đào Thanh.

Đầu những năm 60 của thế kỷ trước, cái đói lay lắt kéo về bản. Người Dao áo dài ở Lùng Tao mang xuống tận chợ thị xã bán 3kg chè ngon nhất, hảo hạng nhất mà cũng chỉ đổi được 1kg gạo mọt. Gia đình ông Minh khi ấy có 5 anh em con trai. Không nỡ để cả đàn con nheo nhóc rồi nhìn nhau mà cùng chết đói, cha ông đã bán ông Tài cho người anh em họ xa với giá 30 đồng.

Khi ấy, đứa lớn hơn 10 tuổi là ông Đặng Văn Minh và đứa bé nhất chưa đầy 2 tuổi là ông Đăng Văn Tài (Họ Đặng của ông Tài là họ của gia đình cha nuôi chứ không phải họ Đặng của gia đình ông Minh) cứ nhớ nhau quấn quít. Hằng ngày ông và các em vẫn xuống nhà thăm em Tài.

Sợ ảnh hưởng đến cuộc sống mới, bố ông nhắc nhở, nếu ông cứ tiếp tục làm thế, người ta sẽ mang em Tài cùng gia đình đi khỏi làng khi ấy thì tin tức về em chưa chắc đã biết chứ kể gì đến chuyện nhìn mặt. Kể từ hôm ấy ông không dám xuống nhà của em mình nữa. Nhớ quá chỉ dám tìm mỏm đá hay lùm cây nào đó mà nhìn từ xa, rồi lại lẩn vào rừng rồi theo con đường mòn về nhà.

watermark_z3118527443570_15a7d031b4a253b45a78b36bbfa7e5a9-1201_20220118_85-154055.jpeg

Giống như ông Minh, cây chè Shan tuyết cho gia đình ông Đặng Văn Tài và các hộ dân ở Lùng Tao cuộc sống ấm no. Ảnh: Đào Thanh.

Nhiều năm sau này, khi ông Minh và các em mình đều trưởng thành việc gặp đã không còn lén lút nữa, anh em đã được nhận nhau. Khi được bố ông chia rừng chè cổ cho các con, ông Minh đã nhắc về phần của ông Tài. Nhưng ông Tài không nhận, vì nhà cha mẹ nuôi của ông cũng có 5ha rừng chè Shan tuyết cổ thụ mỗi vụ cho thu khoảng 5 tạ chè búp tươi, với giá bán 50.000 đồng/kg. Rừng chè giúp ông Tài và các con ông đủ no bụng ngày 3 bữa cơm, đủ trang trải cuộc sống và đủ cho ông làm được ngôi nhà sàn to chẳng kém ngôi nhà của người anh trai của mình.

Theo phong tục của người Dao áo dài ở Cao Bồ, khi nhận con nuôi là người được nhận nuôi sẽ vĩnh viên làm ma của nhà bố mẹ nuôi, mang họ của bố mẹ nuôi. Nếu không được cha mẹ nuôi đồng ý cho về nhận cha mẹ đẻ thì sẽ không được nhận. Nhưng ông Tài được cha mẹ nuôi đồng ý cho nhận cha mẹ đẻ, được về dự lễ, tết giỗ chạp.

Trong căn nhà sàn bập bùng ánh lửa hồng, 2 người đàn ông già chụm đầu vào nhau nhỏ to chuyện xưa cũ. Ngoài trời mưa vẫn rơi nặng hạt, từng luồng gió từ cánh rừng già ràn rạt thổi về từng đợt lạnh tê tái. Chỉ còn ít ngày nữa mùa xuân sẽ về, những cây chè cổ thụ lại già thêm 1 tuổi.

Mùa xuân về, tiết trời sẽ ấm lên, khi ấy những mầm chè sẽ trỗi dậy, tách khỏi thân cây nảy trồi, đơm lộc. Khi ấy cũng là mùa chè Shan tuyết rộ nhất trong năm. Mùa chè giúp những gia đình như ông Minh, ông Tài và cả người dân làng Lùng Tao cuộc sống ấm no. Những cơ cực, nhọc nhằn của họ nhờ đó mà dấu dần vào quá khứ.

 

Bình luận

Trồng cà tím Nhật Bản công nghệ cao, lãi nửa tỉ đồng/ha/năm

Mô hình trồng cà tím áp dụng công nghệ cao để xuất khẩu sang Nhật Bản trung bình năng suất khoảng 110 - 120 tấn/ha/năm, cho thu nhập 485 - 540 triệu đồng/ha/năm.

Dừa xiêm, xoài cát làm giàu cho người dân xứ cát

Từ một vùng đất cát bạc màu, hiệu quả thấp, cây dừa xiêm và xoài cát đang dần phủ xanh đất Phù Cát (Bình Định), làm giàu cho nông dân.

Sưu tầm, nhân nuôi giống gà đen bản địa quý của Bắc Kạn

Anh Tú đến từng bản xa xôi ở huyện Chợ Đồn để tìm và chọn lọc những cá thể gà đen có đặc điểm, kiểu hình tốt nhất đem về chăm sóc và nhân giống...

Nam Định: Thành công từ mô hình nuôi cá trắm đen bằng thức ăn công nghiệp

Nhờ kiên trì, chịu khó học hỏi, không chịu lùi bước trước khó khăn, nông dân Trần Thanh Năm, xóm 11, xã Xuân Vinh (Xuân Trường, tỉnh Nam Định) đã thành công với mô hình nuôi cá trắm đen bằng thức ăn công nghiệp.

Nuôi trồng đặc sản, nông dân dễ giàu

Các mô hình nuôi trồng cây, con đặc sản cho thấy, nông sản dễ dàng tìm đầu ra, nông dân dễ làm giàu và luôn có thu nhập ổn định ở mức cao...

Sở hữu giống tre lạ cho măng bốn mùa, lão nông kiếm tiền triệu mỗi ngày

Giống tre ông Cua trồng rất lạ, cho măng quanh năm, kể cả tháng hạn. Tận dụng điểm ưu việt này, ông canh tác măng mùa nghịch, bán được 35.000-40.000 đồng/kg, đút túi tiền triệu mỗi ngày

Khánh Hòa: Từ tay trắng, thành tỷ phú sầu riêng từ vốn vay ngân hàng

Nhiều nông dân huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) từ tay trắng đã trở thành triệu phú, tỷ phú nhờ mạnh dạn sử dụng nguồn vốn của Agribank.

Trên nuôi ếch, dưới nuôi cá rô đồng, cá trê, anh nông dân Hải Dương lãi lớn

Bằng cách thiết kế sàn lưới, cọc tre để nuôi ếch bên trên mặt ao nuôi cá, anh Trần Văn Vinh ở xã Đại Hợp, huyện Tứ Kỳ (tỉnh Hài Dương) đã có nguồn thu hoạch “kép” trên cùng một diện tích ao nuôi thủy sản.

Nông dân Hậu Giang nuôi rắn ri voi trong nhà lầu cho thu nhập cao

Rắn ri voi thường được bà con huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang nơi đây nuôi trong vèo, ao, mương, xô chậu hay bể xi măng. Tuy nhiên gần đây có một hộ dân đã đem loài vật này nuôi trong lồng kính đặt trên tầng 3 ngôi nhà đang ở và mô hình này đã mang lại

Trà Vinh: Nuôi cá bông lau là cá đặc sản có giá trị kinh tế cao

Đó là mô hình nuôi cá bông lau của ông Lâm Văn Binh ở ấp Giồng Bàng, xã Long Vĩnh, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Cá bông lau là một trong những loài cá đặc sản ham bơi lội ở các sông lớn ở ĐBSCL.